New Zealand đón chào du khách Australia
Sáng 13/4, người dân Australia đã bắt đầu tới New Zealand sau khi nước này lần đầu tiên mở cửa trở lại biên giới kể từ sau khi đóng cửa vào giữa năm 2021 để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Hành khách tại sân bay quốc tế Auckland, New Zealand, ngày 28/2/2022. Ảnh: AFP/ TTXVN
Chuyến bay đầu tiên trong tổng số 11 chuyến bay dự kiến từ Australia đến New Zealand của hãng hàng không Air New Zealand, đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế ở Auckland.
Trong phát biểu chào đón du khách Australia, người đứng đầu bộ phận kinh doanh và chăm sóc khách hàng của hãng hàng không Air New Zealand, ông Leanne Geraghty khẳng định đây là bước đầu tiên trong hành trình đón mừng du khách quốc tế trở lại và với cả New Zealand và hãng hàng không, đây là khoảnh khắc không thể vui mừng hơn. Truyền thông địa phương đã phát sóng những hình ảnh cảm động của những gia đình và bạn bè đoàn tụ tại sân bay Auckland.
Giống như nhiều nước khác, New Zealand đã áp đặt một loạt biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt trong suốt thời kỳ dịch bệnh COVID-19 lây lan. Nước này và Australia đã có khoảng thời gian ngắn áp dụng “bong bóng đi lại”, song thỏa thuận này đã phải tạm ngừng vào giữa năm 2021 – thời điểm dịch bệnh tái bùng phát.
Hiện tại, New Zealand đã bắt đầu nới lỏng một số quy định tại biên giới với hy vọng thúc đẩy du lịch và tháo gỡ phần nào tình trạng thiếu lực lượng lao động trong nước. Theo đó, từ 1/5, du khách đến từ các nước được miễn thị thực nhập cảnh như Mỹ, Anh và Singapore sẽ tự do tới New Zealand. Đến 1/10, New Zealand mở cửa hoàn toàn đón chào du khách nước ngoài.
Chuyên gia New Zealand khuyến cáo không nên coi nhẹ biến thể Omicron
Giáo sư dịch tễ học tại Đại học Auckland (New Zealand), ông Rod Jackson kêu gọi người dân nước này không nên coi nhẹ làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron, và đặc biệt không nên nghĩ rằng đó chỉ như là bệnh cúm mùa.
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh nghiên cứu mới cho thấy làn sóng Omicron tại New Zealand có thể đạt đỉnh vào tháng 3 tới với 4.000 ca nhiễm mới/ngày.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Auckland, New Zealand. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, Giáo sư Jackson lưu ý rằng "rõ ràng" là người dân New Zealand chưa thực sự nhìn nhận làn sóng này một cách nghiêm túc. Ông khẳng định việc cho rằng Omicron chỉ gây bệnh nhẹ như cúm là "không đúng". Ông viện dẫn tại Mỹ, số người tử vong vì Omicron đã vượt số ca tử vong vì Delta.
Theo chuyên gia trên, tỷ lệ tử vong vì Omicron tại Mỹ cao như vậy là vì biến thể này có khả năng lây nhiễm cao. Ông so sánh: "Virus lây lan như cháy rừng".
Giáo sư Jackson nhấn mạnh tới một vấn đề khác rất quan trọng khi so sánh giữa cúm với nhiễm biến thể Omicron chính là giá trị R, tức số người mà một người có thể lây nhiễm. Giá trị R của cúm ở mức dưới 2 trong khi với Omicron "chúng ta thậm chí không biết giá trị này lớn đến mức nào". Ông nói: "Chắc chắn là cao hơn Delta, biến thể có giá trị R là 6 (tức là một người có thể lây nhiễm cho 6 người)". Chính vì vậy, ông khẳng định rằng đây là một căn bệnh rất khác với cúm và không nên xem nhẹ.
Giáo sư Jackson kêu gọi mọi người đi tiêm phòng trong bối cảnh đường biểu thị mức tăng tỷ lệ nhập viện do COVID-19 trong 2 tuần qua ở New Zealand "gần như thẳng đứng".
New Zealand công bố lộ trình mở cửa biên giới quốc tế Ngày 3/2, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã công bố lộ trình mở cửa trở lại biên giới quốc gia theo 5 giai đoạn. Nhân viên làm việc tại một điểm xét nghiệm COVID-19 ở Auckland, New Zealand. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN Cụ thể, kể từ ngày 2/2, những công dân New Zealand đang ở tại Australia, đã tiêm phòng đầy đủ,...