New Zealand thắt chặt Luật kiểm soát súng đạn
Ngày 18-3, Nội các New Zealand đã nhất trí thắt chặt Luật kiểm soát súng đạn sau vụ xả súng đẫm máu tại đền thờ Hồi giáo ở TP Christchurch hôm 15-3 vừa qua khiến 50 người thiệt mạng và 50 người khác bị thương.
Cứ 4 người dân New Zealand có 1 người sở hữu súng
Thủ tướng Jacinda Ardern cho biết, ngày 25-3 tới, bà sẽ công bố những biện pháp cải cách mà bà tin rằng sẽ giúp cộng đồng trở nên an toàn hơn sau vụ xả súng này.
Năng lực tình báo yếu
Luật pháp New Zealand quy định, bất cứ ai trên 16 tuổi đều có thể xin giấy phép sử dụng súng có hiệu lực 10 năm và không bắt buộc tất cả các loại súng phải được đăng ký sử dụng. Theo ước tính của cảnh sát, tính đến năm 2014, New Zealand có khoảng 1,2 triệu khẩu súng được sở hữu hợp pháp, tức là cứ 4 người dân thì có một người sở hữu súng – tỷ lệ cao gấp 2 lần so với quốc gia láng giềng Australia. Tuy nhiên, những nỗ lực trước đây kêu gọi cải cách luật sở hữu súng đạn đều đang bị treo ở Quốc hội nước này.
Cuộc họp nội các ngày 18-3 cũng thảo luận về sự yếu kém của công tác tình báo của New Zealand. Trước khi vụ tấn công xảy ra, Thủ tướng Ardern cùng khoảng 30 quan chức khác đã nhận được thông báo ám chỉ về loạt vụ tấn công. Theo nữ thủ tướng, bà nhận được thông tin 9 phút trước vụ xả súng và đã ngay lập tức chuyển giao thông tin này cho lực lượng an ninh. Tuy nhiên, trong thông báo bà nhận được “không nêu địa điểm, cũng không nêu chi tiết cụ thể” về kế hoạch tấn công.
Video đang HOT
Truyền thông và mạng xã hội bị sờ gáy
Cùng ngày 18-3, một tòa án ở New Zealand đã bác đề nghị xin nộp tiền bảo lãnh của một nam thanh niên 18 tuổi sau khi đối tượng này bị đưa ra xét xử tại tòa án với cáo buộc phát tán video truyền trực tiếp vụ xả súng hôm 15-3 vừa qua. Theo tờ New Zealand Herald, dự kiến đối tượng (không được công bố danh tính) sẽ ra hầu tòa vào tháng 4 tới. Đối tượng trên đã bị cảnh sát bắt vào ngày 15-3, ngay giai đoạn đầu điều tra vụ xả súng. Đối tượng này bị cáo buộc phát tán video truyền trực tiếp vụ xả súng và đăng một bức ảnh chụp một đền thờ bị tấn công với thông điệp “trúng mục tiêu” cùng với các tin nhắn mang tính kích động bạo lực cực đoan. Cơ quan công tố cho biết, đối tượng này đối mặt với bản án lên tới 14 năm tù đối với mỗi tội danh trên.
Sau khi xảy ra vụ tấn công tại 2 đền thờ Hồi giáo ở TP Christchurch, làn sóng dư luận bùng lên mạnh mẽ tại New Zealand và Australia, yêu cầu các công ty truyền thông xã hội phải áp dụng các biện pháp chặt chẽ hơn nhằm ngăn chặn sự phát tán các hình ảnh và tuyên bố mang tính bạo lực.
Thủ tướng Ardern cũng yêu cầu các mạng xã hội giải trình về việc phát livestream diễn biến của vụ xả súng. Theo Facebook, mạng xã hội này đã dỡ bỏ 1,5 triệu video về vụ tấn công trên phạm vi toàn cầu trong vòng 24 giờ sau khi sự việc xảy ra. Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực này, đoạn video vẫn được phát tán rộng rãi trên mạng. Cơ quan truyền thông và thông tin Australia (ACMA) đã mở cuộc điều tra về khả năng vi phạm luật của các mạng lưới phát tán lên mạng đoạn video truyền trực tiếp hoặc đăng hình ảnh vụ xả súng tại New Zealand.
Theo ACMA, cuộc điều tra chính thức của cơ quan này sẽ liên quan tới nội dung phát sóng trực tiếp của các đài truyền hình thương mại, quốc gia và truyền hình trả tiền. Chủ tịch ACMA Nerida O’Loughlin sẽ đề nghị giám đốc điều hành (CEO) các hãng truyền hình cung cấp “thông tin khẩn cấp về tính chất, quy mô và ấn định thời gian phát sóng nội dung liên quan tới các vụ xả súng, nhất là vào ngày xảy ra vụ tấn công”. ACMA có thẩm quyền áp đặt mức phạt đối với những hãng vi phạm luật phát sóng của cơ quan này.
HẠNH CHI (tổng hợp)
Theo SGGP
Mối lo mạng xã hội thành công cụ cho khủng bố
Các trang mạng xã hội (MXH) có đông người dùng như Facebook và Twitter đang khẩn trương dỡ bỏ các nội dung, hình ảnh và video bạo lực liên quan đến các vụ xả súng hàng loạt tại hai đền thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch, New Zealand, khiến 49 người thiệt mạng và nhiều người bị thương...
