Nga – Ấn Độ tập trận chung trên Biển Nhật Bản
Hôm qua (18/11), Nga và Ấn Độ đã nhất trí tổ chức cuộc tập trận hải quân chung trên Biển Nhật Bản vào năm tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga – ông Sergei Shoigu và người đồng cấp Ấn Độ – A.K.Antony đã có cuộc gặp tại Moscow để bàn về triển vọng hợp tác quân sự song phương giữa hai nước.
Hai bên đã ký kết một nghị định thư về phát triển mối quan hệ quốc phòng, tròng đó có việc hợp tác sâu sắc hơn giữa lực lượng vũ trang hai nước.
Kể từ năm 2003 tới nay, Nga và Ấn Độ đã tổ chức khoảng 7 cuộc tập trận lớn chung mang tên Indra-2013, trong đó có cả tập trận bộ binh và hải quân.
Cuộc tập trận gần đây nhất giữa quân đội Nga và Ấn Độ diễn ra hồi tháng 10 vừa qua tại thao trường Mahajan của Ấn Độ. Cuộc diễn tập quân sự quốc tế “Indra 2013″ bắt đầu vào 18/10 và kéo dài 10 ngày.
Video đang HOT
Cuộc tập trận chia làm nhiều giai đoạn, trong đó, giai đoạn đầu binh sĩ hai nước tiến hành tiếp nhận các thiết bị quân sự. Ngoài gần 500 binh sĩ, tham gia tập trận còn có hơn 30 đơn vị kỹ thuật bao gồm xe tăng T-72, xe tăng chiến đấu bộ binh BMP-2 và BMP-2K.
Các giai đoạn tiếp theo, binh sĩ hai nước sẽ thành lập bộ chỉ huy chung và lên kế hoạch tiến hành các chiến dịch, luyện tập nhóm chiến thuật về hoàn thành các nhiệm vụ huấn luyện quân sự. Giai đoạn cuối cùng của cuộc tập trận, hai bên thành lập nhóm phối hợp giữa các đơn vị, hoàn thiện một loạt hoạt động thực tế về tiến hành tìm kiếm – trinh thám, phong tỏa khu vực đã định, truy tìm và tiêu diệt nhóm vũ trang bất hợp pháp.
Trong khuôn khổ “Indra-2013″, quân đội Nga và Ấn Độ sẽ tiến hành bắn đạn thật và tổ chức tranh tài về kỹ thuật công nghệ.
Đan Khanh – (theo RIA)
Theo_VnMedia
Chuyên gia Nga: Rời Cam Ranh là sai lầm, Nga sẽ trở lại!
Theo tin từ Website của Đài "Tiếng nói nước Nga" ngày 18-11, ông Igor Korotchenko - Chủ biên tạp chí "Quốc phòng" Nga cho biết, Nga sẽ trở lại Cam Ranh của Việt Nam và sẽ tìm lại ảnh hưởng ở Ai Cập như dưới thời Liên Xô cũ.
Trong bài phỏng vấn của Đài phát thanh "Tiếng nói nước Nga", ông Igor Korotchenko chỉ ra, chỉ trong 1 tuần vừa qua, sự tích cực trong chính sách đối ngoại của Nga đã mang lại những kết quả rõ rệt, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Chuyến công du nước ngoài của vị lãnh đạo cao nhất nước Nga đã mang đến những kết quả to lớn, chí ít là về lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, Nga đã và đang khôi phục lại địa vị vốn có của mình.
Từ ngày 12-11 vừa qua, Tổng thống Nga V.Putin đã có chuyến thăm hữu nghị chính thức đến Việt Nam. Khi điểm lại những thành quả đã đạt được trong chuyến thăm này, nhà lãnh đạo tối cao của nước Nga đã tuyên bố, Moscow mong muốn mở rộng các chủng loại sản phẩm quân dụng cung cấp cho Việt Nam, từ các trang bị hạng nhẹ đến hạng nặng, từ tầm chiến thuật đến chiến lược.
Việt Nam hôm nay đang là một trong những bạn hàng quan trọng nhất của Nga, trên thực tế, Hà Nội đã lọt vào danh sách 1 trong 3 bạn hàng lớn nhất về trang bị quân dụng và vũ khí tác chiến của Moscow. Trong quân đội Việt Nam có rất nhiều các trang bị, vũ khí của Liên Xô cũ cần nâng cấp, hiện đại hóa hoặc là thay mới. Điều này tiềm ẩn một tương lai hợp tác quân sự Việt-Nga rất tươi sáng trên rất nhiều lĩnh vực với kim ngạch lên đến hàng chục tỷ USD.
Chuyên gia Nga cho rằng, rời bỏ cảng Cam Ranh là sai lầm của Nga (Ảnh minh họa)
Về vấn đề quân cảng Cam Ranh, ông Korotchenko cho biết, có thể coi việc hải quân Nga quay trở lại quân cảng lớn nhất của Việt Nam là một kết quả quan trọng nhất trong cuộc đàm phán lần này về lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Căn cứ hải quân này nằm trong vịnh Cam Ranh, thuộc tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam. Án ngữ ven bờ biển Đông, nó có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trên tuyến đường biển nối tây Thái Bình Dương với Ấn Độ dương, châu Phi...
Ông nói: "Vấn đề ở đây không đơn thuần là việc thuê một căn cứ quân sự. Năm đó, Nga đã sai lầm khi rời bỏ Cam Ranh, chúng tôi đã tự làm mất đi những khả năng to lớn của mình. Tuy nhiên hiện nay việc trở lại căn cứ này đang được thảo luận một cách nghiêm túc nhất. Dựa vào những thông tin công khai cũng có thể kết luận, 2 bên đã đạt thành một hiệp định với nội dung đến trước cuối năm 2014 Nga sẽ xây dựng ở quân cảng Cam Ranh một trạm cung ứng vật tư, kỹ thuật cho hải quân Nga. Trạm cung ứng này sẽ cũng cấp các phục vụ tốt nhất cho các chiến hạm Nga ví dụ như nhân viên kỹ thuật, các ụ tàu nổi cơ động để phục vụ công tác bảo dưỡng, sửa chữa".
Ông Korotchenko còn cho biết thêm, nếu như nói kết quả tốt đẹp trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Putin là vấn đề hợp logic với đà phát triển quan hệ giữa 2 nước Nga-Việt, thì có thể nhận định, cuộc hội đàm "2 2" giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng quốc phòng Nga với 2 người đồng cấp Ai Cập được các chuyên gia quân sự đánh giá là một bước đột phá. Trước ngày ông Lavrov và Sergei Shoigu đến Cairo, ngoại trưởng Ai Cập Ahmed Fahmy đã tuyên bố, Chính phủ nước này đã xem xét khả năng mua sắm những trang bị kỹ thuật quân sự tiên tiến nhất của Nga.
Quân cảng Cam Ranh có vị trí chiến lược rất quan trọng
Sau buổi hội đàm ngày 13-11, ngoại trưởng Nga Lavrov và Bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu đã tuyên bố "kết quả hội đàm là vô cùng tốt đẹp". Ngay sau đó, ngày 15-11, Nhật báo Vedomosti của Nga tiết lộ, hai bên đang đàm phán về kế hoạch bán máy bay chiến đấu MiG-29M/M2, các hệ thống phòng không tầm thấp và tên lửa chống tăng Kornet cho quốc gia bắc Phi này theo một thỏa thuận có tổng trị giá hơn 2 tỷ USD.
Trước đó, vào ngày 07-11, trang mạng Donia Al-Watan của Palestine cho biết, Ai Cập đang cân nhắc chi đến 4 tỷ USD cho việc mua các loại vũ khí hiện đại của Nga sau khi bị Mỹ đình chỉ một phần viện trợ quân sự và cung cấp vũ khí. Theo trang mạng này, Nga đã đề xuất cho Ai Cập "một thỏa thuận lịch sử, trao cho nước này một lựa chọn mua sắm những vũ khí hiện đại nhất mà không có bất kỳ hạn chế nào."
Theo ANTD
Nhật-Nga tăng cường hợp tác an ninh Nhật Bản và Nga đã tổ chức buổi gặp gỡ cấp bộ trưởng hai nước (2 2) lần đầu tiên vào ngày 2.11. Hai bên đồng thuận tăng cường hợp tác an ninh tại châu Á-Thái Bình Dương. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (giữa) bắt tay với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe - Ảnh:...