Nga áp đảo Ukraine về lực lượng quân sự
Trong tương quan so sánh về sức mạnh, mỗi lính Ukraine phải đối đầu với 8 binh sĩ Nga, trong khi số chiến đấu cơ của Moscow nhiều gấp khoảng 7 lần so với các máy bay mà Kiev hiện có.
Nếu Nga động binh, lực lượng vũ trang Ukraine có thể ứng phó tốt hơn so với Gruzia hồi 2008. Tuy nhiên, quân đội Ukraine bị phân tán, thiếu sẵn sàng chiến đấu và nhiều trang thiết bị còn nằm trong kho lưu trữ. Sự trung thành với chính quyền mới ở Kiev cũng là một dấu hỏi.
Lực lượng vũ trang của Ukraine khá nhỏ, thiếu sự đầu tư và không thể ứng phó nếu tình hình căng thẳng hiện tại leo thang thành chiến tranh
Binh sĩ tinh nhuệ
Binh sĩ, được cho là của Nga, đang đóng quân bên ngoài nhiều căn cứ quân sự của Ukraine ở nước cộng hòa tự trị Crimea. Ảnh: Reuters.
Theo nguồn dữ liệu trực tuyến Europa World, số lượng quân nhân tại ngũ của Nga năm 2012 là 845.000 người. Trong khi đó, con số này ở Ukraine chỉ là 130.000.
Nga đang có khoảng 150.000 binh sĩ tại các khu quân sự ở khu vực giáp với phía đông Ukraine. Moscow có thể điều động lực lượng đặc chủng như Sư đoàn không vận 7 có căn cứ tại thành phố Novorossiysk hay nhiều nhóm đặc nhiệm. Ngoài ra, Nga còn có khả năng huy động binh sĩ tinh nhuệ của Bộ Nội vụ, đơn vị được huấn luyện tác chiến và có trang bị phù hợp để ứng phó với tình huống như hiện tại.
Tương quan lực lượng giữa Nga và Ukraine. Đồ họa: IISS/BBC.
Ukraine được thừa hưởng một số lượng đáng kể các loại vũ khí sau khi Liên Xô tan rã. Do đó, quân đội Ukraine được xem là hình ảnh phản chiếu nhỏ hơn của quân đội Nga, với trang bị tương tự, nhưng Kiev không có nguồn vốn để hiện đại hóa vũ khí trong những thập kỷ sau đó.
Video đang HOT
Ngân sách quốc phòng của Nga trong năm 2012 là 78 tỷ USD, vượt xa con số 1,6 tỷ USD của Ukraine, tạp chí quốc phòng Jane’s Defence Weekly cho hay.
Tháng 6/2011, một chuyên gia quân sự đã dự đoán rằng quân đội Ukraine sẽ trở nên “vô nghĩa” chỉ trong vòng 10 năm nếu quốc gia này không thay đổi cách đầu tư cho quốc phòng.
Tờ Nezavisimaya Gazeta dẫn lời Valentin Badrak, một giám đốc điều hành của Trung tâm Quân đội, Chuyển đổi và Nghiên cứu giải trừ quân bị Ukraine (CACDS), cho biết chương trình phát triển Lực lượng vũ trang Ukraine (UAF) đang “ở con số 0″.
Ukraine có kinh nghiệm nhưng còn ít và hạn chế khi tham gia các hoạt động của NATO. Cơ cấu quân đội của quốc gia này đã được hiện đại hóa đến một mức độ nhất định nhưng vẫn còn thiếu sự sắc bén bởi trang thiết bị ít được bảo dưỡng hoặc chỉ xếp xó.
Ukraine còn phải tự đảm bảo an toàn cho chính mình. Dù là một quốc gia đối tác của NATO nhưng Ukraine chưa nhận được sự cam kết đảm bảo an toàn nào từ khối này.
Trong khi đó, Nga ngay từ đầu đã ở vị trí lãnh đạo, có ảnh hưởng lớn tới Crimea, bán đảo phía nam Ukraine. Việc triển khai binh sĩ của Nga càng khiến quy mô quân sự Ukraine ở đây trở nên nhỏ bé.
Lực lượng tiếp viện
Theo CIA World Factbook, Ukraine hiện có 15,7 triệu người trong độ tuổi từ 16 đến 49 có thể tham gia nghĩa vụ quân sự. Con số này ở Nga là 45,6 triệu người.
Những con số này được Bộ trưởng Quốc phòng tạm quyền Ukraine Ihor Tenyuh lưu tâm. Trong phiên họp quốc hội hôm 2/3, ông Tenyuh nói rằng Ukraine không có đủ sức để chống lại Nga và kêu gọi sử dụng biện pháp ngoại giao để giải quyết khủng hoảng hiện tại.
Khu vực Nga đóng quân ở bán đảo Crimea theo thỏa thuận năm 2010. Thỏa thuận này cho phép Nga có thể đóng 161 máy bay tại căn cứ không quân ở Kacha và Gvardeyskaya, 388 tàu trên vùng biển của Ukraine và 25.000 binh sĩ cùng với thủy thủ tại thành phố Sevastopol và Feodosia. Đồ họa: RIA Novosti/BBC.
