New Zealand tịch thu lượng ma túy lớn nhất lịch sử
Ngày 14.6, cảnh sát New Zealand thông báo bắt giữ 3 nghi phạm và tịch thu 494 kg ma túy đá (ảnh), giá trị ước tính lên tới 347 triệu USD, theo AFP.
Ảnh: AFP
Giới chức nước này khẳng định đây là lượng ma túy lớn nhất từ trước tới nay mà họ tịch thu được. Số “hàng” được tìm thấy sau khi người dân địa phương cấp báo về hành động đáng ngờ của một nhóm thanh niên tại bờ biển 90 Mile Beach thuộc đảo Bắc.
Theo tin báo, có 2 người đàn ông thuê người dân đẩy một chiếc xuồng lớn ra biển và có dấu hiệu khả nghi. Khi cảnh sát đến nơi, 2 nghi phạm bỏ chạy nhưng nhanh chóng bị bắt giữ.
Vài giờ sau, một người khác lén lút đến hiện trường nghe ngóng và cũng bị bắt. Qua quá trình lục soát, nhà chức trách tìm thấy 448 kg ma túy đá trên xuồng và thêm 46 kg chôn giấu gần đó.
Video đang HOT
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra.
Minh Trung
Theo Thanhnien
Bạo lực thế giới đang ở mức kỷ lục
5 nước hòa bình nhất thế giới là Ireland, Đan Mạch, Áo, New Zealand, Bồ Đào Nha. 5 nước kém hòa bình nhất thế giới là Syria, Nam Sudan, Iraq, Afghanistan, Somalia.
Tình hình bạo lực thế giới đang ở mức kỷ lục và vẫn đang ngày càng tăng, hãng tin Reuters (Mỹ) dẫn kết luận của Chỉ số Hòa bình Toàn cầu 2016 (GPI) công bố ngày 8-6.
Chỉ số GPI 2016 đo lường theo 23 chỉ số, trong đó gồm các vụ tội ác bạo lực, mức quân phiệt hóa và nhập khẩu vũ khí của các nước.
Chỉ số GPI 2016 cho thấy số thương vong vì xung đột ở mức cao nhất trong 25 năm, số vụ tấn công khủng bố ở mức cao nhất mọi thời điểm, số người phải đi tị nạn ở mức cao nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Hơn 100.000 người thiệt mạng vì xung đột năm 2014 - số liệu năm 2015 chưa được thống kê, tăng gấp 5 lần số người thiệt mạng năm 2008 là 20.000 người. Phần lớn các vụ khủng bố xảy ra tập trung ở 5 nước: Syria, Iraq, Nigeria, Afghanistan và Pakistan. Số người phải đi tị nạn năm 2015 là 60 triệu người.
Một em bé bị thương vì xung đột ở tỉnh Idlib (Syria) ngày 2-6 được đưa đi cấp cứu. (Ảnh: REUTERS)
Thiệt hại kinh tế vì bạo lực trong thập kỷ qua là 137.000 tỉ USD, lớn hơn GDP toàn cầu năm 2015.
Theo GPI 2016, các cuộc xung đột ngày càng căng thẳng ở Trung Đông là nguyên nhân lớn nhất làm gia tăng bạo lực toàn cầu. Tuy nhiên, ngoài khu vực Trung Đông, nếu so với tình hình thế giới năm 2015, tình hình thế giới năm nay đã có hòa bình hơn.
Dù có xảy ra các vụ khủng bố ở Paris (Pháp) và Brussels (Bỉ) gần đây và số liệu tử vong vì các vụ tấn công bạo lực, khủng bố ở châu Âu đã tăng hơn gấp đôi trong vòng 5 năm nay nhưng châu Âu vẫn là khu vực hòa bình nhất thế giới.
Theo chỉ số GPI 2016, 5 nước hòa bình nhất thế giới là Ireland, Đan Mạch, Áo, New Zealand, Bồ Đào Nha. 5 nước kém hòa bình nhất thế giới là Syria, Nam Sudan, Iraq, Afghanistan, Somalia.
Hiện có 120.000 lính mũ nồi xanh thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ được triển khai ở 16 điểm trên toàn cầu. Nhiều nhất là ở các nước Cộng hòa Dân chủ Congo, Nam Sudan, Mali, Cộng hòa Trung Phi, Lebanon.
Năm 2015, các lãnh đạo thế giới đã đồng ý sẽ kéo giảm đáng kể các hình thức bạo lực trên thế giới và tìm kiếm giải pháp lâu dài giải quyết xung đột và bất ổn vào năm 2030.
Một tín hiệu tích cực cho hòa bình thế giới là chi tiêu quân sự toàn cầu trong 3 năm qua đã giảm 10%.
Theo_PLO
Tắm biển ở Australia, nữ du khách bị cá sấu tấn công Một nữ du khách New Zealand đã bị cá sấu tấn công trong khi bơi ban đêm tại một bãi biển ở Queensland, Australia. Sự việc xảy ra khi nữ du khách 46 tuổi cùng một người bạn bơi tại bãi biển Thornton ở phía Bắc bang Queensland, Australia. Cảnh sát cho biết, nạn nhân và người bạn của cô không phải người...