New Zealand: 700 nhân viên trường đại học mất việc do giảm du học sinh
Do lượng tuyển sinh quốc tế giảm, gần 700 nhân viên tại các trường đại học New Zealand bị mất việc làm.
Trường ĐH Auckland, New Zealand.
Tại Trường Số nhân viên phải nghỉ việc trong các trường đại học chiếm khoảng 3% tổng nhân sự toàn ngành.
Tại Trường Đại học Auckland, 300 nhân viên đăng ký nghỉ việc tự nguyện. Tại Trường Đại học Victoria, cơ sở Wellington, con số này là 100 người.
Tại các trường khác, số người nghỉ việc là khoảng 70. Ngược lại, Trường Đại học Otago, nơi giới hạn số lượng sinh viên quốc tế không vượt quá 15% tổng số sinh viên trường, không phải cắt giảm nhân sự.
Tina Smith, Chủ tịch Liên minh các trường đại học, cao đẳng, cho biết mức cắt giảm nhân sự là rất lớn và các nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm sẽ nghỉ việc trong tương lai.
Các trường đã phải khắc phục tình trạng bằng cách tăng chỉ tiêu tuyển sinh trong nước nhưng không đủ lấp đầy khoảng trống mà du học sinh gây ra.
Chris Whelan, Giám đốc các trường đại học New Zealand chỉ ra các trường chỉ tuyển sinh được 1/3 du học sinh so với mọi năm trong khi trung bình, khoảng 15% doanh thu của họ đến từ sinh viên quốc tế.
Theo thống kê trong tám cơ sở giáo dục đại học tại New Zealand, chỉ khoảng 10.000 sinh viên quốc tế ghi danh, thấp hơn một nửa so với thông thường.
Ông Whelan cho biết: “Vấn đề là sự sụt giảm du học sinh năm nhất trong năm 2020 sẽ còn ảnh hưởng ít nhất trong 3 năm tiếp theo. Các trường lại tiếp tục bỏ lỡ đợt tuyển sinh tiếp theo vào năm 2021. Các trường cần thay đổi sớm để thích ứng với tình trạng thiếu du học sinh”.
10 điều sinh viên cần biết về du học New Zealand
Với những sinh viên quốc tế đang tìm hiểu về du học New Zealand, dưới đây là một vài điều lưu ý trước khi bạn tới "Xứ sở kiwi".
Video đang HOT
Du học New Zealand là một trong những sự lựa chọn lý tưởng của nhiều du học sinh hiện nay vì nền giáo dục chất lượng và môi trường sống đa dạng và thú vị.
Dưới đây là một vài gợi ý về những điều sinh viên quốc tế nên biết trước khi du học New Zealand.
Chi tiêu khá đắt đỏ
Mặc dù bạn có thể nấu ăn ở nhà để tiết kiệm tiền, tuy nhiên hàng hóa ở New Zealand cũng không hề rẻ, đặc biệt là trong mùa đông.
Bạn có thể phải trả 2 đô la Mỹ cho một quả ớt chuông trong siêu thị, điều đó có thể khiến nhiều người ngạc nhiên vì đây là trong một nước xuất khẩu nông nghiệp.
New Zealand cũng nhập khẩu đa dạng các loại hàng hóa, bao gồm nhiên liệu, xe cộ, máy móc và vật liệu xây dựng, điều này làm tăng thêm chi phí sinh hoạt.
Vừa học vừa làm
Để giúp giảm bớt chi phí sinh hoạt cao, hầu hết sinh viên các trường Đại học đều làm công việc bán thời gian. Những người có thị thực dành cho sinh viên toàn thời gian có thể làm 20 giờ trong suốt học kì và 40 giờ trong các kì nghỉ.
Hoàn thiện sơ yếu lí lịch một cách chỉn chu nhất, bạn nên tìm kiếm một công việc liên quan đến chuyên ngành của bạn.
Nếu giảng viên của bạn có những mối quan hệ rộng với ngành học, đó là một nguồn thông tin và giới thiệu tốt với ngành nghề của bạn. Nhờ sự giúp đỡ của giảng viên bạn có thể tìm kiếm một công việc thuận lợi cho sự nghiệp của bạn sau này.
Thể thao mang tính xã hội
Người New Zealand yêu thích hầu hết tất cả các môn thể thao như bóng bầu dục, bóng đá, bóng rổ, chèo thuyền, cuộc thi thể thao ba môn phối hợp và các môn mạo hiểm. Họ quan sát và cạnh tranh một cách bình đẳng.
