Nga-Ấn nhất trí bản thiết kế tiêm kích tàng hình FGFA
Sau nhiều bế tắc, Nga và Ấn Độ vừa chính thức nhất trí thiết kế sơ bộ tiêm kích tàng hình FGFA.
Thông tin trên vừa được Tạp chí Janes dẫn lại nguồn tin từ truyền thông Nga. Theo đó, hai hãng chế tạo máy bay Sukhoi của Nga và Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ đã nhất trí thiết kế ban đầu tiêm kích tàng hình FGFA.
Mặc dù cả hai phía không tiết lộ rõ nhiều chi tiết về FGFA nhưng phía Ấn Độ úp mở rằng có thể FGFA sẽ được thiết kế 2 chỗ ngồi, chứ không phải 1 chỗ ngồi như tiêm kích Sukhoi T-50 PAK-FA.
“Hiện tại, Ấn Độ đề nghị phiên bản tiêm kích thế hệ thứ 5 của Ấn Độ sẽ được thiết kế dành cho 2 phi công”, ông Andrey Marshankin, Giám đốc khu vực phụ trách hợp tác quốc tế tại Công ty sản xuất máy bay Nga-Ấn Độ, cho biết. Dù rằng, ông Marshankin không khẳng định rõ về chi tiết này sẽ dành cho thiết kế của FGFA đã được nhất trí.
Hình ảnh không rõ nguồn gốc về tiêm kích tàng hình FGFA 2 chỗ ngồi trên bầu trời.
Video đang HOT
Một số nguồn tin phỏng đoán rằng, yêu cầu từ phía Không quân Ấn Độ (IAF) đối với việc phát triển phiên bản tiêm kích tàng hình FGFA 2 chỗ ngồi là nguyên do dẫn tới phía Nga yêu cầu chính phủ Ấn Độ phải chi tới 1 tỷ USD chi phí để phát triển và kéo dài thời gian. Do vậy, tại triển lãm Hàng không ở Ấn Độ năm 2013, mẫu FGFA mới chỉ dừng lại ở phiên bản 1 chỗ ngồi. Điều này cũng được cho là nguyên nhân dẫn tới hai phía chưa đạt được sự thống nhất thiết kế trong một thời gian dài.
Hiện IAF đang lên kế hoạch triển khai khoảng 130-145 chiếc FGFA, giảm hơn so với số lượng 220 chiếc ban đầu. Dự kiến, FGFA sẽ được sản xuất vào năm 2020.
Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 FGFA là một trong hai dự án hợp tác phát triển máy bay đang được tiến hành giữa Nga và Ấn Độ. Ngoài FGFA, hai nước còn có dự án phát triển máy bay vận tải đa năng (MTA). Cả hai dự án này đều trải qua những trì hoãn và thay đổi giá do những thay đổi về yêu cầu cũng như các vấn đề kỹ thuật cần phải được khắc phục.
Cuối năm 2014, IAF đã bày tỏ quan ngại về những vấn đề kỹ thuật từ phía Nga và trì hoãn chương trình gây tổn thật khoảng 10.5 triệu USD cho dự án FGFA, ảnh hưởng lớn tới kế hoạch sản xuất và phát triển máy bay. Do thế, việc Nga và Ấn Độ đi tới nhất trí thiết kế sơ bộ về FGFA, sẽ tạo bước tiến để chuyển sang giai đoạn thiết kế chi tiết. Đây được xem là một động thái lớn cứu cánh cho cả hai bên.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Báo Nga: Không quân Việt nam sẽ hiện đại hóa với các máy bay Sukhoi
Chuyên gia Nga nói: "Rõ ràng là Việt Nam đã lựa chọn máy bay chiến đấu "Su" do thực tế rằng loại máy bay hoàn hảo này có thể giúp đất nước đạt được mục tiêu ngày hôm nay là bảo vệ lợi ích quốc gia".
Không quân Việt Nam trong những năm qua được trang bị các loại máy bay của Liên Xô và Nga.
