New Zealand cảnh báo nguy cơ xuất hiện thêm các biến thể mới của SARS-CoV-2
Ngày 8/2, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cảnh báo đại dịch COVID-19 sẽ không chấm dứt với biến thể Omicron và trong năm nay, nước này phải chuẩn bị ứng phó với nhiều biến thể khác của virus SARS-CoV-2.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Wellington, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Ardern đưa ra lời cảnh báo trên trong bài phát biểu đầu tiên trong năm 2022 trước các nghị sĩ trong bối cảnh hàng trăm người biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội ở thủ đô Wellington đòi chấm dứt các biện pháp hạn chế và quy định tiêm vaccine bắt buộc.
Nhà lãnh đạo New Zeland cho biết giới chuyên gia nhận định biến thể Omicron sẽ không phải là biến thể cuối cùng mà New Zealand phải ứng phó trong năm nay. Do vậy, bà nêu rõ Chính phủ New Zealand sẽ cần phải có sự chuẩn bị ứng phó với các biến thể mới.
Video đang HOT
Chính phủ New Zealand đã áp đặt một số biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhất trong hai năm qua nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Các biện pháp này đã giúp tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do COVID-19 tại New Zealand ở mức thấp. Đến nay, nước này mới chỉ ghi nhận khoảng 18.000 ca mắc và 53 ca tử vong do COVID-19.
Tuần trước, Chính phủ New Zealand cho biết từ nay đến tháng 10 tới, nước này sẽ mở cửa lại biên giới theo từng giai đoạn tùy thuộc vào diễn biến dịch bệnh thực tế. Hiện số ca nhiễm mới biến thể Omicron đang tăng mạnh sau khi một số biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng gần đây. Thủ tướng Ardern dự báo số ca nhiễm biến thể Omicron có thể lên tới đỉnh điểm vào tháng 3 tới – từ 10.000 – 30.000 ca/ngày. New Zealand ghi nhận số ca mắc mới trong ngày cao nhất là vào ngày 5/2 – với 243 ca.
* Ngày 7/2, người phụ trách chương trình tiêm chủng COVID-19 của Israel, ông Salman Zarka cho biết khoảng 700 ca nhiễm dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron, còn gọi là “Omicron tàng hình” đã được ghi nhận ở nước này đến nay, tăng gấp đôi so với con số 350 ca công bố ngày 31/1.
Phát biểu với báo giới, ông Zarka nêu rõ: “Chúng tôi đang theo dõi biến thể này ở các nước khác và lo ngại chúng có thể gây ra hàng nghìn ca bệnh trong nhiều tuần (tại Israel)”. Tuy nhiên, ông nhận định các bệnh viện của nước này không có nguy cơ bị quá tải.
Biến thể BA.2 được cho là có khả năng “tàng hình” tốt hơn so với biến thể Omicron gốc vì có những đặc điểm di truyền đặc biệt khiến nó khó bị theo dõi. Một số nhà khoa học lo ngại rằng BA.2 cũng có thể dễ lây lan hơn. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều điều chưa rõ về biến thể này, trong đó có câu hỏi liệu nó có né tránh vaccine tốt hơn hay gây bệnh nặng hơn hay không.
Bỉ là nước châu Âu đầu tiên ghi nhận ca nhiễm biến thể mới B.1.1.529
Ngày 26/11, Bỉ thông báo đã phát hiện ca đầu tiên tại châu Âu nhiễm siêu biến thể B.1.1.529 của virus SARS-CoV-2.
Đó là một người chưa được tiêm phòng, vừa trở về từ nước ngoài.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Antwerp, Bỉ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Y tế Frank Vandenbroucke cho biết: "Chúng tôi đã xác nhận một ca nhiễm biến thể này".
B.1.1.529 là biến thể mới nhất được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi ngày 25/11. Đây là biến thể có số lượng đột biến rất cao, cũng đã được phát hiện ở Botswana và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) trong số những du khách đến từ Nam Phi. Điều mà các nhà khoa học quan ngại là B.1.1.529 có thể tránh được phản ứng miễn dịch của cơ thể và có khả năng lây nhiễm cao.
Lo ngại về tác động của siêu biến thể trên, Đan Mạch đã ra lệnh cấm đi lại không thiết yếu đến Nam Phi và các nước châu Phi khác nhằm tránh lây lan biến thể mới.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Carolina Darias cho biết nước này sẽ quyết định hạn chế các chuyến bay từ Nam Phi và Botswana, sau khi nhiều nước châu Âu khác đã có quyết định tương tự. Bà Darias không cho biết chi tiết thời điểm quyết định trên có hiệu lực, song một cuộc họp nội các để thông qua quyết định này đã được lên kế hoạch vào ngày 30/11. Theo Bộ trưởng Darias, người đến từ các nước có nguy cơ cao sẽ phải trình bằng chứng đã tiêm phòng hoặc xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Thông báo trên được đưa ra sau khi Ủy ban châu Âu (EC) khuyến cáo một lệnh cấm trên toàn châu Âu đối với người đến và đi Nam Phi do số ca nhiễm biến thể B.1.1.529 tại Nam Phi đang tăng nhanh.
Các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm ở chuột Kết quả nghiên cứu mới công bố của một nhóm các nhà sinh vật học thuộc Đại học bang Georgia (Mỹ) cho thấy một số biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể lây nhiễm qua đường hô hấp ở loài chuột hoang, không giống như chủng ban đầu được ghi nhận ở Trung Quốc hồi cuối năm 2019. Hình...