Nga áp đảo hỏa lực, Ukraine tung thêm lực lượng vào chiến trường
Nga đang chiếm ưu thế ở mặt trận miền Đông Ukraine nhờ áp đảo về hỏa lực. Do vậy, Kiev đã tìm cách bổ sung lực lượng, đồng thời kêu gọi phương Tây cấp thêm vũ khí.
Một máy bay Su-25 của Ukraine (Ảnh: Defense News).
Xung đột giữa Nga và Ukraine hiện tập trung ở mặt trận Donbass, miền Đông Ukraine. Moscow được đánh giá chiếm ưu thế hơn nhờ áp đảo về hỏa lực. Cơ quan tình báo của Bộ Quốc phòng Anh nhận định, Nga đang điều chỉnh chiến thuật, tung hỏa lực áp đảo trước các lực lượng Ukraine để đánh bật họ ra khỏi các vùng lãnh thổ ở Donbass.
Theo ước tính của giới chức Ukraine, số lượng hỏa lực của Nga gấp 10-15 lần số hỏa lực mà nước này hiện có. Mikhail Podolyak, một cố vấn của Tổng thống Ukraine, cho biết quân đội nước này cần phương Tây viện trợ thêm khoảng 300 hệ thống pháo phản lực phóng loạt để có thể ngăn đà tiến công của Nga. Mặc dù các nước phương Tây liên tục cam kết cấp vũ khí cho Kiev, nhưng đến nay, số lượng hệ thống pháo phản lực mà Ukraine nhận được rất hạn chế.
Video đang HOT
Trong một nỗ lực nhằm tăng viện cho chiến trường, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký luật thông qua việc điều động các quân nhân thuộc Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ của Ukraine tới các khu vực chiến đấu. Trước đó, các đơn vị của Lực lượng phòng vệ lãnh thổ Ukraine chỉ thực hiện các nhiệm vụ trong khu vực của mình. Với sắc lệnh mới, lực lượng này có thể triển khai trên khắp đất nước, không chỉ tại những khu vực giao tranh hiện tại mà cả những khu vực Ukraine coi là lãnh thổ bị chiếm đóng. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov từng nói rằng, nước này phải tăng số lượng quân nhân trực tiếp tham gia chiến đấu lên 1 triệu người.
Trong khi đó, chiến sự vẫn diễn ra ác liệt trong ngày hôm nay. Hãng tin TASS ngày 12/6 dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, hệ thống phòng không và máy bay chiến đấu của nước này đã bắn rơi 3 máy bay chiến đấu Su-25 của Ukraine chỉ trong vòng 1 ngày.
“Các hệ thống phòng không của Nga đã bắn rơi 1 chiếc Su-25 của Ukraine ở Dolgenkoye, cùng Kharkov. Máy bay chiến đấu của Nga cũng bắn rơi 2 chiếc Su-25 nữa ở quận Raygorodok và Cherkasskoye thuộc cùng Donetsk”, ông Konashenkov nói.
Ông cho biết, các đơn vị chiến thuật của Nga cũng tấn công 3 trung tâm chỉ huy, 25 khu vực tập trung binh sĩ và trang thiết bị của quân đội Ukraine.
Cùng ngày, Moscow thông báo, tên lửa Kalibr của họ phóng từ biển đã phá hủy kho vũ khí chống tăng, vũ khí phòng không và đạn pháo phương Tây cấp cho Kiev ở tỉnh Ternopil, miền Tây Ukraine. Thống đốc tỉnh Ternopil Volodymyr Trush xác nhận, 4 tên lửa hành trình của Nga đã bắn trúng thành phố Chortkiv khiến 1 cơ sở quân sự và 4 tòa chung cư bị hư hại.
Kể từ khi mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine hồi cuối tháng 2, Nga đã phá hủy tổng cộng 201 máy bay quân sự, 130 trực thăng, gần 1.200 thiết bị không người lái, hơn 3.500 xe bọc thép cùng hơn 500 bệ phóng rocket.
Tổng thống Belarus lo ngại Ba Lan và NATO âm mưu chia cắt Ukraine
Ngày 23/5, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết ông lo ngại về các động thái của phương Tây nhằm chia cắt Ukraine.
Tổng thống Nga (trái) và Tổng thống Belarus. Ảnh: Sputnik
Theo hãng tin Reuters, ông Lukashenko nhận định trong cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin: "Điều khiến chúng tôi lo lắng là Ba Lan và NATO sẵn sàng giúp đánh chiếm miền Tây Ukraine như trước năm 1939". Ông Lukashenko không đưa ra bằng chứng nào cho những khẳng định của mình.
Trước đây, Nga đã từng cho rằng Ba Lan tìm cách thiết lập quyền kiểm soát đối với các vùng đất lịch sử của Ba Lan ở Ukraine. Tuyên bố này bị Ba Lan phủ nhận, coi đây là thông tin sai lệch.
Ba Lan là một trong những nước ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất kể từ sau khi nổ ra xung đột Nga/Ukraine, gửi vũ khí qua biên giới và tiếp nhận hơn 3 triệu người tị nạn Ukraine.
Hồi tháng 3, Belarus cho biết các lực lượng vũ trang của mình không tham gia hoạt động quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, nhưng Belarus đã hỗ trợ hàng nghìn binh sĩ Nga vào Ukraine ngày 24/2.
Không chỉ trừng phạt Nga, nhiều quốc gia phương Tây đã trừng phạt cả Belarus, khiến nước này có thể thiệt hại hàng chục tỷ USD mỗi năm do hoạt động xuất khẩu hàng hóa bị cản trở.
Hãng thông tấn Belta của Belarus dẫn lời Thủ tướng Roman Golovchenko ngày 15/5 nhấn mạnh: "Trên thực tế, tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Belarus sang các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Bắc Mỹ đã bị phong tỏa do các biện pháp trừng phạt. Ước tính, tổng số tiền khoảng 16-18 tỷ USD mỗi năm". Thủ tướng Golovchenko cho rằng các biện pháp trừng phạt này không chỉ là công cụ để gây áp lực mà còn được sử dụng với mục đích khác - kìm hãm kinh tế để buộc Belarus phải tuân theo những yêu cầu và điều kiện nhất định.
Phương Tây đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt nhằm vào các cá nhân và thực thể của Belarus kể từ sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2, khi cho rằng Minsk hỗ trợ Moskva trong chiến dịch này.
Năm ngoái, Belarus cũng phải hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt nghiêm ngặt của phương Tây sau khi nước này buộc một máy bay chở khách của hãng hàng không Ryanair (Ireland) đang trên hành trình từ Athens (Hy Lạp) đến Vilnius (Litva) phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay ở Minsk để kiểm tra an ninh và sau đó bắt giữ một nhân vật bị cáo buộc vi phạm luật pháp Belarus.
Châu Âu dùng tàu hỏa để 'giải cứu' ngũ cốc Ukraine Chiếc tàu hỏa chở theo 2.000 tấn ngô Ukraine đã đến lãnh thổ Áo ngày 6/5. Đây là một phần trong nỗ lực của châu Âu để giảm thiểu tình trạng gián đoạn nguồn cung lúa mì, ngô và nhiều loại ngũ cốc từ Ukraine đến châu Phi, Trung Đông và châu Á. Quốc kỳ Ukraine và Áo được sơn lên toa tàu...