New Zealand đã mua đủ vaccine ngừa COVID-19 cho toàn bộ người dân
Với việc mua thêm vaccine ngừa COVID-19 được hai công ty dược phẩm Pfizer và BioNTech kết hợp phát triển, New Zealand đã có đủ liều lượng để tiêm chủng cho toàn bộ dân số.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Reuters, Chính phủ New Zealand đã ký một hợp đồng mua thêm 8,5 triệu liều vaccine Pfizer, đủ tiêm chủng cho trên 4 triệu người. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 8/3 tuyên bố lô vaccine này sẽ được chuyển tới quốc gia này vào nửa cuối năm nay.
“Tổng cộng chúng tôi đã đặt 10 triệu liều vaccine của Pfizer hay nói cách khác, đủ cho 5 triệu người tiêm hai mũi cần thiết để đảm bảo hiệu quả trước virus SARS-CoV-2 gây ra dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19″, Thủ tướng Ardern nói. Trước đó, thỏa thuận ban đầu của New Zealand với Pfizer chỉ là 1,5 triệu liều.
Nữ lãnh đạo cho biết quyết định đặt Pfizer trở thành nhà cung cấp vaccine chính cho quốc gia này được đưa ra sau khi vaccine của hãng cho thấy kết quả hiệu quả 95% ngăn chặn các ca nhiễm có triệu chứng.
Video đang HOT
New Zealand bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng quốc gia với vaccine Pfizer-BioNTech từ tháng trước và dự kiến sẽ tiêm chủng cho toàn bộ người dân vào cuối năm nay.
Chỉ với trên 2.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 26 trường hợp tử vong, New Zealand phần lớn đã ngăn chặn đại dịch so với các nước phát triển khác nhờ hệ thống truy vết nhanh chóng, quyết định đóng cửa biên giới sớm và ra lệnh phong tỏa kịp thời.
Theo các số liệu nghiên cứu chính thức được thực hiện trong điều kiện thực tế ở Anh, vaccine của hãng Pfizer/BioNTech “hiệu quả cao” trong việc giảm lây nhiễm và giảm các triệu chứng nặng ở người cao tuổi.
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên các số liệu thu thập từ tháng 1 cho thấy người trên 80 tuổi được tiêm liều đầu tiên loại vaccine này tránh được 80% nguy cơ nhập viện trong vòng 3-4 tuần sau khi tiêm. Các dữ liệu chi tiết của nghiên cứu cho thấy vaccine của Pfizer/BioNTech có hiệu quả bảo vệ từ 57-61% sau liều đầu tiên.
Pfizer chậm bàn giao vaccine, Italy cảnh báo hành động pháp lý
Ngày 19/1, ủy viên đặc biệt phụ trách ứng phó với COVID-19 của Italy Domenico Arcuricho cảnh báo nước này sẽ có hành động pháp lý nhằm vào hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ liên quan đến việc chậm bàn giao vaccine ngừa COVID-19.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Arcuricho, việc bảo vệ sức khỏe người dân Italy không phải vấn đề có thể thương lượng. Quan chức này cho biết các bộ trưởng và lãnh đạo các vùng đã nhóm họp để cân nhắc biện pháp bảo vệ người dân nước này và nhất trí rằng có hành động pháp lý trong vài ngày tới đối với Pfizer.
Vaccine ngừa COVID-19 do hai hãng Pfizer và BioNTech phát triển trong một thời gian ngắn kỷ lục và đã được đưa vào sản xuất ngay sau khi được Liên minh châu Âu (EU) cấp phép vào cuối tháng 12/2020. Tuy nhiên, ngày 15/1 vừa qua, Pfizer cho biết việc vận chuyển vaccine sẽ bị trì hoãn trong vòng 3 - 4 tuần do tiến độ sản xuất tại nhà máy chính của hãng ở Bỉ. Sau đó, Pfizer và BioNTech thông báo sẽ rút ngắn thời gian chậm giao hàng xuống còn 1 tuần.
Việc trì hoãn này đã gây quan ngại cho các nước châu Âu, trong bối cảnh nhiều nước EU chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 và Italy là quốc gia bị tác động mạnh nhất.
Theo ông Arcuri, 29% trong số vaccine đã cam kết không được chuyển đến Italy trong tuần này.
Theo thống kê của trang worldmeters.info, đến nay Italy đã ghi nhận 2.400.598 người mắc COVID-19, trong đó có 83.157 ca tử vong. Nước này đã chủng ngừa cho hơn 1,2 triệu người.
Cũng liên quan đến vaccine Pfizer/BioNTech, ngày 19/1, kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm được công bố cho thấy vaccine này có khả năng chống lại biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Anh và hiện đã lây lan khắp thế giới.
Kết quả đáng khích lệ này dựa trên cơ sở phân tích mẫu máu của 16 người đã tiêm vaccine trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng trước đó. Những người này được tiếp xúc với một virus nhân tạo, được gọi là virus mô phỏng, có bề mặt protein giống như biến thể được phát hiện tại Anh và 10 đột biến đặc trưng của biến thể này. Kết quả cho thấy kháng thể sản sinh trong máu của các tình nguyện viên đã vô hiệu hóa virus "giả" nói trên với mức độ hiệu quả tương tự như đối với virus SARS-CoV-2.
Tuần trước, Pfizer dẫn kết quả một nghiên cứu tương tự trong phòng thí nghiệm cho thấy vaccine có hiệu quả chống lại một đột biến quan trọng, được gọi là N501Y, được phát hiện ở cả hai biến thể mới có khả năng lây lan nhanh hơn của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Anh và Nam Phi.
Vaccine của Pfizer có thể chống lại biến chủng mới Thông tin được đưa ra sau khi các chuyên gia phân tích, so sánh mẫu máu của người đã tiêm vaccine mà Pfizer/BioNTech sản xuất. Mới đây, các chuyên gia y tế tại Pfizer/BioNTech phối hợp nhóm nhà khoa học Đại học Y, Đại học Texas, Mỹ, nghiên cứu về khả năng bất hoạt virus của vaccine ngừa Covid-19 mà đơn vị này...