New Zealand trừng phạt nhiều người trong giới truyền thông Nga
Ngày 12/12, Ngoại trưởng New Zealand Nanaia Mahuta cho biết nước này đã đưa trên 20 người có ảnh hưởng trong lĩnh vực truyền thông của Nga vào danh sách trừng phạt.
Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Nanaia Mahuta. Ảnh: thenationalnews
Trước đó, New Zealand đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với trên 1.200 cá nhân và tổ chức của Nga và Belarus, trong đó có lệnh cấm giao dịch tài sản và cấm nhập cảnh. Ngoài ra, New Zealand cũng áp đặt các biện pháp hạn chế kinh tế nghiêm ngặt, đình chỉ giao thương với Nga.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2, phương Tây đã áp đặt trừng phạt các biện pháp trừng phạt quy mô lớn đối với Nga.
Hiện Nga chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên.
EU tăng cường trừng phạt Nga
Ngày 7/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất gói trừng phạt thứ 9 đối với Nga, trong đó đưa thêm gần 200 cá nhân và thực thể vào danh sách trừng phạt, cũng như ngăn chặn Nga tiếp cận các thiết bị bay không người lái.
Ngày 7/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất gói trừng phạt thứ 9 đối với Nga. Ảnh: DW
Trong một tuyên bố, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết việc áp dụng 8 gói trừng phạt đến nay thể hiện quan điểm cứng rắn của Liên minh châu Âu (EU), song EC vẫn muốn "gia tăng áp lực đối với Nga". Theo đó, gói trừng phạt thứ 9 bao gồm việc bổ sung gần 200 cá nhân và thực thể vào danh sách, trong đó có các lực lượng vũ trang, công ty công nghiệp quốc phòng và 3 ngân hàng của Nga. EC đề xuất cấm giao dịch hoàn toàn với Ngân hàng phát triển khu vực Nga.
Bên cạnh đó, EC cũng đề xuất ban hành những quy định kiểm soát và hạn chế xuất khẩu đối với các hóa chất thiết yếu, chất độc thần kinh, linh kiện điện tử và công nghệ thông tin mà Nga có thể sử dụng. EU cũng sẽ ngăn chặn hoạt động cung cấp thiết bị bay không người lái và máy bay không người lái cho Nga, cũng như cấm xuất khẩu mặt hàng này sang nước thứ ba.
Ngoài ra, EC cũng sẽ cấm phát sóng 4 kênh truyền thông của Nga, dỡ bỏ các kênh này khỏi tất cả các nền tảng phát sóng. Ủy ban cũng đang đề xuất các biện pháp trừng phạt kinh tế tiếp theo đối với lĩnh vực khai khoáng và năng lượng của Nga, trong đó có lệnh cấm đầu tư khai khoáng mới ở Nga.
Kể từ khi xảy ra cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine hồi tháng 2/2022, EU đã triển khai 8 gói trừng phạt với Nga, tác động đến hơn 1.200 cá nhân và 118 thực thể có liên quan đến nước này.
Theo quy định, để có hiệu lực, đề xuất gói trừng phạt thứ 9 phải được Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu thông qua.
Thách thức mới với ngành vũ khí của Nga và phương Tây do xung đột ở Ukraine Cuộc xung đột Nga - Ukraine không hoàn toàn tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp vũ khí của cả Moskva và phương Tây. Ảnh minh họa: Reuters Cuộc xung đột ở Ukraine đã làm tăng nhu cầu về vũ khí, trong khi các quốc gia phương Tây tìm cách thay thế phần vũ khí viện trợ cho Kiev....