New Zealand ghi nhận ca đầu tiên tử vong vì bệnh dại
New Zealand ngày 30/3 thông báo đã ghi nhận ca đầu tiên tử vong vì mắc bệnh dại là một người mắc căn bệnh này từ nước ngoài.
Bộ Y tế New Zeland khẳng định không có nguy cơ đối với cộng đồng.
Các bác sĩ đã áp dụng “các biện pháp kiểm soát lây nhiễm toàn diện” tại hai bệnh viện mà bệnh nhân trên được điều trị ở thành phố Whangarei và gần thành phố Auckland trên đảo North Island.
Bệnh nhân nói trên được cho là đã mắc bệnh trước khi nhập viện tại Whangarei đầu tháng 3. Kết quả xét nghiệm sau đó xác nhận đây là ca đầu tiên mắc bệnh dại ở New Zealand, quốc gia có 5 triệu dân.
Tuyên bố của bộ trên nêu rõ: “Khả năng lây truyền bệnh dại từ người sang người là rất hiếm, vì vậy không có nguy cơ đối với cộng đồng”.
Bộ Y tế cho biết: “New Zealand không ghi nhận bất cứ ca bệnh dại nào ở động vật và người, vì vậy ca bệnh này không thay đổi quy chế quốc gia không có bệnh dại”. Tuy nhiên, Giám đốc y tế cộng cộng Nick Jones cho biết khách du lịch cần phải cảnh giác vì mỗi năm trên thế giới có hàng nghìn ca mắc bệnh dại đã được ghi nhận ở người”. Ông Jones kêu gọi mọi người tiêm phòng dại trước khi du lịch đến các nước mà căn bệnh này đã trở nên phổ biến.
Bệnh dại là một căn bệnh do virus gây ra viêm não, chủ yếu lây lan qua nước bọt của động vật nhiễm bệnh khi con vật này cắn người. Triệu chứng ban đầu có thể bao gồm sốt và ngứa ran nơi vết thương, tiếp đến là một hoặc nhiều hơn những triệu chứng sau: hành động bạo lực, kích động không kiểm soát, sợ nước, không thể cử động các phần cơ thể, lú lẫn và mất ý thức.
Khi nào cần tiêm vắc xin phòng bệnh dại?
Với bệnh dại, khi đã lên cơn dại thì cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.
Video đang HOT
Cùng với việc dự phòng dại trước và sau phơi nhiễm cho người, tiêm phòng dại cho thú nuôi định kỳ hằng năm là một trong những biện pháp giảm thiểu tỷ lệ mắc phải bệnh dại trong cộng đồng.
Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
Theo Bộ Y tế, năm 2021 ghi nhận 54 ca tử vong do bệnh dại tại các tỉnh, thành. Chỉ 6 tháng đầu năm nay đã ghi nhận 30 ca tử vong do bệnh dại, và xu hướng thường tăng trong 6 tháng cuối năm.
Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại.
Hiện bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.
Chó thả rông trong một khu dân cư ở Hà Nội. Ảnh NGỌC THẮNG
Tác nhân gây bệnh là vi rút dại (Rhabdovirus). Sức đề kháng của vi rút dại yếu, dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C trong vòng 30 phút, ở 60 độ C trong 5 - 10 phút, và ở 70 độ C trong 2 phút. Trong điều kiện lạnh 4 độ C, vi rút sống được từ vài tuần đến 12 tháng, ở nhiệt độ dưới 0 độ C sống được từ 3 - 4 năm. Vi rút dại được bảo tồn chủ yếu trong cơ thể vật chủ.
Theo Bộ Y tế, ổ chứa vi rút dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng. Tại VN, chó là ổ chứa vi rút dại chủ yếu (chiếm 96 - 97%) sau đó là mèo (3 - 4%).
