New Zealand áp dụng ‘hôn rồi đi’ cho học sinh
Hàng trăm ngàn học sinh New Zealand đã trở lại trường từ ngày 18-5 nhưng phải thực thi các biện pháp an toàn, giãn cách xã hội, trong đó có “Khu vực hôn và đi”.
Ba mẹ con người New Zealand chia tay ở “Khu vực hôn và đi” sáng 18-5 – Ảnh: AFP
Từ ngày 27-4, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã tuyên bố nước này ngăn chặn thành công tình trạng lây lan rộng của dịch COVID-19 trong cộng đồng và sẽ bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa từ đêm 27-4.
Nhưng đến sáng 18-5, hàng trăm ngàn học sinh nước này mới được phép trở lại trường sau 2 tháng phải học online ở nhà vì các biện pháp phong tỏa. Như vậy, New Zealand lại thuộc trong số các quốc gia cho học sinh trở lại trường chậm nhất.
Trong cuộc họp báo, Bộ trưởng Giáo dục Chris Hipkins cho biết thông điệp của chính quyền là “hiện đã an toàn để học sinh trở lại trường”.
Một trong các biện pháp áp dụng đảm bảo an toàn cho học sinh là phụ huynh không được phép vào sân trường và phải chia tay con cái ở “Khu vực hôn và đi”. Học sinh cũng được thầy cô hướng dẫn các biện pháp bảo vệ bản thân với virus corona.
Từ khi phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên ngày 28-2 đến nay, New Zealand đã ghi nhận 1.499 người mắc, trong đó 21 người tử vong.
Video đang HOT
Quốc gia với dân số trên 5 triệu người đạt đỉnh dịch vào đầu tháng 4 và kể từ đó số ca nhiễm mới giảm liên tục trong những tuần gần đây.
Từ đầu tháng 5 đến nay, New Zealand chỉ phát hiện thêm 19 ca mắc và 7 ngày qua không ghi nhận ca mắc mới.
Ngoài ra, từ ngày 20-5, New Zealand sẽ triển khai một ứng dụng giúp người sử dụng tự theo dõi hành trình đi lại của bản thân nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 bùng phát trở lại.
Phát biểu tại một buổi họp báo ở thủ đô Wellington ngày 18-5, Thủ tướng Jacinda Ardern ví ứng dụng này như một “nhật ký điện tử” giúp người sử dụng ghi lại hoạt động đi lại, đồng thời khẳng định những dữ liệu mà ứng dụng thu thập được sẽ không được chia sẻ cho ai khác ngoài bản thân người dùng.
Nữ Thủ tướng Ardern nêu rõ ứng dụng này chỉ là để đề phòng trong trường hợp người sử dụng phát hiện bản thân mắc COVID-19 sẽ dễ dàng xác định những địa điểm đã lui tới sau khi nước này bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế được áp đặt để phòng chống dịch.
New Zealand sắp cho sử dụng app theo dõi hành trình đi lại của người dân để phòng dịch – Ảnh: AFP
New Zealand bắt đầu nới lỏng các lệnh hạn chế từ cuối tháng 4 và chuyển sang mức độ 2 trên thang cảnh báo nguy cơ dịch bệnh tuần trước. Theo đó, các quán cà phê, cửa hàng, nhà hàng và các điểm công cộng khác như sân chơi trẻ em được mở cửa trở lại với điều kiện phải áp dụng nghiêm ngặt các quy định về giãn cách xã hội.
Theo những quy định hạn chế được nới lỏng, các địa điểm bao gồm nhà hàng, rạp chiếu phim, khu vực vui chơi, phòng tập có thể mở cửa trở lại từ ngày 14-5, các trường học nối lại hoạt động vào ngày 18-5 và quán bar từ ngày 21-5.
Bộ trưởng Quốc phòng New Zealand Peeni Henare tuyên bố: “Động thái này không phải là dấu hiệu cho thấy người New Zealand sẽ ngừng cảnh giác trong việc tự bảo vệ bản thân và người khác khỏi virus này”.
Tỉ lệ ủng hộ Thủ tướng Ardern tăng mạnh
Thành công của nữ Thủ tướng Jacinda Ardern trong việc kiểm soát và khống chế dịch COVID-19 đã giúp nữ lãnh đạo 39 tuổi này nâng cao uy tín, hứa hẹn một chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 9 tới.
