New Zealand lần đầu tiên nâng mức cảnh báo đối với núi lửa Taupo
Ngày 20/9, các nhà khoa học New Zealand lần đầu tiên nâng cảnh báo núi lửa Taupo lên mức 1, sau khi ghi nhận những dấu hiệu biến động ở núi lửa này.
Các đỉnh núi lửa của Núi Tongariro, Ngarruhoe và Ruapehu bên cạnh bờ Hồ Taupo. Ảnh: REUTERS
Theo GeoNet, cơ quan cung cấp thông tin địa chất của New Zealand, cơ quan này đã ghi nhận gần 700 trận động đất nhỏ bên dưới Hồ Taupo – hõm chảo do núi lửa Taupo tạo ra và là hồ lớn nhất ở New Zealand. Do đó, GeoNet đã nâng cảnh báo từ mức 0 lên mức 1 đối với núi lửa này.
GeoNet cho biết trong 150 năm qua đã xảy ra 17 đợt biến động ở núi lửa này, một số đợt trong đó có diễn biến nghiêm trọng hơn hiện nay, tuy nhiên, những biến động này không dẫn đến bất cứ đợt phun trào nào tại núi lửa này.
Lần gần đây nhất núi lửa Taupo phun trào là vào khoảng năm 232 trước Công nguyên. Ở lần phun trào này, núi lửa Taupo phun ra hơn 100 km khối vật chất vào khí quyển, tàn phá một khu vực rộng lớn ở miền Trung Bắc của New Zealand thời kỳ trước khi có con người sinh sống. Theo Geonet, đây là vụ phun trào lớn nhất trên Trái Đất trong 5.000 năm qua.
Trưởng nhóm Khoa học Núi lửa GNS Science, ông Nico Fournier cho biết GNS Science thông qua GeoNet liên tục theo dõi núi lửa Taupo và các núi lửa đang hoạt động khác để phát hiện các dấu hiệu biến động. Ông nhận định khả năng núi lửa Taupo phun trào hiện tại khá thấp, song những biến động dù nhỏ của ngọn núi lửa này đã gây ra các trận động đất và làm biến dạng mặt đất tại núi lửa Taupo kể từ tháng 5/2022.
Theo ông Fournier, mặc dù cảnh báo cấp 1 chủ yếu liên quan những tác hại đối với môi trường, song cũng có khả năng núi lửa phun trào gây nguy hiểm.
Nga nỗ lực tìm kiếm những người leo núi lửa Klyuchevskaya Sopka còn sống sót
Lực lượng cứu hộ ngày 5/9 vẫn đang cố gắng tiếp cận những người còn sống sót sau khi leo núi lửa Klyuchevskaya Sopka. Tính đến nay, đã có 8 trong số 12 người trong đoàn leo núi thiệt mạng.
Theo hãng tin RIA Novosti của Nga, đoàn leo núi 12 người, trong đó có 2 hướng dẫn viên, đã leo núi Klyuchevskaya Sopka ở khu vực bán đảo Kamchatka, Đông Bắc Nga kể từ ngày 30/8. Nhà chức trách Nga cho biết một nhóm cứu hộ đang leo lên tiếp cận những người sống sót, hiện đang mắc kẹt ở độ cao trên 3.300 m. Quá trình giải cứu đang gặp khó khăn do điều kiện nguy hiểm và khó đoán định, với gió mạnh, nhiệt độ giảm sâu và tuyết ở độ cao lớn.
Trước đó, các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ để tiếp cận những người bị mắc kẹt đã không thành công, vì gió mạnh đã cản trở trực thăng hạ cánh xuống núi lửa vào ngày 4/9.
Lực lượng chức năng đã thiết lập đường dây nóng cung cấp thông tin cho những người thân của đoàn leo núi, cũng như mở cuộc điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn.
Núi lửa Klyuchevskaya Sopka có độ cao 4.750 m là một trong những núi lửa còn hoạt động cao nhất thế giới.
Phát hiện mới về quá trình hình thành các vụ phun trào núi lửa siêu lớn Các vụ phun trào núi lửa quy mô lớn là kết quả của quá trình tích tụ đá nóng chảy ở hàng trăm km dưới mặt đất trong suốt hàng triệu năm. Đây là kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature số ra mới nhất. Núi lửa Villarrica ở miền Nam Chile phun nham thạch. Ảnh: AFP/TTXVN Nhà nghiên cứu núi...