Tăng cường sức khỏe, cải thiện cuộc sống bằng cách tham gia các hoạt động khác nhau. Các phòng tập gym nằm rải rác xung quanh thành phố và khu kí túc xá, chúng tương đối rẻ. Hoặc tụ tập bạn bè của bạn đi dạo xung quanh những bãi biển gần đó hay đi bộ trên những con đường mòn, trải dài trên khắp đất nước.
Bạn cũng có thể đến thị trấn Queenstown, trung tâm của các hoạt động nổi tiếng như nhảy dù và nhảy bungee.
Đi đây đi đó
Là một quốc đảo, New Zealand nổi tiếng với bầu trời trong xanh, đồi núi xanh tươi, cảnh quan hiểm trở, nhiều hồ nước và bãi biển.
Ví dụ, ở Auckland - nơi được mệnh danh là "thành phố của những cánh buồm", bạn có thể dễ dàng đi đến Đảo Waiheke đầy mê hoặc với nhiều vườn nho và bãi biển, hoặc Devonport với tầm nhìn ra bến cảng và đường phố cổ kính.
Auckland (New Zealand) - nơi được mệnh danh là "thành phố của những cánh buồm".(Ảnh: Unsplash)
Có rất nhiều những chuyến bay rẻ tại New Zealand, bạn nên tận dụng những ngày cuối tuần dài để ghé thăm những địa điểm như thị trấn Queenstown xinh đẹp, thành phố thủ đô Wellington, thành phố Christchurch (Thành phố Vườn) và rất nhiều những địa điểm thú vị khác.
Nếu bạn là người thích lái xe, những chuyến đi dạo trên đường là cách để bạn tận dụng thời gian nghỉ ngơi. Vòng quanh Auckland, bạn có thể khám phá Coromandel, hồ Taupo, ngôi làng tí hon Hobbiton hay thành phố Hamilton
Coi trọng tư duy phản biện
Người New Zealand sống rất thực tế. Bạn sẽ không bao giờ gọi những người hướng dẫn Đại học của mình là "Tiến sĩ Dave" hay "Giáo sư Paula" - họ luôn nhấn mạnh vào tên Dave hay Paula.
Các lớp học điển hình nhấn mạnh tư duy phản biện và phương pháp tự học và bạn sẽ phải tự đọc sách nhiều trong thời gian của mình. Làm việc nhóm và hợp tác với các đồng nghiệp là phương pháp học phổ biến. Đây là cách các nhà giáo dục New Zealand cho là tốt nhất.
Trường Đại học Otago là trường đại học lâu đời nhất tại New Zealand (Ảnh: Website trường)
Bày tỏ thái độ tự nhiên được khuyến khích rằng bạn nên phát biểu nhiều hơn và đóng góp ý kiến trong các cuộc họp khi sống và làm việc tại New Zealand.
Các lựa chọn thay thế chỗ ở
Xây dựng mối quan hệ với người New Zealand và những sinh viên du học tại đây, hãy lựa chọn chỗ ở trong trường đại học một khoảng thời gian. Hơn nữa, những chỗ ở này thường có vị trí thuận tiện gần trung tâm thành phố.
Khi bạn xây dựng được mối quan hệ vững chắc, bạn có thể lựa chọn di chuyển chỗ ở ra vùng ngoại ô, nơi thường mang lại không khí tốt hơn và không gian thoáng mát hơn.
Việc thuê căn hộ (thuê chung với người khác) là điều rất phổ biến ở New Zealand và nơi phổ biến nhất để tìm kiếm căn hộ ưng ý và tìm bạn cùng phòng là thông qua nền tảng thương mại điện tử Trade Me.
Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe
Hãy chuẩn bị để chịu trách nhiệm về bất cứ trường hợp khẩn cấp nào về sức khỏe.
Sinh viên quốc tế bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế trước khi nhập cảnh, tuy nhiên các vấn đề như kiểm tra sức khỏe và duy trì sức khỏe thể chất và răng miệng thường không được chi trả.
Tìm hiểu những vấn đề này để đảm bảo cho sức khỏe của bạn ngoài những khía cạnh phạm vi bảo hiểm tiêu chuẩn. Bên cạnh đó cần tìm hiểu trước phòng khám của trường đại học và phòng cấp cứu gần bạn nhất.
Gọi tên đại học "nhà người ta": Tân sinh viên được "chăm tận răng" suốt tuần đầu tiên Dù bạn là sinh viên mới hay sinh viên cũ thì tuần lễ Orientation Week tại ĐH Otago (New Zealand) là một trải nghiệm đáng thử. Loạt hoạt động tại tuần lễ Orientation Week chỉ để "chăm tận răng" cho các tân sinh viên dưới đây khiến bạn không thể không GATO. Orientation week hay O-week thường được dùng để nói về tuần...