Nga-Ấn Độ giảm chi phí phát triển tiêm kích FGFA xuống 8 tỉ USD
Công ty Hindustan Aeronautics Ltd (HAL) của Ấn Độ và hãng sản xuất máy bay Sukhoi của Nga sẽ cắt giảm chi phí dự án phát triển chung máy bay thế hệ 5 ( FGFA) từ 12 xuống còn 8 tỉ USD.
Vào năm 2008, 2 nước ước tính chi phí của dự án là khoảng 11 tỉ USD và mỗi nước sẽ đóng góp một nửa khoản tiền này, tuy nhiên, qua một vài năm, con số đã tăng lên 12 tỉ USD do lạm phát.
Đến nay, cả 2 nước lại cùng thống nhất cắt giảm chi phí toàn dự án xuống còn 8 tỉ USD và khoản tiền này sẽ được giải ngân trong vòng 7 năm tới. Moscow và New Delhi sẽ đầu tư 1 tỉ USD trong năm đầu, sau đó lần lượt 500 triệu USD những năm sau đó.
Máy bay FGFA sẽ dựa theo PAK FA của Nga
Dự án FGFA đã được đàm phán giữa Nga và Ấn Độ từ 18-10-2007. Đây là mẫu máy bay phát triển riêng cho Ấn Độ và dựa theo máy bay thế hệ 5 PAK FA, chuẩn bị đi vào sản xuất đại trà vào năm 2017.
Vào hồi tháng 1-2015, đã có thông tin cho biết, Nga và Ấn Độ thống nhất được về mặt kĩ thuật của dự án FGFA, tuy nhiên, vẫn đang thảo luận về thoả thuận thương mại.
Dự án hợp tác này sẽ nâng cao sức mạnh trên không của Ấn Độ bằng công nghệ của Nga và nguồn lực tài chính từ Ấn Độ. Giống với nguyên bản T-50, máy bay FGFA của Ấn Độ, sẽ có tính năng tàng hình và tác chiến điện tử hiện đại, cùng với đó là khả năng bay ở tốc độ 2.300 km/h với tầm hoạt động 3.800km.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Manohar Parrikar, 2 nước đã đầu tư khoảng 230 triệu USD vào các công việc nghiên cứu bước đầu.
Theo_An ninh thủ đô
Lộ tính năng "khủng chưa từng thấy" của tiêm kích MiG-41
Tiêm kích đánh chặn MiG-41 dự kiến sẽ đưa vào phục vụ sau năm 2020, thay thế hoàn toàn siêu cơ huyền thoại MiG-31
Tiêm kích đánh chặn MiG-41 dự kiến sẽ đưa vào phục vụ sau năm 2020, thay thế hoàn toàn siêu cơ huyền thoại MiG-31.
Tờ RIR đưa tin, Tổng công ty chế tạo máy bay MiG của Nga đang tiến hành phát triển tiêm kích đánh chặn MiG-41 để thay thế cho MiG-31 đã phục vụ suốt 35 năm. Dự kiến, MiG-41 được đưa vào hoạt động sau năm 2020.
Tổng giám đốc MiG - Sergey Korotkov trong một buổi họp báo vào cuối năm 2015 đã tiết lộ rằng, một mẫu tiêm kích đánh chặn thế hệ mới sẽ dần thay thế các dòng tiêm kích đánh chặn đã lỗi thời đang có trong trang bị của Không quân Nga. Thiết kế này đang trong giai đoạn phát triển nhưng có một điều chắc chắn rằng nó sẽ được xây dựng dựa trên những nền tảng công nghệ hàng không hiện đại nhất của Nga hiện nay.
Sau gần 35 năm, Không quân Nga cũng nghĩ tới việc thay thế những chiếc MiG-31 tuy nhiên quá trình này cần tới một khoảng thời gian khá dài.