Kết quả cuộc thăm dò do Hãng nghiên cứu Newshub-Reid công bố ngày 18-5 cho thấy tỉ lệ ủng hộ đối với Đảng Lao động trung tả của Thủ tướng Adern đã tăng 14% lên 56,5%, trong khi tỉ lệ ủng hộ nữ thủ tướng trẻ nhất thế giới cũng tăng vọt 20,8% lên 59,5%.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy có tới 91,6% người được hỏi ủng hộ cách ứng phó với dịch COVID-19 của bà Ardern, theo đó áp đặt lệnh phong tỏa nghiêm ngặt kéo dài 7 tuần dường như đã đạt thành công trong việc kiểm soát đà lây lan của virus SARS-CoV-2.
Trong khi đó, tỉ lệ ủng hộ Đảng Quốc gia đối lập theo đường lối trung hữu giảm tới 12,7% xuống còn 30,6%, và thủ lĩnh đảng này Simon Bridges cũng chỉ giành được tỉ lệ ủng hộ 4,5%.
Thủ tướng New Zealand bị quán cà phê từ chối phục vụ
Vợ chồng Thủ tướng Ardern bị một quán cà phê nổi tiếng ở thủ đô Wellington từ chối phục vụ vì hết chỗ theo quy định giãn cách ngăn Covid-19.
"Ôi Chúa ơi, Thủ tướng Jacinda Ardern vừa tìm cách vào quán cà phê Olive và bị từ chối vì hết chỗ", tài khoản Joey hôm nay đăng trên Twitter, kèm biểu tượng thể hiện sự ngạc nhiên khi lãnh đạo New Zealand không được thu xếp trước chỗ ngồi tại quán.
Các nhà hàng, quán cà phê tại New Zealand đã được mở cửa trở lại sau thời kỳ phong tỏa để ngăn Covid-19, nhưng chỉ được phục vụ tối đa 100 người và phải đảm bảo giãn cách một mét giữa các khách hàng.
Clarke Gayford, chồng của Thủ tướng Ardern, vài tiếng sau trả lời tweet của Joey và nhận lỗi về mình. "Tôi phải chịu trách nhiệm về việc này, tôi đã không thu xếp đặt chỗ trước. Nhân viên của quán rất tử tế khi đuổi theo chúng tôi trên phố khi có chỗ trống. Dịch vụ A ", Gayford viết.
Trong khi lãnh đạo các nước thường cho trợ lý đặt bàn trước tại các nhà hàng, phát ngôn viên Văn phòng Thủ tướng New Zealand cho biết việc phải chờ đợi tại một quán cà phê là điều bình thường trong thời gian nước này áp lệnh hạn chế ngăn nCoV. "Thủ tướng nói rằng bà cũng chờ đợi như bất kỳ người nào khác", người phát ngôn cho hay.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern (bên trái) cùng chồng, Clarke Gayford, xem một trận bóng bầu dục năm 2019. Ảnh: AP.
Chủ quán cà phê cho biết họ không có ngoại lệ dành cho Thủ tướng Ardern cùng chồng, cho biết hai người ban đầu bị quản lý quán từ chối phục vụ vì không còn chỗ trống. Sau đó, quản lý quán chạy theo để thông báo cho Ardern và Gayford rằng họ có thể vào quán vì đã có bàn. Chủ quán nói đây là phép lịch sự được áp dụng với mọi khách hàng.
"Ardern ăn nhẹ và rời quán nửa tiếng sau đó. Bà ấy rất dễ thương với tất cả nhân viên quán và được tiếp đón như một khách hàng bình thường", chủ quán nói với tờ New Zealand Herald. Con gái gần hai tuổi của Ardern và Gayford không có mặt trong bữa ăn.
New Zealand ghi nhận 1.498 ca nhiễm nCoV, trong đó 21 người chết. Chính phủ của bà Ardern được khen ngợi khi thực hiện chiến lược chống dịch mạnh tay, đóng biên ngày 15/3 và phong tỏa toàn quốc 10 ngày sau đó. Quốc đảo nới phong tỏa hôm 27/4, song nhiều cơ sở kinh doanh vẫn chưa được hoạt động trở lại.
New Zealand chi 50 tỷ NZD khôi phục kinh tế sau đại dịch Covid-19 Chính phủ New Zealand dự kiến sẽ chi 50 tỷ NZD giúp tạo hàng trăm nghìn việc làm và hỗ trợ nền kinh tế cho giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19. Ngày 14/5, New Zealand đã công bố kế hoạch ngân sách cho năm tài chính 2020-2021. Trong đó, chính phủ nước này cam kết sẽ chi tổng cộng 50 tỷ...