Sau thảm kịch kinh hoàng, những đoạn video quay lại cảnh bắn giết đẫm máu như trong một trò chơi bạo lực trực tuyến trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Các trang MXH hành động sau khi "sự đã rồi" không phải để giúp mọi người quên đi nỗi sợ hãi này, mà để ngăn chặn tác động của tư tưởng cực đoan mà hung thủ xả súng ở đền thờ Al Noor, được xác định là Bernton Tarrant đã reo rắc. Điều nguy hiểm là những ý tưởng bệnh hoạn thực hiện vụ tấn công lại nhận được sự tung hô của không ít thành viên trong cộng đồng mạng.
Người dân New Zealand đặt hoa tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ xả súng gần đền thờ Al Noor. Ảnh: Getty Images.
Trước khi ra tay một ngày, hung thủ đã đăng tải một bài tuyên truyền dài hơn 70 trang trên Twitter cá nhân với nội dung nêu rõ động cơ tấn công là nhằm vào cộng đồng người Hồi giáo và người nhập cư, mà tên này coi là "những kẻ xâm lược". Đoạn video chia sẻ trên mạng ghi lại cảnh Bernton Tarrant lái xe tới một đền thờ, di chuyển vào bên trong và xả súng vào bất kỳ nạn nhân nào trong tầm ngắm, trong đó có cả trẻ em. Bernton Tarrant chia sẻ đường dẫn đoạn video để những người theo dõi hắn trên mạng có thể xem được vụ thảm sát. Hắn cũng đăng tải những hình ảnh về vũ khí và đạn dược của mình trên MXH trước khi hành động giết người. Mục đích của hành động này là nhằm thu hút sự chú ý của mọi người. Mặc dù bài tuyên truyền trên nặc danh nhưng sự ủng hộ dành cho nó đã được lan truyền nhanh chóng trên MXH.
Ngoài ra, trước khi thực hiện tấn công, kẻ thủ ác đã nói với những người xem trực tuyến của mình đăng ký kênh YouTube của PewDiePie, có 89 triệu người theo dõi trên nền tảng. PewDiePie là nick của một thanh niên Thụy Điển tên Felix Kjellberg, một người dùng YouTube nổi tiếng kiếm bộn tiền nhờ lượng người truy cập khổng lồ vào kênh của mình. Nhưng trước đây, Felix từng bị chỉ trích vì thúc đẩy các chủ đề cực hữu và ca ngợi một kênh YouTube chống Do Thái.
Kẻ xả súng hàng loạt ở New Zealand đã lợi dụng sự phổ biến của kênh PewDiePie để nhiều người biết tới hành động của mình. Như vậy, ngay từ đầu khi âm mưu tấn công được hình thành, hung thủ đã sử dụng các MXH như một công cụ để hỗ trợ các hành động khủng bố cực đoan của mình. Tuy nhiên, đã không ai ngăn được Bernton Tarrant gây tội ác vì hắn không nằm trong danh sách an ninh và theo dõi khủng bố.
Các dòng bình luận trên mạng ủng hộ những ý tưởng cực đoan của Bernton Tarrant đang được các trang MXH gỡ bỏ. Nhưng có thể thấy sự gia tăng của chủ nghĩa "da trắng thượng đẳng" trên mạng và sức mạnh của truyền thông xã hội trong việc lan truyền thông điệp đó. Bernton Tarrant tự mô tả hắn là một "người da trắng bình thường" lấy cảm hứng tấn công từ vụ xả súng tại Na Uy năm 2011, do kẻ theo chủ nghĩa dân tộc da trắng Andres Breivik gây ra, khiến 77 người thiệt mạng. Hắn nói muốn trả thù cho hàng nghìn người chết trong các vụ tấn công của những phần tử Hồi giáo cực đoan.
Twitter cho biết, đội ngũ sàng lọc thông tin đã sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp và phối hợp với cơ quan thực thi pháp luật để phục vụ công tác điều tra khi được yêu cầu. YouTube cũng khẳng định đang khẩn trương dỡ bỏ mọi video có tính chất bạo lực.
Trong những năm gần đây, những kẻ khủng bố sử dụng MXH ngày càng nhiều để phục vụ cho các âm mưu tấn công. Năm 2013, nhóm khủng bố Al-Shabaab dùng Twitter để phát trực tiếp hình ảnh vụ tấn công trung tâm mua sắm Westgate ở thủ đô Nairobi, Kenya. Vào tháng 1-2015, một kẻ khủng bố bắn hạ 4 người tại một khu chợ ở phía đông Paris nước Pháp đã quay cuộc tấn công bằng một máy GoPro và cố gắng gửi video này vào email trước khi hắn bị cảnh sát tiêu diệt.
Tech Against Terrorism là tổ chức làm việc cho Liên hợp quốc để hỗ trợ ngành công nghệ toàn cầu trong nỗ lực đấu tranh với tình trạng khủng bố lợi dụng công nghệ. Ông Adam Hadley, Giám đốc tổ chức này cho biết: "Chủ nghĩa khủng bố là bạo lực chính trị, nên những kẻ khủng bố luôn cần công khai để làm ảnh hưởng đến sự thay đổi về chính trị. Chúng luôn cần khán giả. Chúng thường đi đến nơi có đông khán giả nhất. Đó có thể là truyền thông truyền thống hoặc có thể là các nền tảng truyền thông xã hội quy mô lớn".
XUÂN PHONG
Theo QĐND
Người dân New Zealand đổ xô đi mua súng trước khi luật được sửa đổi Nhiều người dân New Zealand đã vội vã đổ xô đi mua súng vì lo ngại chính phủ sẽ siết Luật sở hữu súng, sau vụ xả súng kinh hoàng ở thành phố Christchurch. Súng trong một bộ sưu tập tư nhân ở New Zealand. Ảnh: Reuters Trên trang Facebook dành cho những người sử dụng súng Kiwi Gun Blog, cả người dùng...