New York: Làn sóng ly hôn trong mùa dịch COVID-19
Thời gian gần đây, chuông điện thoại của các luật sư đổ hồi liên tiếp với những lời yêu cầu ly hôn của các cặp đôi tại New York (Mỹ) và cùng với đó là những tập hồ sơ ngày một dày thêm, chờ tới ngày giải quyết khi tòa án trở lại làm việc.
Thời dịch bệnh COVID-19, gánh nặng tài chính cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều cặp đôi Mỹ muốn ly hôn.
Suzanne Kimberly Bracker, một luật sư tại Manhattan, cũng như nhiều đồng nghiệp của cô đang chứng kiến một làn sóng ly hôn trong mùa dịch bệnh này. Cô cho biết: “Nhiều cặp đôi đang nhận ra rằng, họ không hề hợp với nhau”.
“Nửa đêm, tôi nhận được một cuộc gọi từ một khách hàng than vãn về việc ưgiờ đây cô ấy nhận ra rằng, ngoài những đứa con, cô ấy không có gì chung với chồng, và về việc ông chồng chẳng hiểu biết gì về những đứa con chung ấy”, Bracker kể về một nữ giám đốc tiếp thị mà cô đã phải trả lời điện thoại.
Thậm chí, nữ khách hàng còn cho biết: “Cô ấy sẽ bị nguyền rủa nếu tiếp tục dành phần còn lại của cuộc đời để sống chung với chồng”.
Trong số những cặp vợ chồng đang bị rạn nứt vì tác động của những nỗ lực nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, có nhà quản lý quỹ phòng hộ Manhattan, người đột nhiên thấy mình “bị giam cầm” trong căn biệt thự Hamptons của chính mình với người vợ, những đứa trẻ và một cuộc hôn nhân thất bại.
“Ngay lập tức, anh ấy gọi tôi dậy và nói:”Liệu chúng ta có thể đi vào công việc ngay lúc này được không?”, luật sư hôn nhân Paul Talbert kể về khách hàng của mình, một người đàn ông, cỗ máy kiếm tiền nhưng đang sầu muộn.
“Anh ấy nói với tôi: Vợ tôi không hiểu rằng giờ đây tôi đang phải ở nhà 24/7, và tại sao tôi không thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình”, Talbert cho biết. “Tôi buộc phải trả lời anh ấy rằng, ngay lúc này, tôi không thể giúp anh ấy nộp đơn ly hôn.”
Talbert cho biết thêm, một cuộc gọi khác từ chủ sở hữu một công ty thời trang, người đã không hài lòng với cuộc hôn nhân của mình trong một thời gian dài, nhưng do dự trước quyết định ly hôn. Bây giờ gia đình họ đang “mắc kẹt” cùng nhau trong ngôi nhà thứ hai ở New England, và cô ấy rất muốn ly hôn.
Vấn đề tài chính đang làm lung lay các cuộc hôn nhân
Steven J. Mandel, luật sư về các vấn đề hôn nhân ở Manhattan cho biết: “Một trong những căng thẳng chính dẫn đến ly hôn, hơn cả việc ngoại tình là căng thẳng về tiền bạc”. Bên cạnh việc bị “giam hãm” trong cùng một nơi, mọi người đã mất 30% giá trị tài sản của họ, thậm chí có những người đã mất việc làm. Điều đó chẳng khác nào đưa mọi người vào một cái nồi áp suất.”
Cuộc khủng hoảng đang đẩy các cặp vợ chồng có quan điểm khác nhau lâm vào tình trạng ngày càng xa cách.
Vào thứ sáu tuần trước, Mandel nhận được một cuộc gọi từ một người vợ cho biết, cô đột nhiên phát hiện ra người chồng đang ly thân của mình, về cơ bản là một người hoàn toàn không tin vào căn bệnh mà virus SARS-CoV-2 đang gây ra. Rắc rối là ở chỗ, giữa họ có con chung.
“Người bố không tin vào những gì truyền thông đưa tin về sự nghiêm trọng của COVID-19″, ông Mendel nói. “Vì vậy, khi đứa trẻ ở với anh ta, anh ta không sử dụng bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào. Và mặc dù chưa phải chịu bất kỳ lệnh trừng phạt nào của tòa án, nhưng điều đó thực sự giống như cuộc sống thời miền Tây hoang dã.”
Và khi cái bóng lờ mờ của thần chết, mối đe dọa của bệnh tật và cái chết bất ngờ đã được đăng đầy trên báo chí trong cả tháng qua đang hiện hữu, cũng là lúc các cặp vợ chồng đánh giá lại con đường mà họ sẽ muốn dành cho nhau trong phần còn lại của cuộc đời.
Còn đối với một người vợ trung niên khác ở Manhattan, cuộc khủng hoảng COVID-19 là thời điểm hoàn hảo để làm điều gì đó cho cuộc hôn nhân của cô ấy.
