Nga: 73% ý kiến phản đối Putin đưa quân vào Ukraine
Quyết định khởi binh tiến sang Ukraine của ông Putin được xem là một trong những quyết định không được nhiều người ủng hộ tại quê nhà. Cơ quan khảo sát nhà nước (WCIOM) ngày 3.3 công bố kết quả thăm dò rằng đến 73% người Nga không muốn chính quyền can thiệp vào tình hình Ukraine.
Cảnh sát Nga bắt giữ một người biểu tình tại Moscow ngày 2.3 để phản đối xâm lược Ukraine – Ảnh: CFP
WCIOM đã lấy ý kiến 1.600 người dân trên toàn quốc, từ ngày 24.2 đến nay. Một số kết quả đáng chú ý như chỉ 15% người đồng tình với câu hỏi “Nước Nga có nên tỏ thái độ trước việc lật đổ một chính quyền đắc cử hợp pháp tại Ukraine?”.
Ngoài ra, 73% ý kiến cho rằng “Nga không nên can thiệp vào chuyện chính quyền và đối lập ở Ukraine, bởi vì đây là vấn đề nội bộ của người dân nước họ”.
Tạp chí Time nhận định các kết quả này là một phát hiện ngạc nhiên. Trong nhiều tuần qua, các kênh tin tức ở Nga luôn có những bản tin cảnh báo về tình hình Ukraine. Nội dung các bản tin này cũng cáo buộc sự tham gia của Mỹ và phương Tây nhằm làm suy yếu nước Nga.
Video đang HOT
Cuộc xâm lược Gruzia năm 2008 nhận được nhiều ủng hộ hơn, bởi vì Gruzia không phải là Ukraine. Ukraine là một quốc gia cùng chủng tộc Slav. Phần lớn người Nga đều có người thân hoặc bạn bè sinh sống ở Ukraine. Do vậy một cuộc chiến tương tàn giữa hai quốc gia Slav lớn nhất sẽ nảy sinh những hậu quả kinh hoàng mà Điện Kremlin không thể nào giải quyết được.
Qua khảo sát trên cũng cho thấy sự ảnh hưởng từ hệ thống truyền hình của ông Putin đã lung lay. Thiếu thốn thông tin đa chiều về Ukraine buộc người Nga phải lên mạng để tìm kiếm. Với những người không có Internet thì họ chỉ cần nhấc điện thoại và gọi điện cho những người thân, người bạn đang hỗn loạn ở Ukraine.
Vậy còn những người theo chủ nghĩa dân tộc ra sao? Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cánh hữu luôn là nhóm thường xuyên kêu gọi Nga phải điều xe tăng đến Ukraine. Ngày 28.2, khi quân sĩ Nga xuất hiện tại các đường phố ở Crimea thì chủ tịch đảng này, ông Vladimir Zhirinovsky, đã có ở hiện trường và phân phát tiền mặt cho đám đông người dân địa phương tại thành phố Sevastopol – nơi đặt căn cứ hải quân Nga. “Nước Nga rất giàu. Chúng tôi có thể cho mọi người bất kì thứ gì”.
Tuy nhiên, cũng theo khảo sát của WCIOM thì đến 82% đảng viên trung thành của LDP không ủng hộ sự hào phóng này của ông Zhirinovsky.
Trong khi đó, 62% thành viên đảng Cộng sản Nga cho rằng Nga không nên nhảy vào khủng hoảng nội bộ ở Ukraine.
Nhưng các kết quả trên không có nghĩa là ông Putin sẽ đối mặt với nổi dậy ở quê nhà. Cho đến nay, các cuộc biểu tình chống chiến tranh ở Moscow không hoạt động mạnh. Tuy nhiên, các nhà xã hội học cho biết thành phần cử tri cốt lõi của ông Putin đang giảm dần.
Theo Một thế giới
Suthep thách "phe áo đỏ" kéo lên Bangkok - Thái Lan đứng trước nguy cơ nội chiến
Tình hình ở Thái Lan tiếp tục xấu đi. Các bên xung đột chính trị nội bộ không sẵn sàng nhượng bộ lẫn nhau và công khai nói về khả năng đối đầu leo thang thành nội chiến.
Phát biểu trước những người biểu tình đang chặn các nút giao thông tại thủ đô Thái Lan, lãnh đạo phe đối lập Suthep Taugsuban thách thức "phe áo đỏ": "Cứ để những người ủng hộ chính phủ đến Bangkok và tìm cách làm bùng lên cuộc nội chiến. Để xem ai sẽ tập hợp được đông hơn?".
Tuyên bố này của ông Suthep là sự đáp trả việc phong trào "áo đỏ" ủng hộ chính phủ đang lên kế hoạch huy động 600.000 tình nguyện viên "bảo vệ nền dân chủ".
Một trong những nhà lãnh đạo của phong trào, ông Suphon Attavong cho biết, việc tổ chức ghi tên tình nguyện viên sẽ bắt đầu từ ngày 1 tháng 3.
Trước đó, vào ngày 27-02, những người ủng hộ chính phủ Thái Lan thuộc "phe áo đỏ" của tổ chức "Đài phát thanh nhân dân vì dân chủ" đã chặn lối vào tòa nhà của "Ủy ban chống tham nhũng" ở ngoại ô Bangkok.
Phe ủng hộ chính phủ yêu cầu gỡ bỏ cáo buộc Thủ tướng chính phủ và giải tán các "tổ chức độc lập" không qua dân bầu như "Tòa án hiến pháp" và "Ủy ban chống tham nhũng".
Cũng trong ngày 27-02, trong khi nói chuyện với những người ủng hộ ở Bangkok, ông Suthep Taugsuban lần đầu tiên đã đồng ý đàm phán với chính phủ. Ông Suthep đề nghị tổ chức thảo luận theo hình thức tranh luận trên truyền hình để "tất cả mọi người có thể nghe, nhìn và quan sát".
Tuy nhiên, trong ngày 28-02, Bộ trưởng tạm quyền của Bộ Lao động kiêm giám đốc Trung tâm duy trì hòa bình và trật tự CMPO Thái Lan Chalerm Yoobamrung đã bác đề nghị đàm phán này. Theo ông Chalerm, ông Suthep đưa ra đề nghị đàm phán là bởi số người tham gia biểu tình ngày một thuyên giảm.
Ông Chalerm cho rằng, Thủ tướng Yingluck không nên đàm phán với ông Suthep bởi bà là nhà lãnh đạo hợp pháp của đất nước, trong khi ông Suthep đang phải đối mặt với lệnh bắt giữ vì lãnh đạo một phong trào bất hợp pháp.
Theo ANTD
Bộ trưởng Thái Lan bác đề nghị đàm phán Ngày 28-2, Bộ trưởng Lao động Thái Lan Chalerm Yoobamrung đã tuyên bố bác bỏ đề nghị đàm phán của thủ lĩnh lực lượng biểu tình Suthep Thaugsuban đưa ra trước đó 1 ngày. Những người ủng hộ Chính phủ xây tường rào tại Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia hôm 27-2 Bộ trưởng Chalerm cho biết: "Bà Yingluck vẫn là người...