Dù Hạm đội Biển Đen có vẻ đã lỗi thời, căn cứ quân sự của Nga ở Crimea có thể cung cấp nhân lực đầy đủ để có thể giành quyền kiểm soát các căn cứ chính, phong tỏa đơn vị quân sự của Ukraine trong căn cứ của họ. Moscow vẫn đang xem xét lựa chọn gửi thêm nhiều đơn vị tiếp viện hơn nếu chiến tranh thực sự nổ ra.
Cho đến nay, phần lớn các hoạt động quân sự được cho là của Nga đều không gây đổ máu. Họ chỉ phải đối mặt với sự chống cự thụ động và yếu ớt từ các đơn vị quân đội Ukraine.
Giai đoạn quân sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng hiện tại đang dần kết thúc. Tuy nhiên, nếu quân đội Nga di chuyển vào phía đông Ukraine, điều này có thể thúc đẩy căn thẳng leo thang lên mức mới. Nó không đến mức làm xảy ra một cuộc chiến tranh cơ giới quy mô, dù một số đơn vị quân đội của Ukraine sẽ chiến đấu. Nhưng nguy hiểm hơn là một động thái như vậy có thể khiến các cuộc giao tranh giữa những nhóm người ủng hộ và phản đối Nga xảy ra.
Theo VNE
Hạm đội Hắc Hải ra tối hậu cho Ukraine: Không đầu hàng sẽ tấn công
Hạm đội Hắc Hải của Nga đã ra tối hậu thư cho lực lượng Ukraine ở khu tự trị Crimea phải đầu hàng trước 10 giờ sáng ngày mai 4.3 (giờ Việt Nam) nếu không sẽ đối mặt với một cuộc tấn công quân sự, hãng tin Interfax (Nga) dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết.
Tàu chiến của Nga đóng ở Crimea - Ảnh: Reuters
Interfax cho biết Tư lệnh Hạm đội Hắc Hải Alexander Vitko đã đưa ra tối hậu thư trên.
"Nếu họ không đầu hàng trước 5 giờ sáng ngày 4.3 (giờ địa phương; tức 10 giờ sáng, giờ VN), một cuộc tấn công nhắm vào tất cả đơn vị lực lượng vũ trang khắp Crimea sẽ bắt đầu", Interfax dẫn lời nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ukraine.
Khu tự trị Crimea là nơi đóng quân của Hạm đội Hắc Hải.
Lực lượng biên phòng Ukraine cho biết máy bay quân sự và binh sĩ Nga đã đổ vào khu tự trị Crimea của Ukraine vào ngày 3.3.
Lực lượng biên phòng Ukraine cho biết trong vòng 24 giờ qua, 10 trực thăng chiến đấu và 8 máy bay vận tải quân sự Nga đã hạ cánh xuống khu tự trị Crimea thuộc Ukraine, theo AFP.
Trong khi đó, kể từ ngày 1.3, có 4 tàu chiến Nga hiện diện tại cảng thành phố Sevastopol, Crimea, nơi có căn cứ đóng quân của Hạm đội Bắc Hải của Nga, theo Reuters.
Một người phát ngôn không nêu tên của lực lượng biên phòng Ukraine ngày 3.3 cho hay quân Nga còn chặn dịch vụ điện thoại di động tại một số khu vực ở Crimea, theo Reuters.
Người phát ngôn này cho biết thêm nhiều xe thiết giáp tập trung tại một bến phà ở phía Nga tại eo biển Kerch, nơi chia cắt phía đông bán đảo Crimea và phía tây bán đảo Taman của Nga. Eo biển Kerch rộng 4,5 km và chỗ có độ sâu nhất là 18 m.
"Những chiếc xe thiết giáp xuất hiện phía bên kia eo biển Kerch. Chúng tôi không thể dự đoán liệu rằng chúng sẽ được đưa lên phà hay không", vị phát ngôn trên cho Reuters biết, nhưng không nêu rõ có bao nhiêu xe thiết giáp.
Hiện Bộ Quốc phòng Nga vẫn chưa có bình luận gì về động thái này, theo Reuters.
Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel vào ngày 2.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định công dân Nga và cộng đồng nói tiếng Nga ở Ukraine đối mặt với những mối đe dọa từ những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoạn, buộc Nga phải can thiệp vào Ukraine.
Khu tự trị Crimea nằm trên bán đảo Crimea, miền nam Ukraine, có dân số đa phần là người nói tiếng Nga.
AFP và báo đài thế giới cho rằng khu tự trị Crimea là nơi duy nhất ở Ukraine hiện có thể chế là một Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine.
Theo AFP, Crimea thuộc về Nga từ thế kỷ 18 cho đến năm 1954, khi đó Crimea được nhập về Ukraine (lúc đó thuộc Liên Xô) như một "món quà". Ukraine tuyên bố độc lập sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.
Theo TNO
Nga sẽ dùng chiến thuật gì nếu đánh Ukraine? Các chuyên gia quân sự quốc tế nhận định rằng nếu đánh Ukraine, Nga sẽ nhắm vào khu tự trị Crimea và khu vực miền đông của Ukraine và lực lượng vũ trang Ukraine tỏ ra "yếu ớt so với Nga" nếu định giành lại Crimea. Bản đồ khu tự trị Crimea với căn cứ không quân và căn cứ hải quân của...