New Zealand: Cảnh báo lũ lụt gây thiệt hại tương đương với động đất
Các trận lũ lụt ngày càng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại cho New Zealand tương tự như các trận động đất.
Cảnh báo này được đưa ra trong nghiên cứu công bố ngày 24/8.
Cảnh ngập lụt sau những trận mưa lớn tại Nelson, South Island, New Zealand, ngày 17/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Các chuyên gia cảnh báo biến đổi khí hậu có thể khiến lũ lụt có sức tàn phá tương tự như động đất gây ra. Nghiên cứu cho thấy đến năm 2050, chi phí sửa chữa công trình hằng năm tại New Zealand có thể tăng thêm hơn 20% và đến năm 2100 là 30%.
Video đang HOT
Theo công ty nghiên cứu CoreLogic và nhà cung cấp bảo hiểm Munich Re, chi phí trung bình hằng năm để sửa chữa nhà bị hư hại do lũ lụt ở New Zealand là 62 triệu USD và dự kiến sẽ tăng lên.
Giám đốc điều hành của Munich Re Australia, ông Scott Hawkins cho biết đảo quốc này sẽ chứng kiến các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng cả về tần suất và mức độ do biến đổi khí hậu.
Hiện New Zealand vẫn đang chật vật khắc phục hậu quả đợt lũ lụt tại Đảo Nam từ tuần trước. Trong những năm gần đây, lũ lụt đã tàn phá các cộng đồng sinh sống tại Đảo Nam. Thủ tướng Jacinda Ardern cảnh báo các khu vực dễ bị lũ lụt chưa sẵn sàng đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu.
Trong khi đó, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất New Zealand – IAG khuyến cáo người dân không nên xây dựng nhà ở các khu vực dễ bị lũ lụt. Theo IAG, 10 trận lũ lớn trong 2 năm qua gây thiệt hại tổng cộng khoảng 248 triệu USD.
Con số này nhỏ hơn so với thiệt hại do động đất gây ra. Trận động đất Canterbury năm 2011 đã tàn phá thành phố Christchurch lớn thứ hai của New Zealand và cướp đi sinh mạng của 185 người. Theo hãng bảo hiểm Swiss Re, riêng trận động đất kinh hoàng này đã khiến hãng chi trả khoảng 25 tỷ USD tiền bồi thường, theo đó đây là thiên tai gây thiệt hại nặng nhất đối với đảo quốc Thái Bình Dương từ trước đến nay.
Trung Quốc bàn giao tàu cao tốc cho Indonesia
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, tàu điện đa năng (EMU) phục vụ cho dự án tàu cao tốc Jakarta - Bandung (KCJB) đã bắt đầu được Trung Quốc bàn giao cho Indonesia.
EMU là tàu cao tốc với các thông số kỹ thuật tiên tiến. Ảnh: globaltimes.cn
Công tác bàn giao 11 đầu tàu và khoang tàu sẽ được tiến hành từ nay đến tháng 4/2023. Bộ Giao thông vận tải Indonesia đặt mục tiêu KCJB sẽ được đưa vào thử nghiệm vào tháng 11 năm nay, cùng thời điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 do Indonesia làm Chủ tịch.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Indonesia Budi Karya Sumadi ngày 6/8 cho biết, tàu cao tốc sẽ phục vụ 68 chuyến mỗi ngày tại 5 nhà ga. Dự kiến giá vé 1 chiều dao động khoảng 250.000 - 300.000 rupiah (tương đương 16,7 - 20 USD). Mức giá này mặc dù cao hơn chi phí đi từ Jakarta đến Bandung bằng các phương tiện khác hiện nay nhưng được đánh giá là tương xứng với hiệu quả đem lại khi chỉ mất 36 - 45 phút cho cả quãng đường so với 90 phút đi bằng các phương tiện khác.
EMU là tàu cao tốc với các thông số kỹ thuật tiên tiến, có khả năng hoạt động đa phương tiện với các EMU khác không có đầu máy riêng biệt. Đặc biệt, EMU có thể giám sát các mối nguy hiểm, như động đất, lũ lụt, các cuộc tấn công của vật thể lạ và khả năng chống cháy. Điều này rất phù hợp với các đặc điểm địa lý tự nhiên tại quốc gia "vành đai lửa Thái Bình Dương" này.
Cho đến nay, tiến độ của dự án KCJB đã đạt 85%, và vẫn còn một số hạng mục cần hoàn thiện như công trình hầm, gia tải trước, đặt đường ray và nhà ga.
Quân đội Mỹ lần đầu tiên công bố chiến lược khí hậu Quân đội Mỹ ngày 8/2 lần đầu tiên công bố chiến lược khí hậu, được đưa ra nhằm bảo vệ các căn cứ trước ảnh hưởng của tình trạng Trái Đất ấm lên cũng như tăng cường năng lực thông qua việc huấn luyện binh sĩ ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, hạn hán và lũ lụt....