Vi rút dại tấn công tủy sống và não
Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi rút dại phát triển từ lớp trong cùng của mô dưới da, hoặc từ cơ bắp tiến vào các dây thần kinh ngoại biên (tức là các dây thần kinh trong cơ thể con người nằm ngoài não hoặc tủy sống). Vi rút di chuyển dọc theo các dây thần kinh tới tủy sống và não bộ với tốc độ ước tính khoảng 12 - 24 mm mỗi ngày. Người bị nhiễm bệnh sẽ có những thay đổi hành vi và có những biểu hiện lâm sàng khi vi rút bắt đầu xâm nhập vào não bộ.
Thời gian ủ bệnh dại ở người từ 2 - 8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên 1 năm hoặc 2 năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc số lượng vi rút xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ. Vết thương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn.
Do đó, vùng bị cắn - vết thương ở đầu và cổ, cũng như những vết thương ở các khu vực đầu mút thần kinh như ngón tay, thường có thời gian ủ bệnh ngắn hơn, do khoảng cách gần hơn cho vi rút xâm nhập vào mô thần kinh.
Dấu hiệu và triệu chứng của người bị bệnh dại là: đau hoặc ngứa ở vết cắn (trên 80% trường hợp); sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2 - 4 ngày; sợ nước; không chịu được tiếng ồn, ánh sáng hoặc không khí; sợ hãi khi thấy cái chết sắp xảy ra. Bệnh nhân (BN) cũng có thể tức giận, bứt rứt, trầm cảm, tăng động. Thời gian bị bệnh thường 2 - 3 ngày, có thể kéo dài đến 5 - 6 ngày hoặc dài hơn khi được chăm sóc tích cực.
Biện pháp dự phòng bệnh dại
Phối hợp thú y và y tế thực hiện giám sát nơi có ổ dịch chó dại cũ, nơi thường xảy ra bệnh dại ở động vật, những nơi mua bán chó, mèo.
Thực hiện đăng ký, cấp giấy phép cho chủ nuôi chó, mèo; tiêm vắc xin dại có hiệu lực cho đàn chó, mèo đạt ít nhất trên 85% trong quần thể vật nuôi.
Những người có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại như nhân viên thú y, kiểm lâm, làm việc trong phòng thí nghiệm có vi rút dại... cần được gây miễn dịch bằng vắc xin dại tế bào có hiệu lực bảo vệ cao và tiêm nhắc lại theo chỉ định của y tế.
Những người bị chó, mèo cắn phải thực hiện nghiêm ngặt việc xử lý vết thương và điều trị dự phòng theo hướng dẫn.
Ở giai đoạn sau, khi chỉ thoáng nhìn thấy nước, BN đã có thể bị co thắt ở cổ và họng.
Một chuyên gia đầu ngành về bệnh truyền nhiễm đặc biệt lưu ý: Hiện không có phương pháp điều trị đặc biệt nào khi đã phát bệnh (lên cơn dại). Lúc này, hầu như không thể làm được gì ngoài việc giữ cho BN cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và lo lắng bồn chồn. BN được dùng thuốc an thần kiểm soát các cơn co thắt cơ và hiện tượng dễ bị kích thích.
BN cần được chăm sóc trong phòng yên tĩnh với ánh sáng dịu và tránh các tác nhân kích thích (ví dụ: tiếng ồn lớn, không khí lạnh...), vì chúng có thể làm tăng nguy cơ co thắt và co giật.
Cách xử trí vết thương khi bị động vật cắn
Bộ Y tế hướng dẫn: Nếu bị động vật cắn thì cần thực hiện như sau: Vết thương cần được rửa ngay với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong 10 - 15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại. Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn i-ốt, nếu có. Tiếp đó, đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.
Những điều không nên làm đối với vết cắn của động vật là: sử dụng các chất kích thích vào vết thương như ớt bột, nước ép hoặc nhựa cây, axit hoặc kiềm; băng bó, đắp thuốc kín vết thương.
TP Hồ Chí Minh: Gần 500 người bị chó cắn trong dịp Tết Trong dịp Tết Nguyên đán 2023, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh ghi nhận hàng trăm trường hợp đến tiêm vaccine phòng dại, trong đó nhiều nhất là bị chó cắn. Ngày 31/1, bác sĩ Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh cho biết, trong dịp Tết vừa qua, bệnh viện đã ghi...