Beslow, một vị luật sư nổi tiếng, với những khác hàng tên tuổi, như nữ mình tinh Demi Moore, hay nữ công tước xứ York và siêu mẫu Adriana Lima… cho biết: “Hôm nay, cô ấy gọi điện cho tôi và nói rằng cô ấy cảm thấy rất trống trải. Và vào lúc này cô ấy mới nhận ra rằng hoàn toàn không muốn nhìn lại cuộc sống trong quá khứ và nói với chính mình,
“Bạn chưa bao giờ được thỏa mãn”. Beslow cho biết thêm: “Ở vào thời điểm hiện tại, mọi người đang có cái nhìn hơi khác về cuộc sống, hay nói đúng hơn, cuộc sống hôn nhân đang chết dần”.
Bị kỳ thị khắp nước Mỹ giữa đại dịch Covid-19, dân New York phẫn nộ
Khi New York trở thành ổ dịch lớn nhất với 60.000 ca mắc Covid-19, người dân bang này cho biết họ bị kỳ thị ở khắp nơi trên toàn nước Mỹ.
Florida vừa bổ sung các biện pháp ngăn chặn người từ New York vào khu vực bang. Giới chức dựng các trạm kiểm soát trên các tuyến đường cao tốc để sàng lọc các lái xe tới từ vùng dịch New York.
Đây được xem là nỗ lực của chính quyền bang Florida nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus qua khu vực phía Bắc.
Cảnh sát tại Florida chặn xe di chuyển từ New York tới Florida Keys để kiểm tra. (Ảnh: Getty Images)
Thống đốc Florida Ron DeSantis cũng vừa ra lệnh hạn chế đi lại đối với các chuyến bay tới từ khu vực New York, Bắc New Jersey và Long Island.
Tương tự như Florida, chính quyền bang Rhode Island cũng triển khai quân đội tới khu vực chỉ giới của bang để chặn các xe mang biển số New York.
Thống đốc Rhode Island Gina Raimondo yêu cầu bất cứ ai từ New York có ý định ở lại bang này phải tự cách ly 14 ngày, cho dù họ có sức khỏe bình thường.
Cảnh sát Rhode Island và Vệ binh Quốc gia thậm chí sàng lọc những người đến sân bay T.F. Green tại thành phố Warwick và yêu cầu họ cung cấp thông tin về kế hoạch đi lại của mình.
"Tôi hiểu đây là một biện pháp cực đoan", ông Raimondo nói trong một cuộc họp báo, nhưng hiện " New York là vùng nóng của dịch Covid-19".
Tuy nhiên, trước sự phản đối dữ dội của Thống đốc New York Andrew Cuomo, cùng với các cảnh báo về pháp lý, quy định này đã bị bãi bỏ vào tối 28/3.
Thống đốc bang New York Andrew Cuomo. (Ảnh: AP)
"Đây là việc không công bằng, nhưng lại đang diễn ra ở khắp nơi", Michelle Chu, 44 tuổi, một nhà sản xuất sống ở Manhattan, bang New York chia sẻ.
Hiện Mỹ ghi nhận hơn 140.000 ca mắc Covid-19, trong khi đó New York có tới 59.513 ca nhiễm. Mặc dù vậy, cô Michelle Chu cảm thấy không thỏa đáng khi nơi mình sinh sống lại trở thành lý do bị kỳ thị.
"Tôi biết mọi người lo lắng, nhưng điều này nên dựa trên việc bạn có nhiễm bệnh hay không", cô này cho hay.
Tại Tây Virginia, Thống đốc bang hôm 27/3 ra thông báo bất cứ ai tới Virginia, đặc biệt những người tới từ New York phải cách ly trong 14 ngày
.
Video: Số người mắc Covid-19 ở Mỹ hiện cao nhất thế giới
Bất chấp các biện pháp mạnh tay của chính quyền, Larry Sullivan, một cư dân tại Pawtucket, bang Rhode Island khẳng định các biện pháp trên không làm ông cảm thấy an toàn hơn.
"Hôm nay tôi ở Connecticut, nhưng nếu tôi từng tới New York thì sao. Họ sẽ ngăn tôi lại. Liệu tôi có ít nguy hiểm hơn không", ông Sullivan nói.
Bà Betsy Ashton,75 tuổi tới từ quận Queens, bang New York chỉ trích các biện pháp mà nhiều nơi khác đang áp dụng và khẳng định là "không công bằng".
"Thật xúc phạm khi nói rằng chúng tôi có khả năng lây lan virus chỉ vì chúng tôi sống ở đây. Chúng tôi không nhiễm bệnh", bà Betsy nói.
SONG HY
Bác sĩ người Việt trong tâm dịch New York Tại bệnh viện New York-Presbyterian nơi Phương Trinh làm việc, các bác sĩ lập di chúc, lời nói đùa mọi khi 'nếu em có chuyện gì, anh cứ lấy vợ mới' giờ thành nói thật. Phương Trinh hiện là bác sĩ khoa Nhi tại Bệnh viện New York-Presbyterian ở thành phố New York. Ảnh: NVCC. Trang Phương Trinh, 30 tuổi, làm việc ở...