New York siết chặt an ninh sau khi ông Trump bị truy tố
Theo tờ The Hill, Sở Cảnh sát TP New York (NYPD) đã ra lệnh toàn bộ lực lượng phải mặc đồng phục trình và sẵn sàng triển khai vào ngày 31-3 sau khi cựu tổng thống Trump bị Đại bồi thẩm đoàn Manhattan ( bang New York) truy tố.
“Toàn bộ lực lượng của Sở Cảnh sát TP New York phải mặc đồng phục và sẵn sàng triển khai kể từ 7 giờ ngày 31-3 (giờ Mỹ) như một biện pháp phòng ngừa” – một phát ngôn viên của NYPD cho biết vào tối 30-3.
Sở cảnh sát bao gồm khoảng 36.000 sĩ quan và 19.000 nhân viên dân sự, theo trang web của NYPD. Theo tờ TRT World, cảnh sát New York đã thắt chặt an ninh TP từ tuần trước, sau khi cựu tổng thống Mỹ ngày 18-3 nói rằng ông có thể bị bắt và kêu gọi những người ủng hộ “biểu tình, giành lại đất nước của chúng ta”.
Cũng theo TRT World, khi đó NYPD đã chuẩn bị cho một vụ bắt giữ chưa từng có bằng cách dựng rào chắn xung quanh khu vực tòa án và tháp Trump (Trump Tower) trên Đại lộ 5 (TP New York). NBC News thì cho biết cảnh sát và các cơ quan thực thi pháp luật khác đã tiến hành “đánh giá an ninh sơ bộ”, bao gồm việc thiết lập một vành đai an ninh xung quanh tòa án, nơi ông Trump có thể sẽ trình diện thẩm phán.
Các đảng viên Dân chủ cấp cao đã cảnh báo rằng các lời kêu gọi của ông Trump khi đó có thể khiến nhiều người tràn xuống đường biểu tình và quá khích, từ đó lặp lại kịch bản bạo loạn điện Capitol hồi tháng 1-2021.
'Ông chẳng, bà chuộc' trong chuyện kiểm soát súng đạn
Vào cùng thời điểm và trong cùng bối cảnh tình hình, bên lập pháp và phía tư pháp ở Mỹ đưa ra quyết định hoàn toàn trái chiều nhau về cùng vấn đề kiểm soát súng đạn trong dân chúng.
Tòa án Tối cao Mỹ bác bỏ bộ luật liên quan tồn tại hơn 100 năm nay ở bang New York và cho phép người dân Mỹ luôn mang theo bên mình một khẩu súng lục, kể cả khi ở nơi công cộng. Trong khi đó, lưỡng viện lập pháp Mỹ thông qua bộ luật - lần đầu tiên kể từ năm 1994 - siết một phần việc bán súng đạn cho người dân. Cả hai quyết sách này được đưa ra trong bối cảnh liên tiếp xảy ra những vụ xả súng chấn động người dân Mỹ.
Súng được trưng bày tại một sự kiện mua lại vũ khí của cảnh sát New York. Ảnh REUTERS
Tư pháp nới lỏng luật trong khi lập pháp siết chặt luật. Tư pháp mở rộng quyền trong khi lập pháp hạn chế quyền. Sự trái ngược chiều hướng này rõ ràng đến mức không còn có thể trái ngược hơn được nữa. Nó cho thấy vấn đề sở hữu và sử dụng súng đạn ngày càng thêm nhức nhối và nan giải, Mỹ sẽ còn tiếp tục phải trả giá đắt cho vấn đề này. Đây là một trong những vấn đề phản ánh rõ nét nhất và đầy đủ nhất mức độ phân rẽ sâu sắc trên chính trường và trong nội bộ xã hội Mỹ hiện tại mà hệ lụy trực tiếp là bạo lực và thù hằn gia tăng.
Chuyện súng đạn này sẽ là chủ đề nội dung được cử tri quan tâm đến nhiều trong cuộc vận động tranh cử hướng đến bầu cử giữa nhiệm kỳ vào đầu tháng 11 tới. Nó khích lệ cử tri với quan điểm ủng hộ hay chống đối đi bỏ phiếu để ủng hộ chiều hướng quan điểm của Tòa án Tối cao - hiện do các thẩm phán thiên về phe Cộng hòa chi phối - hoặc hậu thuẫn nỗ lực của phe Dân chủ và Tổng thống Joe Biden về siết chặt hơn nữa việc kiểm soát mua và sử dụng súng đạn ở Mỹ.
Ông Trump có thể biến việc truy tố thành lợi thế trong bầu cử năm 2024 Nhiều chuyên gia đánh giá rằng cựu Tổng thống Donald Trump sẽ biến việc bị truy tố thành lợi thế cho chiến dịch vận động tranh cử vào Nhà Trắng năm 2024. Cựu Tổng thống Donald Trump tham gia một chiến dịch vận động tranh cử tại Texas vào 25/3. Ảnh: The Washington Post Đại bồi thẩm đoàn quận Manhattan (New York) đã...