Nga “âm thầm” đưa hệ thống S-300 đến gần lực lượng của Mỹ ở Syria
Quân đội Nga được cho là đã bắt đầu di chuyển các bộ phận của hệ thống tên lửa phòng không S-300 từ phía Tây Syria về tỉnh Deir Ezzor ở phía Đông, sát nơi đóng quân của liên minh do Mỹ đứng đầu.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 của Nga. Ảnh: AMN
Tờ báo Asharq Al-Awsat có trụ sở tại Saudi Arabia dẫn nguồn tin ngoại giao cho biết trong những ngày qua quân đội Ngabắt đầu di chuyển một số bộ phận của hệ thống S-300 đến tỉnh Deir Ezzor.
Theo giới quan sát, động thái thay đổi vị trí S-300 của Nga có thể gây khó khăn cho các máy bay Mỹ hoạt động ở phía đông sông Euphrates.
Video đang HOT
Hiện các lực lượng Syria và Nga vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận gì liên quan đến thông tin được đưa ra ở trên.
Vào đầu tháng 10/2018, Nga đã chuyển giao hệ thống phòng không S-300 cho Syria, đúng hai tuần sau khi một máy bay trinh sát IL-20 của Nga bị bắn hạ ở ngoài khơi bờ biển Latatkia, khiến toàn bộ 15 quân nhân Nga có mặt trên máy bay thiệt mạng.
Trước đó, Moskva đã triển khai hệ thống S-400 tại Syria để hỗ trợ chiến dịch tiêu diệt tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng theo đề nghị của Chính phủ Syria.
Việc triển khai tổ hợp tên lửa phòng không S-300 sang phía Đông, áp sát vị trí đóng quân của lính Mỹ cũng tiềm ẩn không ít rủi ro đối với người Nga. Tác dụng đầu tiên của S-300 chính là khiến hoạt động của máy bay Mỹ gặp nhiều khó khăn hơn trong các chiến dịch tấn công tại khu vực phía Đông sông Euphrates. Nhưng nếu cảm thấy hoạt động của chiến đấu cơ quân mình bị cản trở, rất nhiều khả năng Quân đội Mỹ sẽ trực tiếp tấn công và phá hủy hệ thống S-300 của Nga. Vũ khí mà Quân đội Mỹ sử dụng có thể là tên lửa hành trình tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM, nhưng viễn cảnh này bị đánh giá tương đối thấp.
Nếu quyết định hành động, người Mỹ chắc chắn sẽ không gây ồn ào mà chỉ tiến hành lặng lẽ nhằm tránh để Nga nắm được bằng chứng và có phản ứng ở mức quyết liệt. Cho nên các đơn vị đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ có lẽ sẽ là giải pháp hợp lý và mang lại hiệu quả nhiều hơn, nhất là khi S-300 đã ở rất sát vị trí của họ. Khi đưa S-300 ra ngoài vùng bảo vệ của các lực lượng mặt đất dày đặc so với lúc triển khai ở phía Tây, đặc nhiệm Mỹ sẽ có nhiều cơ hội hơn để bí mật tiếp cận với chúng. Một cuộc tập kích bất ngờ rồi rút lui là đủ để khiến tổ hợp S-300 Nga triển khai tại đây bị tê liệt, bởi vì binh lính Syria khó mà được coi là đối thủ của đặc nhiệm Mỹ, trong khi số lính Nga lại đang quá mỏng.
Quan trọng nhất, do sử dụng hoàn toàn con người với các loại vũ khí thông dụng không dễ nhận diện, Nga sẽ chẳng có lý do gì để quy tội được cho Mỹ, viễn cảnh này người Nga cần phải đặc biệt đề phòng và chuẩn bị sẵn cho tình huống xấu nhất.
Bá Di (Tổng hợp)
Theo Nguoiduatin
Mỹ cảnh báo nguy cơ thảm họa S-300 gây ra ở Syria
Mỹ cho rằng việc Nga cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho quân đội Syria làm gia tăng xác suất lặp lại lỗi từng dẫn tới vụ tai nạn máy bay IL-20.
S-300.
Đây là quan điểm của đại diện đặc biệt của Ngoại trưởng Mỹ về Syria, ông James Jeffrey trong cuộc phỏng vấn với RIA Novosti và báo Kommersant.
"Quý vị hãy nhớ lại thảm kịch từng xảy ra, khi mà lỗi của quân đội Syria đã đưa tới hậu quả là một chiếc máy bay của Nga bị bắn hạ, và nếu tôi không nhầm, 15 người đã thiệt mạng. Việc cung cấp tổ hợp phòng không S-300 sẽ khiến quân đội Syria càng có thêm cơ hội mắc những lỗi lầm tương tự trong tương lai. Vì vậy, chúng tôi kêu gọi Nga cần thận trọng tối đa trong việc này", ông nói.
Đồng thời, ông Jeffrey lưu ý rằng, cơ chế liên lạc giữa Mỹ và Nga về Syria đang hoạt động tốt, Washington không thấy có nhu cầu phải thay đổi gì ở đây.
Việc chuyển giao S-300 là phản ứng của Nga đối với tai nạn IL-20 của Nga bị bắn hạ trên bầu trời Syria, mà Nga quy trách nhiệm cho Israel. Đầu tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết có 4 tổ hợp S-300 đã được triển khai ở Syria, quân đội địa phương sẽ được huấn luyện trong ba tháng để điều khiển các tên lửa này.
Theo Danviet
Syria đánh bật IS khỏi thành trì cuối cùng ở miền nam Quân đội Syria đã đánh bật hoàn toàn khủng bố Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) khỏi tỉnh Suwayda, miền nam nước này. Đây là một trong 3 thành trì cuối cuối cùng của IS ở Syria. Syria đánh bật IS khỏi thành trì cuối cùng ở miền nam (Ảnh: Sputnik) Quân đội Syria ngày 19/11 tuyên bố đã giải...