Máy bay chiến đấu nổi tiếng nhất là "MiG". Trong chiến tranh, phi công Việt Nam dùng MiG bắn rơi 350 máy bay Mỹ. Phi công Nguyễn Văn Cốc bắn rơi 8 chiếc, còn Phạm Tuân bắn hạ "bay pháo đài" B-52, sau đó trở thành phi hành gia vũ trụ đầu tiên của Việt Nam.
Bây giờ Không quân Việt Nam lựa chọn máy bay chiến đấu "Su-30MK2 của Nga. Theo hai hợp đồng đã thực hiện, quân đội Việt Nam đã nhận được 20 máy bay như vậy. Nga đã chuyển giao cho phía Việt Nam 2 chiếc đầu tiên trong số 12 chiếc máy bay của hợp đồng thứ ba.
Một chiếc máy bay Su-30MK2 của Không quân Việt Nam.
Các thời điểm khác nhau đặt ra những nhiệm vụ và các giải pháp khác nhau. Người đứng đầu Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới Igor Korotchenko cho biết:
"Máy bay "Su" và "MiG" có các thông số kỹ thuật khác nhau. MiG là máy bay chiến đấu chiến thuật nhẹ, còn "Su" là máy bay chiến đấu hạng nặng. Nó được trang bị tên lửa và bom mạnh hơn, có bán kính chiến sự lớn hơn. Ngoài vũ khí thông thường, máy bay này được trang bị tên lửa chống hạm có thể giải quyết nhiệm vụ đánh trúng mục tiêu trên biển. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường tranh chấp biển đảo và vùng thềm lục địa. Rõ ràng là Việt Nam đã lựa chọn máy bay chiến đấu "Su" do thực tế rằng loại máy bay hoàn hảo này có thể giúp đất nước đạt được mục tiêu ngày hôm nay là bảo vệ lợi ích quốc gia."
Theo chuyên gia quân sự Nga, "Su-30MK2 là máy bay chiến đấu đa năng, có chất lượng tương tự với máy bay cùng loại của nước ngoài, về một số đặc điểm còn có khả năng vượt trội.
Và đây là một vài con số. Chiều dài máy bay - 22 mét, độ sải cánh - gần 15m. Trọng lượng cất cánh tối đa - 34,5 tấn. Tầm bay cao nhất - hơn 17 km, tốc độ tối đa trên cao - 2.100 km/giờ. Khoảng cách bay không cần tiếp nhiên liệu - 3000km, với một lần tiếp nhiên liệu, "Su-30MK2 gần như có thể vượt khoảng cách gấp đôi. Máy bay chở đến 8 tấn tên lửa và bom, trên tàu lắp đặt pháo 30 ly.
Phi hành đoàn của mỗi máy bay là hai phi công. Do đó, với 32 chiếc trong ba hợp đồng, Việt Nam sẽ cần khoảng một trăm phi công để lái máy bay "Su". Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các nhà chức trách Ấn Độ giúp đào tạo phi công, gần đây phía Ấn Độ đã đồng ý.
Chuyên gia của chúng tôi giải thích rằng, trước hết, Việt Nam và Ấn Độ gần nhau. Điều kiện khí hậu mà các phi công Việt Nam bay cũng gần gũi với Ấn Độ hơn là với Nga. Và, tất nhiên, Ấn Độ có khối lượng lớn máy bay chiến đấu Su của Nga - bốn năm tới nước này sẽ có 272 chiếc. Phi công Ấn Độ đã hoàn toàn làm chủ được chúng.
Xin nói thêm, Ấn Độ và Việt Nam đang thảo luận về khả năng cung cấp cho Việt Nam tên lửa "hành trình BrahMos" do Ấn Độ và Nga liên doanh sản xuất. Tên lửa này bay với vận tốc gần bốn lần lớn hơn tên lửa "Harpoon" của Mỹ.
Theo Tiếng nói nước Nga
Lộ nguyên mẫu tiêm kích tàng hình FGFA của Ấn Độ Nguyên mẫu tiêm kích tàng hình FGFA của Ấn Độ có thể đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Nguyên mẫu tiêm kích tàng hình FGFA của Ấn Độ có thể đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm bí mật. FGFA có hình dáng khí động học tương tự T-50 của Nga, chỉ khác là có 2 phi công điều khiển....