New Zealand bỏ thí điểm cho cảnh sát mang súng ra đường
Cảnh sát New Zealand bỏ kế hoạch tổ chức đội tuần tra vũ trang khi dư luận lo ngại nguy cơ quân sự hóa lực lượng hành pháp kiểu Mỹ.
Andrew Coster, người đứng đầu lực lượng cảnh sát New Zealand, hôm 9/6 thông báo hủy chương trình thí điểm cho cảnh sát mang vũ khí tuần tra trên đường phố sau khi vấp phải phản ứng quyết liệt từ dư luận.
“Rõ ràng trong quá trình thí điểm, các đội tuần tra vũ trang không phù hợp với phong cách trị an mà người dân New Zealand mong đợi”, Coster cho biết, thêm rằng ông đã cam kết lực lượng cảnh sát “về cơ bản sẽ không vũ trang” khi tuần tra và hoạt động với sự ủng hộ của người dân.
“Công chúng cảm thấy ra sao mới là quan trọng. Cảnh sát chúng tôi phải nhận được sự tán thành từ công chúng và đó là một đặc quyền”, Coster nói thêm.
Cảnh sát New Zealand mang súng khi đứng gác ở nhà thờ Hồi giáo Al Noor, thành phố Christchurch, tháng 3/2019. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Cảnh sát New Zealand thường không mang súng khi ra đường, nhưng chính sách này thay đổi sau khi một kẻ xả súng bắn chết 51 tín đồ Hồi giáo ở thành phố Christchurch hồi tháng 3/2019.
Thời điểm đó, cảnh sát New Zealand cho biết vụ xả súng hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại nước này đồng nghĩa rằng “môi trường hoạt động” của họ đã thay đổi và họ cần nhanh chóng triển khai các sĩ quan vũ trang đối phó sự cố nguy cơ cao.
Tuy nhiên, chương trình thí điểm cho cảnh sát vũ trang tuần tra đã vấp phải sự phản đối từ nhiều cộng đồng người New Zealand, vốn không quen nhìn thấy cảnh sát mang súng, đặc biệt là người bản địa Maori và các cộng đồng dân tộc Thái Bình Dương.
Marama Davidson, đồng sáng lập Đảng Xanh, người gốc Maori, tuần trước cũng cho biết các cuộc tuần tra vũ trang của cảnh sát khiến bà lo sợ về sự an toàn của hai con trai mình.
“Chúng ta chỉ cần nhìn sang nước Mỹ để thấy những thứ bạo lực có thể xảy ra thế nào dưới một lực lượng cảnh sát được quân sự hóa. Điều này đặc biệt đúng với các nhóm người thiểu số và cộng đồng da màu”, Davidson viết trong lá thư ngỏ gửi Coster.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cũng cho biết “hoàn toàn phản đối việc vũ trang thường xuyên của cảnh sát”, dù bà cho rằng các cuộc tuần tra là vấn đề nghiệp vụ cần phải để lực lượng cảnh sát tự quyết định cách thức.
Các phương pháp trị an trên toàn thế giới đang được chú ý sau khi người đàn ông da màu George Floyd thiệt mạng vì bị cảnh sát thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, trấn áp bằng cách ghì chân lên cổ suốt gần 9 phút. Cái chết của Floyd đã dấy lên các cuộc biểu tình đòi công lý và phản đối các hành vi sử dụng vũ lực quá mức của cảnh sát ở Mỹ cũng như nhiều nước trên thế giới.
Biểu tình ở Mỹ lan sang New Zealand
Các cuộc biểu tình ở Mỹ nhằm phản đối trước cái chết của người da màu bị cảnh sát ghì chết ở Minnesota tuần trước đã lan tới New Zealand.
Các cuộc tuần ở New Zealand hôm nay diễn ra ôn hòa, trái ngược với biểu tình bạo lực ở Mỹ. Tại Aukland, khoảng 2.000 người tuần hành đến lãnh sự quán Mỹ, hô vang "không công bằng, không hòa bình" và "người da màu đáng được sống".
Cuộc tuần hành nhằm phản đối cái chết của Floyd, người đàn ông da màu 46 tuổi, bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5 trên đường phố Minneapolis, bang Minnestota, Mỹ.
Khoảng 500 người cũng tập trung tại thành phố Christchurch và tòa nhà quốc hội ở thủ đô Wellington, cầu nguyện cho những người Mỹ chết vì nạn phân biệt chủng tộc.
Biểu tình ở Auckland, New Zealand, ngày 1/6, nhằm phản đối bạo lực với người da màu sau vụ cảnh sát Mỹ ghì chết George Floyd. Ảnh: AFP.
Nhạc sĩ mang hai dòng máu Nigeria và New Zealand, Mazbou Q, một trong những người tổ chức biểu tình ôn hòa ở Auckland, cho hay những người biểu tình không chỉ tập hợp vì cái chết của Floyd, mà vì "thực trạng đàn áp người da màu". "Chúng ta tự hào là một quốc gia của sự đồng cảm, lòng tốt và tình yêu. Nhưng sự im lặng từ chính phủ và truyền thông lại không phản ánh điều đó", ông nói với đám đông người biểu tình.
Tại Christchurch, nơi 51 người năm ngoái đã bị một kẻ tôn sùng thuyết da trắng thượng đẳng giết, người biểu tình Josephine Varghese nói: "Chúng tôi muốn công lý trong vấn đề sắc tộc và kinh tế, mạng sống người da màu, người bản địa và người Hồi giáo".
Cảnh sát New Zealand không xuất hiện nhiều tại các cuộc biểu tình, dù những người tham gia bất chấp các quy định về cách biệt cộng đồng, cấm tập trung quá 100 người nhằm ngăn Covid-19 lây lan. New Zealand 10 ngày chưa ghi nhận ca nhiễm nCoV mới. Trong 1.154 ca nhiễm đã được ghi nhận, chỉ còn một ca đang phải điều trị.
Floyd tử vong tại bệnh viện hôm 25/5, sau khi bị sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì chặt đầu gối lên gáy trong hơn 9 phút. Anh này đã liên tục cầu xin và nói "Tôi không thể thở".
Các cuộc biểu tình "Tôi không thể thở" khởi phát từ thành phố Minneapolis hiện lan rộng khắp nước Mỹ, buộc nhiều thành phố phải ban lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh. Hàng trăm người đã bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại. Cảnh sát Chauvin đã bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn. Ba cảnh sát liên quan cũng đang bị điều tra và có khả năng sẽ bị truy tố.
Người biểu tình ở Anh, sáng 31/5 cũng tập trung tại quảng trường Trafalgar ở trung tâm London, để thể hiện sự ủng hộ đối với người biểu tình ở Mỹ.
New Zealand cấp tiền để người dân làm từ thiện trong mùa dịch Nhờ gói hỗ trợ an sinh xã hội của chính phủ, người dân New Zealand có thể đoàn kết, chung tay giúp đỡ cộng đồng vượt qua khó khăn thời đại dịch. Từ ngày 26/3, New Zealand bắt đầu thực hiện lệnh phong toả để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Ngoại trừ lực lượng lao động làm việc trong các ngành...