New York Times: Apple có thể “làm mưa làm gió” ở đâu chứ khó có thể xưng bá ở Trung Quốc
Xét về thị phần, giá bán và cả doanh số, các hãng smartphone Trung Quốc vẫn đang vượt xa Apple ở ngay trên thị trường nội địa.
NYTimes: Chính mẹ tôi đã làm Apple không bán được iPhone5 thách thức lớn nhất của Apple trong năm 2019Điểm lại các mốc sự kiện đáng nhớ trong 6 tháng trượt dốc của Apple
Hồi tuần trước, Apple đã giảm kỳ vọng doanh số lần đầu tiên sau 16 năm. Trong lá thư gửi tới các nhà đầu tư, Tim Cook đã đổ lỗi cho nhu cầu yếu của thị trường Trung Quốc do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và chương trình thay pin giá rẻ.
Tuy nhiên theo giới quan sát cho biết, sức ép cạnh tranh “khủng khiếp” của các hãng smartphone Trung Quốc mới là nguyên nhân chính khiến dự báo doanh số iPhone trong Q4/2018 của Apple sụt giảm.
Tờ New York Times nhận định, các nhà sản xuất smartphone mới nổi như Huawei, Xiaomi, Oppo, Vivo đang ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Thậm chí các hãng này còn “bành trướng” sang nhiều thị trường khác như Pháp, Đức, Ấn Độ và Đông Nam Á, nơi người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm giá hấp dẫn.
Giá bán chính là sự khác biệt chủ yếu giữa Apple và các hãng smartphone Trung Quốc. Một chiếc iPhone XR có giá khởi điểm khoảng 950 USD tại Trung Quốc và iPhone XS thậm chí có giá lên tới 1.250 USD. Trong khi đó các mẫu smartphone cao cấp của Huawei, Xiaomi hay Oppo có mức giá chỉ khoảng 600 USD hoặc thấp hơn.
Theo hãng phân tích Canalys, Huawei, hãng smartphone lớn thứ hai thế giới và Xiaomi, thương hiệu di động thứ 4 tại Châu Âu đã giành được tình cảm của nhiều người tiêu dùng thông qua việc tài trợ cho chương trình concert và cả sự kiện World Cup 2018.
Video đang HOT
Không ngạc nhiên khi Xiaomi thậm chí còn là hãng sản xuất smartphone hàng đầu tại Ấn Độ, vượt mặt cả ông lớn Samsung. Chiến lược của Xiaomi là thâm nhập sâu vào mọi ngõ ngách của thị trường không trừ việc mở hàng trăm cửa hàng ở khu vực nông thôn của Ấn Độ.
Không chỉ xây dựng hình ảnh thương hiệu, các hãng Trung Quốc cũng rất biết cách nâng cấp cấu hình, cải tiến tính năng sao cho phù hợp với thị hiếu của đông đảo khách hàng, ví dụ như camera kép, màn hình kích thước lớn, xóa tai thỏ,…
Đúng là Apple đang đứng đầu phân khúc smartphone cao cấp tại thị trường Trung Quốc nhưng các hãng như Huawei, Oppo, Xiaomi cũng đang rất tích cực nâng cấp sản phẩm sao cho xứng tầm và sánh ngang với Apple với mức giá tốt nhất. Bởi lẽ Trung Quốc là một thị trường khá nhạy cảm về giá bán. Nếu iPhone mới không thực sự có những nâng cấp đáng tiền và mức giá phù hợp, sẽ không có nhiều người dám bỏ hầu bao để mua một chiếc iPhone mới
Apple chỉ chiếm khoảng 8% thị phần tại thị trường Trung Quốc
Tại Trung Quốc, người tiêu dùng có quá nhiều lựa chọn ngoài sản phẩm của Apple
Đó là chưa kể thị trường smartphone tại Trung Quốc ngày càng bão hòa, đa số người dân đều có smartphone để sử dụng. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại do lệnh trừng phạt kinh tế của tổng thống Trump, người dân nước này có lý do để chắt bóp hơn trong chi tiêu.
Mới đây nhất, tạp chí Wall Street Journal cũng đưa ra một nhận định khá xác đáng khi cho rằng, iPhone XR chính là nguyên nhân khiến Apple lâm vào tình cảnh như hiện nay. Thiết kế không có quá nhiều đổi mới, thậm chí còn bị lược bỏ nhiều tính năng hấp dẫn so với iPhone XS/XS Max và mức giá lên tới 950 USD đã khiến nhiều khách hàng Trung Quốc không mấy mặn mà.
