NewsGuard: Kết quả tìm kiếm của TikTok chứa nhiều thông tin sai lệch
Theo báo cáo do trang NewsGuard thực hiện, TikTok đang cung cấp thông tin sai lệch cho những người dùng tìm kiếm thông tin về chính trị, biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19, xung đột tại Ukraine và nhiều vấn đề khác.
Biểu tượng của mạng xã hội TikTok. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo chỉ ra rằng tính độc hại và các tuyên bố sai lệch là mối đe dọa nghiêm trọng trên TikTok, nền tảng phổ biến khi giới trẻ muốn tìm kiếm thông tin trực tuyến. NewsGuard là công cụ giúp đánh giá uy tín của trang web và độ tin cậy của thông tin trực tuyến. Theo NewsGuard, kể cả khi kết quả tìm kiếm của TikTok cho rất ít hoặc không có thông tin sai lệch, thì kết quả trên này vẫn có xu hướng thiên lệch hơn so với Google.
Trong tháng 9, NewsGuard đã phân tích 20 kết quả đầu tiên từ 27 lượt tra cứu trên TikTok về các vấn đề mới, phát hiện ra rằng có 19,5% video được đề xuất chứa các tuyên bố sai lệch hoặc gây hiểu nhầm. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh các kết quả tìm kiếm thông tin trên TikTok và Google về các vụ xả súng tại trường học, việc phá thai, dịch COVID-19, bầu cử Mỹ, căng thẳng tại Ukraine và những thông tin khác. Những tuyên bố sai lệch và gây hiểu lầm trong kết quả tìm kiếm bao gồm các thuyết âm mưu của phong trào QAnon, công thức tại nhà cho hydroxychloroquine – thuốc dùng để điều trị sốt rét và bệnh lupus.
Tuy nhiên, phía TikTok khẳng định phương pháp sử dụng trong phân tích này không chính xác và nền tảng này luôn ưu tiên chống thông tin sai lệch. Người phát ngôn của TikTok khẳng định nền tảng này không cho phép những thông tin sai lệch độc hại, bao gồm các thông tin thiếu chính xác về y học xuất hiện. TikTok hợp tác với những bên uy tín để thúc đẩy nội dung đã qua xác minh về các chủ đề liên quan đến y tế công, cũng như hợp tác với các bên kiểm chứng thông tin độc lập để đánh giá độ chính xác của nội dung.
Ứng dụng TikTok thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung Quốc). TikTok đang nằm trong tầm ngắm của nhà chức trách nhiều nước do bị cáo buộc không nỗ lực ngăn chặn các thông tin chính trị sai lệch hoặc có nội dung gây chia rẽ.
Trong phiên điều trần về tác động của mạng xã hội đối với an ninh quốc gia tại Thượng viện Mỹ ngày 14/9, Giám đốc điều hành TikTok Vanessa Pappas khẳng định các điều khoản dịch vụ và nguyên tắc cộng đồng của nền tảng này được xây dựng nhằm đảm bảo việc đem đến trải nghiệm an toàn và đáng tin cậy. Bà nhấn mạnh các chính sách của TikTok không khoan nhượng trước thông tin sai lệch, cực đoan bạo lực và hành vi thù ghét.
Thách thức lớn của châu Âu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Từng được xem là khu vực đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, châu Âu giờ đây đang phải tăng cường nhập khẩu than nhiệt (thermal coal) hơn bất kỳ khu vực nào khác.
Trữ than tại một nhà máy thép ở Duisburg, miền Tây Đức ngày 22/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo dữ liệu từ Kpler, từ tháng 1 đến hết tháng 8 vừa qua, "Lục địa già" là khu vực duy nhất trên thế giới tăng nhập khẩu than so với cùng kỳ năm ngoái, tạo ra 35,5% tương đương 15 triệu tấn nhiên liệu sản xuất điện. Kpler cho biết tính tới tháng 8, đã có 57,3 triệu tấn than nhiệt được vận chuyển vào châu Âu, chiếm 9,5% tổng lượng nhập khẩu than nhiệt toàn cầu trong cùng thời gian.
Kể từ khi cuộc xung đột tại Ukraine bùng phát vào tháng 2 năm nay làm gián đoạn việc cung cấp khí đốt tự nhiên và nhiên liệu từ khu vực này, các công ty châu Âu đã phải gấp rút tiến hành cuộc cải tổ khẩn cấp trong việc nhập khẩu năng lượng. Mặc dù vậy, việc tăng mua năng lượng lại đảo ngược nỗ lực cắt giảm nhập khẩu than của châu Âu, đồng thời đe dọa những nỗ lực đã được thực hiện trong thập niên qua nhằm đưa châu lục này trở thành khu vực đi đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Kể từ năm 2010, nhiều nhà máy than đã ngừng hoạt động trên khắp châu Âu và các nơi khác trong bối cảnh dư luận ngày càng phản đối mạnh mẽ việc sử dụng nhiên liệu bẩn, gây hại cho môi trường và kêu gọi sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng phát thải carbon thấp hơn. Trong cùng thời kỳ, châu Âu đã đẩy mạnh đầu tư vào việc lắp đặt các công trình năng lượng xanh, đồng thời tăng khoảng 15 điểm % tỷ trọng điện năng được tạo ra từ các nguồn năng lượng tái tạo lên gần 38% - chỉ đứng sau Mỹ Latinh. Khu vực này cũng đã đặt ra một số mục tiêu táo bạo nhất thế giới về sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó có mục tiêu đưa năng lượng từ các nguồn tái tạo tăng lên chiếm 32% tổng mức tiêu thụ năng lượng - bao gồm giao thông, hộ gia đình và công nghiệp, vào năm 2030.
Châu Âu nhất trí 4 giải pháp cấp bách về giá năng lượng Theo phóng viên TTXVN tại Bỉ, tại cuộc họp bất thường hôm 9/9 ở Brussels, Bộ trưởng Năng lượng 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về bốn giải pháp cấp bách để giảm giá năng lượng tăng cao. Các đại biểu dự Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng EU tại Brussels, Bỉ, ngày 9/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN...