Nga, Ả Rập Xê Út cùng lúc ngụ ý giảm sản lượng dầu
Cả Nga và Ả Rập Xê Út mới đây độc lập ra tín hiệu cho hay họ sẵn sàng cắt giảm sản lượng giữa lúc giá dầu lao dốc.
Ảnh: Reuters
Russia Today trích ý kiến của Phó thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich cho hay Moscow có các biện pháp để giữ sản lượng dầu thô ở mức hiện tại, song giá dầu vẫn là một yếu tố góp phần quyết định. “Nếu giá cả giữ ở mức thấp trong thời gian dài, chuyện cắt giảm sản lượng là có thể. Đây là điều mà các nhà sản xuất khác thân thiết của chúng tôi cũng biết”, ông Dvorkovich nói.
Phó thủ tướng Dvorkovich cho biết, “giá cả dầu gần như chắc chắn là tăng, nhưng không ai biết là tăng bao nhiêu, rồi sau đó, sản lượng sẽ bắt đầu tăng trở lại”.
Câu nói của ông Dvorkovich đưa ra cùng lúc với quan điểm của quan chức Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Nawal al-Fuzaia. Bà Nawal al-Fuzaia cho hay OPEC đã sẵn sàng cắt giảm sản lượng trong nỗ lực hãm phanh lao dốc của giá dầu. Bà al-Fuzaia nói tại một diễn đàn năng lượng ở Kuwait rằng OPEC sẵn sàng “hợp tác” với các nước khác để bình ổn thị trường dầu thô.
Video đang HOT
“OPEC sẽ sẵn sàng hợp tác với các nhà sản xuất bên ngoài tổ chức nếu các nước bạn thể hiện rằng họ nghiêm túc muốn hợp tác với OPEC. Nhiều quốc gia sản xuất dầu ngoài OPEC cứ liên tục nói rằng họ muốn hợp tác, thế nhưng thực tế lại khác”, bà Nawal al-Fuzaia cho biết.
Theo quan chức này, giá cả dầu thô khó có thể phục hồi lên những mức cao hồi năm 2014, nhưng vẫn có khả năng dừng ở khoảng 40 đến 60 USD/thùng đến năm 2020. Dầu thô Brent hôm 26.1 giao dịch ở mức 30,67 USD/thùng, trong khi dầu WTI là 30,62 USD/thùng.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Ả Rập Xê Út tìm kiếm nhà đầu tư ngoại giữa lúc giá dầu thấp
Ả Rập Xê Út cho hay nước này đặt mục tiêu tăng gấp đôi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 10 năm tới và tập trung phát triển các lĩnh vực mới, giữa lúc ngành năng lượng đang chật vật vì giá giảm.
Ông Abdullatif al-Othman tại buổi phỏng vấn với hãng tin Reuters hôm 24.1 - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, tuyên bố trên được ông Abdullatif al-Othman, người đứng đầu Cơ quan Đầu tư của Ả Rập Xê Út (SAGIA) đưa ra và đây là một phần trong kế hoạch sửa đổi căn bản của chính sách kinh tế giữa lúc quốc gia Trung Đông bắt đầu tìm cách thích ứng với thời đại dầu giá rẻ. Các lĩnh vực mới mà Ả Rập Xê Út sẽ gia tăng tập trung là khai thác mỏ, y tế, công nghệ thông tin.
Trong quá khứ, đầu tư nước ngoài vào nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, cũng như các ngành công nghiệp xử lý dầu khí như hóa dầu.
Song việc giá cả lao dốc 18 tháng qua đã khiến chiến lược trên dần thay đổi. Ông Othman thông tin SAGIA giờ đây cho hay Ả Rập Xê Út muốn tìm kiếm nguồn vốn nước ngoài trong một loạt lĩnh vực không có liên kết trực tiếp đến dầu thô.
"Chúng tôi hy vọng sẽ tăng gấp đôi hoặc gấp ba con số FDI trung bình trong vòng 10 năm tới", ông Othman nói. Nguồn vốn FDI chảy vào nước này đạt đỉnh 40 tỉ USD vào năm 2009, song đã giảm dần kể từ đó và chỉ còn 8 USD trong năm 2014.
SAGIA phải đối mặt với những trở ngại lớn. Hệ thống cơ quan nhà nước chậm chạp, hệ thống pháp luật chưa phát triển đã ngăn cản nguồn đầu tư nước ngoài trong quá khứ. Hiện tại, giá dầu thấp đang làm kinh tế Ả Rập Xê Út tăng trưởng chậm lại. Những căng thẳng địa chính trị trong khu vực cũng đặt áp lực lên nền kinh tế.
Ả Rập Xê Út đặt mục tiêu di chuyển ra xa hơn khỏi việc chỉ khai thác tài nguyên, một phần vì nó cần tạo ra hàng trăm nghìn việc làm cho dân số đang gia tăng. Tháng 9.2015, chính phủ nước này cho hay họ sẽ cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100%, thay vì 75% như trước đó, các doanh nghiệp bán lẻ và bán buôn.
Dù chật vật vì giá dầu thấp, người Ả Rập Xê Út vẫn thể hiện quyết tâm không thay đổi chiến lược giữ sản lượng, giành thị phần.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức ở Davos (Thụy Sĩ) vào tuần trước, Khalid al-Falih, Chủ tịch hãng năng lượng Saudi Aramco của Ả Rập Xê Út cho hay: "Chúng tôi sẽ không chấp nhận giảm sản lượng để nhường thị phần cho nước khác. Đây là vị trí mà chúng tôi đã có được và chúng tôi sẽ không để lại vị trí này cho người khác".
Ông Khalid al-Falih nói rằng trong quá khứ, Ả Rập Xê Út từng đóng vai trò của một "ngân hàng dự trữ" trong thị trường dầu thô, làm giảm bớt các cú sốc ngắn hạn. Nước này đã hành động vào lúc khủng hoảng tài chính cùng thời điểm bất ổn và chiến tranh tại các vùng sản xuất dầu. Song hiện giờ, nước này sẽ không hành động để cân bằng thị trường đang cực kỳ dư cung.
Ông Khalid al-Falih nói thêm: "Ả Rập Xê Út không bao giờ có chủ trương rằng nước này sẽ đóng vai trò duy nhất trong việc giữ thị trường cân bằng, chống lại sự mất cân đối về cơ cấu. Nếu phải thực hiện điều chỉnh ngắn hạn và các nhà sản xuất khác cũng đồng ý hợp tác, Ả Rập Xê Út mới sẵn sàng hợp tác. Nếu giá dầu tiếp tục thấp, chúng tôi sẽ có thể chịu đựng được nó trong thời gian rất, rất dài".
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Chỉ có Mỹ mới cứu được thị trường dầu thô thế giới? Giá dầu đã phục hồi một chút trong ba ngày giao dịch gần đây nhất, nhưng vẫn còn thấp hơn 70% so với thời điểm tháng 6.2014. Trong lúc này, Mỹ là nước duy nhất có thể thay đổi tình hình. Ảnh: Reuters Trong ba ngày từ 20 đến 22.1, giá dầu phục hồi gần 25%. Song tính từ mức của hồi tháng...