Bên cạnh đó, nhiều khách hàng đổ xô đi mua iPhone X, chiếc smartphone cao cấp năm ngoái của Apple vẫn còn dùng tốt và sở hữu nhiều tính năng cao cấp như màn hình OLED hay camera kép.
Nếu Apple không thay đổi chiến lược tiếp cận khách hàng tại Trung Quốc, hãng có thể phải nhận quả đắng
Apple không chỉ tự thua mà còn thua “cay đắng” trước sức ép cạnh tranh khủng khiếp của các hãng Trung Quốc. Việc không chiều được khách hàng đã khiến Apple phải trả giá đắt khi người tiêu dùng chuyển sang mua smartphone Android cao cấp của các hãng nội địa với cấu hình tương tự và giá bán thấp hơn phân nửa.
Có lẽ chỉ đến khi xảy chân, Apple mới nhận ra sự quan trọng của thị trường đông dân nhất thế giới đến nhường nào. Chia sẻ với CNBC, CEO Tim Cook cho biết: “Nếu bạn nhìn vào những kết quả này, sự sụt giảm là 100% do doanh số iPhone và chủ yếu bị ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc nâng cấp iPhone thấp hơn chúng tôi dự đoán”.
Theo số liệu thống kê của hãng phân tích Counterpoint, Apple hiện chỉ đang đứng thứ 5 tại thị trường smartphone Trung Quốc, xếp sau cả các hãng non trẻ như Xiaomi, Oppo, Vivo. Nhưng ít ra Apple vẫn có thể vui hơn Samsung vì hãng smartphone lớn nhất thế giới thậm chí chỉ có hơn 1% tại thị trường này.
Tham khảo NYTimes
Apple và Samsung thống trị thị phần bán smartphone cao cấp
Báo cáo của công ty Counterpoint Research từng cho biết lượng đặt hàng điện thoại thông minh toàn cầu đã giảm 5% trong quý 3/2018, nhưng mới đây họ tiết lộ phân khúc smartphone cao cấp thật ra đã tăng trưởng đáng kể.
Apple và Samsung vẫn vượt trội so với phần còn lại trong phân khúc điện thoại cao cấp
Theo PhoneArena, trong suốt từ tháng 7 đến tháng 9, doanh số của những smartphone có giá bán khoảng 400 USD hoặc cao hơn chiếm 22% doanh số toàn cầu. Điều này thể hiện mức tăng trưởng 19% so với năm ngoái. Trong tổng số đó, iPhone của Apple chiếm gần một nửa số lượng điện thoại cao cấp bán ra. Samsung theo sau với 22% và Huawei đứng vị trí thứ ba với 12% - lần đầu tiên Huawei đạt mức phần trăm này với 2 chữ số.
Riêng trong phân khúc điện thoại giá từ 400 đến 600 USD, Samsung dẫn đầu với con số 25% trên tổng doanh số. Ngược lại, Apple và Huawei lần lượt về nhì và ba với 21% và 17%. Vivo và Oppo dắt tay nhau về 2 vị trí còn lại trong top 5. Xiaomi với 6% và đứng vị trí thứ sáu.
Nói về phân khúc cao cấp, Apple và Samsung lại thống lĩnh doanh số bán nhóm smartphone trị giá 600 đến 800 USD với 82% thị phần sau khi đã gộp lại. Tuy nhiên, chỉ duy nhất Apple đủ khả năng duy trì vị thế tại nhóm các điện thoại giá từ 800 USD trở lên. Trên thực tế, nhờ vào iPhone X, Xs và Xs Max, thị phần của Apple tại nhóm này lên đến 79%.
Dù không lọt vào top 5, Counterpoint Research nhận định OnePlus là một trong những thương hiệu phát triển nhanh nhất tại phân khúc sản phẩm từ 400-600 USD, nhờ vào sự phổ biến của thương hiệu này tại Ấn Độ, Trung Quốc và Anh. Mặt khác, Google cũng tiếp tục tăng trưởng trong thị trường smartphone - họ nằm trong top 5 thương hiệu phổ biến ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
Theo Thanh Niên
Facebook là công ty công nghệ không được người dùng tin tưởng nhất 2018 Sau những vụ lùm xùm về việc lộ thông tin người dùng, Facebook trở thành công ty công nghệ không được người dùng tin tưởng nhất năm 2018. Theo tờ The New York Times, thì trong 150 công ty công nghệ hiện nay (trong đó có Microsoft, Amazon, Netflix...) thì Facebook hiện nay là hãng có tỷ lệ tin tưởng thấp nhất. Bảng...