Nga ấn định ngày bỏ phiếu giúp TT Putin tiếp tục nắm quyền
Truyền thông nhà nước Nga ngày 1/6 đưa tin Tổng thống Vladimir Putin thông báo cuộc bỏ phiếu về vấn đề sửa đổi Hiến pháp sẽ được tổ chức trên toàn quốc vào ngày 1/7.
Tổng thống Putin đã hoãn cuộc bỏ phiếu dự định diễn ra vào ngày 22/4, do bùng phát dịch virus corona. Tuy nhiên, hôm 1/6, nhà lãnh đạo Nga nói rằng tình hình hiện đã ổn định và số ca nhiễm virus corona ở Moscow đã giảm mạnh, cho phép thủ đô bắt đầu nới lỏng một số hạn chế.
“Tôi thực sự hy vọng các công dân của đất nước sẽ tham gia tích cực vào cuộc bỏ phiếu về sửa đổi Hiến pháp”, Tổng thống Putin nói trong cuộc họp chính phủ được phát sóng trên truyền hình hôm 1/6.
Những thay đổi sẽ được người dân Nga bỏ phiếu tới đây đã được quốc hội và Tòa Hiến pháp của Nga thông qua, trong đó có đề xuất “trả về không” số nhiệm kỳ của Tổng thống Putin, cho phép ông có thể lãnh đạo thêm hai nhiệm kỳ nữa tới năm 2036, mỗi nhiệm kỳ kéo dài 6 năm, nếu tái đắc cử.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Đề xuất “trả về không” có nghĩa là “gỡ bỏ hạn chế với bất cứ người nào, bất kỳ công dân nào, bao gồm tổng thống hiện tại, cho phép họ tham gia vào các cuộc bầu cử trong tương lai, tất nhiên là các cuộc bầu cử mở và cạnh tranh”, ông Putin phát biểu trước các nghị sĩ hồi tháng 3.
Một số sửa đổi khác bao gồm đảm bảo lương hưu và lương tối thiểu, cho quốc hội thêm quyền đề cử người đứng đầu chính phủ. Dự luật cũng cho tổng thống thêm quyền bãi nhiệm thẩm phán ở các tòa cấp cao và bác bỏ luật được quốc hội thông qua.
"Nước cờ" cao tay khiến quá trình cải tổ Chính phủ của TT Putin thuận buồm xuôi gió và sự thành công của chiến lược sâu xa
Tổng thống Nga Putin tuyên bố cải tổ toàn diện chính phủ, và rất bất ngờ ông chọn một nhân vật không được nhiều người biết tới vào vị trí thủ tướng - thay thế cho ông Dmitry Medvedev mới từ chức.
Theo AP, Tổng thống Nga Putin gần đây đã có những động thái khá bất ngờ. Thay vì công khai tuyên bố kế hoạch kéo dài thời gian nắm giữ quyền lực như ông từng làm năm 2011, nhà lãnh đạo Nga mới đây đã đề xuất các sửa đổi hiến pháp cho phép Quốc hội Nga có thêm nhiều thẩm quyền hơn. Tuy nhiên, động thái trên không được công bố theo cách "mọi sự đã rồi" mà ngược lại, ông Putin yêu cầu người dân Nga bỏ phiếu để quyết định.
Và sau đó, ông Putin tuyên bố cải tổ toàn diện chính phủ, và rất bất ngờ ông chọn một nhân vật không được nhiều người biết tới vào vị trí thủ tướng - thay thế cho ông Dmitry Medvedev mới từ chức.
Giới chuyên gia nhận định đây là các bước nằm trong chiến lược củng cố ảnh hưởng cho ông Putin sau khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2024. Và những đề xuất cải cách hiến pháp sẽ cho phép ông giữ vai trò thủ tướng hoặc người đứng đầu Hội đồng Quốc gia mà không vấp phải nhiều sự phản đối từ dư luận.
Lý giải của ông Putin
Trong bài phát biểu liên bang hôm 15/1, ông Putin miêu tả đề xuất sửa đổi hiến pháp là một cách để cải thiện dân chủ. Việc Quốc hội có thể chỉ định thủ tướng và các thành viên nội các cũng đồng nghĩa, quyền lực của tổng thống sẽ bị giới hạn.
Nhà lãnh đạo Nga cũng cho rằng hiến pháp nên bao gồm vai trò lớn hơn cho Hội đồng Quốc gia; từ đó có thể thấy, ông nhiều khả năng sẽ là người đứng đầu cơ quan này trong tương lai.
Ông Putin cũng "nâng tầm" luật pháp Nga khi mà tòa án Nhân quyền châu Âu sẽ không còn thẩm quyền đưa ra các phán quyết mà Moscow phản đối.
Tất cả những điều trên sẽ "củng cố vai trò của xã hội dân sự, các đảng phái chính trị và khu vực trong việc tạo ra các quyết định chủ chốt về sự phát triển của đất nước Nga", ông Putin nhấn mạnh hôm thứ Năm.
Tân Thủ tướng Mikhail Mishustin được ca ngợi là một "nhà quản lý hiệu quả" với chuyên môn về tài chính, đồng thời được kỳ vọng sẽ lèo lái nền kinh tế Nga ra khỏi tình trạng khó khăn do phải chịu các lệnh trừng phạt và cô lập từ phương Tây.
Nhiều người Nga đang nhìn nhận tình hình như là một sự thay đổi tích cực thay vì một âm mưu chính trị tinh xảo. Một cuộc thăm dò ý kiến do tổ chức VTsIOM tiến hành và được công bố ngày 19/1 chỉ ra, 45% người trả lời coi các động thái của ông Putin đại diện cho sự khát vọng thay đổi cơ cấu quyền lực hiện tại.
Sẽ không có làn sóng phản đối
Những cải tổ hiến pháp mà ông Putin đề ra gần như chắc chắn sẽ không châm ngòi cho những làn sóng phản đối đáng kể. Ông Denis Volkov, một nhà xã hội học từ trung tâm thăm dò Levada nhận định, sự thay đổi chính phủ khá mờ nhạt và sẽ không đủ để làm công chúng tức giận.
"Những gì đang xảy ra không rõ ràng. Đó có phải là về tổng thống? Về các cơ quan chính phủ khác? Hiện không rõ người dân nên thể hiện sự không hài lòng về cái gì", ông Volkov chỉ ra. "Rất khó để phản đối về một điều không rõ ràng".
Bên cạnh đó, một thực tế cho thấy hồi năm 2011-2012, tỷ lệ ủng hộ ông Putin thấp hơn bây giờ rất nhiều - hơn một nửa đất nước không ủng hộ cho ông.
Theo nguoiduatin.vn
Mỹ tính trục xuất hàng nghìn sinh viên nghi liên quan quân đội Trung Quốc Mỹ quyết ngăn chặn các hành vi gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ của một số công dân Trung Quốc bị nghi là được cài cắm vào các trường đại học của Mỹ. Theo các nguồn tin của Reuters và New York Times, kế hoạch hủy thị thực này sẽ được công bố sớm nhất là trong tuần này. Động...