New York siết chặt an ninh trước thềm khai mạc kỳ họp Đại hội đồng LHQ
Theo thông báo của Sở Cảnh sát thành phố New York, các con phố xung quanh trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại New York sẽ đóng hoàn toàn kể từ 6h sáng 20/9 để chuẩn bị cho Tuần lễ cấp cao kỳ họp Đại hội đồng LHQ khóa 76 ( UNGA76), dự kiến sẽ khai mạc vào sáng 21/9.
Thành phố New York siết chặt an ninh trước thềm khai mạc kỳ họp Đại hội đồng LHQ. Ảnh: AP
Theo phóng viên TTXVN tại New York, an ninh tại thành phố này đã được thắt chặt trong những ngày vừa qua với sự hiện diện của cảnh sát ở khắp nơi trong bối cảnh trụ sở LHQ sẽ đón ít nhất hơn 100 lãnh đạo và quan chức cấp cao của 132 nước (trong tổng số 193 nước thành viên LHQ) tới dự sự kiện quan trọng nhất trong năm của LHQ. Cảnh sát New York cho biết đã nhận được thông tin sẽ có khoảng 37 cuộc biểu tình về nhiều lĩnh vực sẽ diễn ra trong tuần lễ có sự kiện quan trọng này.
Dự kiến, kỳ họp cấp cao UNGA76 sẽ có sự góp mặt trực tiếp của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Nhà vua Jordan Abdhullah II, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Anh và Israel cùng nhiều bộ trưởng các nước.
Video đang HOT
Sở Cảnh sát New York khẳng định hiện cơ quan này chưa ghi nhận nguy cơ an ninh nào rõ rệt đe dọa hội nghị cấp cao của LHQ, song cảnh sát vẫn áp dụng các biện pháp đảm bảo an ninh ở mức cao nhất cho sự kiện này.
Ngoài việc hàng loạt các phố bị đóng hoàn toàn, cảnh sát New York đã thiết lập các trạm kiểm soát an ninh theo nhiều vòng ở khắp các tuyến đường dẫn tới trụ sở LHQ và chỉ những người được cấp thẻ mới được vào khu vự này. Cơ quan thường trú TTXVN tại New York là một trong số ít cơ quan báo chí nước ngoài (và là cơ quan báo chí duy nhất của Việt Nam) được vào tác nghiệp trong trụ sở LHQ trong thời gian này.
Xe quân đội Myanmar bị đánh bom
Chính quyền Myanmar ngày 18/9 xác nhận các nhóm chống chính phủ dùng bom tự chế tấn công đoàn xe quân đội gần Yangon.
Theo thông cáo của chính quyền Myanmar, đoàn xe của lực lượng an ninh quốc gia bị tấn công ngày 17/9, khi đang di chuyển qua khu Khayan, ngoại ô thành phố Yangon. Vũ khí được sử dụng là bom tự chế.
Quân đội cho biết hai phe đã đấu súng và ít nhất một thành viên lực lượng an ninh bị thương. Cơ quan chức năng sau đó tịch thu súng đạn của nhóm dân quân tự phát.
"Một số phần tử khủng bố đã bị tiêu diệt. Một trong số đó bị thương", thông cáo xác nhận.
Theo truyền thông địa phương, ít nhất một người bị bắt và hai người chống chính phủ thiệt mạng.
Quân đội Myanmar được triển khai kiểm soát người biểu tình tại Yangon hồi tháng 2. Ảnh: Reuters.
Tình hình an ninh tại Myanmar vẫn diễn biến phức tạp từ sau cuộc đảo chính hòi tháng 2. Làn sóng biểu tình phản đối đảo chính kéo dài nhiều tháng, bất chấp sự trấn áp của chính quyền quân sự.
Người dân một số địa phương bắt đầu tìm cách dùng vũ lực chống lại quân đội. Mô hình "lực lượng phòng vệ nhân dân" xuất hiện và hoạt động tự phát khắp cả nước. Phần lớn đụng độ xảy ra ở vùng nông thôn.
Đầu tháng 9, tổ chức Chính phủ Đoàn kết Dân tộc, gồm nhiều cựu thành viên quốc hội Myanmar thuộc đảng cầm quyền bị lật đổ, kêu gọi người dân tổ chức "chiến tranh phòng vệ nhân dân" nhắm vào tài sản của chính quyền quân sự.
Xung đột leo thang ở các vùng Sagaing và Magway khiến hàng nghìn người phải rời bỏ quê hương. Gần dây, các nhóm vũ trang còn tấn công vào trạm phát sóng của công ty viễn thông do quân đội quản lý.
"Cú rẽ ngang" quyết liệt của Australia trong cán cân Mỹ - Trung Trong nhiều năm, Australia luôn cố gắng cân bằng mối quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc, nhưng thỏa thuận an ninh với Mỹ - Anh cho thấy những thay đổi mạnh mẽ từ Canberra. Các tàu ngầm lớp Collins của Australia (Ảnh: AFP). Hai mươi năm qua, Australia đưa ra hàng loạt chính sách nhằm mục tiêu cân bằng trong quan...