Cũng theo ông này, dự án phát triển mẫu tiêm kích đánh chặn MiG-41 đã được khởi động từ đầu năm 2014. Một thỏa thuận phát triển dự án MiG-41 giữa chính phủ Nga và MiG cũng đã được ký kết vào thời điểm đó. Tuy nhiên từ đó cho tới này vẫn chưa có bất cứ thông tin nào về MiG-41, mặc dù vậy Tư lệnh lực lượng Không quân Nga Thượng tướng Viktor Bondarev cho biết không quân nước này sẽ đưa vào trang bị mẫu tiêm kích đánh chặn thế hệ mới sau năm 2020.
Phi công lái máy bay thử nghiệm kỳ cựu của Nga Anatoly Kvochur tin rằng, MiG-41 sẽ sở hữu tất cả những ưu điểm của người tiền nhiệm của nó là MiG-31 và nhiều khả năng có thể sẽ đạt tới tốc độ gấp 4 lần vận tốc âm thanh. Và điều này từng được MiG cố gắng thực hiện với các mẫu tiêm kích đánh chặn cách đây 20 năm về trước với công nghệ hiện nay tốc độ bay tối đa của một chiếc tiêm kích đánh chặn thế hệ mới có thể sẽ đạt tới Mach 4-4.3.
Dự án phát triển MiG-41 nhiều khả năng sẽ sử dụng lại một phần dự án phát triển máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm thế hệ mới MiG-301 và MiG-321 được MiG bắt đầu từ những năm 1990.
MiG-41 mẫu tiêm kích đánh chặn siêu âm mới của Nga sẽ có tốc độ bay tối đa gấp 4 lần vận tốc âm thanh (hình ảnh chỉ mang tính minh họa)
Tuy nhiên, các dự án này bị hủy bỏ do không thể cạnh tranh với các mẫu tiêm kích giá rẻ của hãng Sukhoi vốn có tốc độ bay hạn chế từ 2.500km/h đến 2.700km/h. Tất nhiên Bộ Quốc phòng Nga lúc đó phải xem xét cả hai dự án này cũng như tính khả thi về mặt ngân sách của chúng.
Điều này cũng khiến người ta nhớ đến sự cạnh tranh gây gắt giữa Sukhoi và MiG trong một dự án tương tự vào những năm 1970, có liên quan đến mẫu máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tupolev Tu-22M và Sukhoi T-4. Và người chiến thắng là Tu-22M còn T-4 không được đưa vào sản xuất do có chi phí quá đắt đỏ cũng như khó khăn trong việc bảo dưỡng.
Biến thể hiện đại hóa MiG-31BM vẫn có thể giúp Nga giữ vừng bầu trời thêm ít nhất 10 năm nữa.
Cho tới thời điểm hiện tại, MiG-31 vẫn là mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn xương sống của Không quân Nga. Bên cạnh đó phi đội MiG-31 của Nga cũng đang trải qua quá trình hiện đại hóa toàn diện nhằm tăng cường khả năng chiến đấu.
Theo đó, các phiên bản MiG-31 cũ sẽ được nâng cấp lên chuẩn MiG-31BM hiện đại hơn với hệ thống điện tử hàng không và vũ khí mới, nâng cấp này được đánh giá giúp MiG-31BM hiệu quả hơn gấp 2.6 lần so với phiên bản trước đó.
Được biết trước khi kết thúc năm 2015, trung đoàn không quân đóng tại căn cứ không Tsentralnaya Uglovaya thuộc vùng Vladivostok, Nga vừa được chuyển giao 3 chiếc MiG-31BM mới.
Và những chiếc tiêm kích Su-27 và MiG-31 của trung đoàn không quân này trong năm 2016 sẽ được nâng cấp toàn bộ lên biến thể Su-27SM và MiG-31BM. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng sẽ được kéo dài thời hoạt động đến năm 2018 trong khi Không quân Nga hoàn tất việc phát triển MiG-41.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Hàng vạn nhân viên tập đoàn Shell sắp thất nghiệp Tập đoàn dầu khí đa quốc gia Shell vừa tuyên bố sẽ cắt giảm 10.000 nhân viên khi sáp nhập với tập đoàn BG. Theo kế hoạch, năm 2018 Shell sẽ bán 30 tỷ USD tài sản nếu việc sáp nhập với tập đoàn BG thành công để đảm bảo kinh doanh sinh lợi trong bối cảnh giá dầu toàn cầu đang lao...