New York cho công khai hồ sơ vi phạm của cảnh sát
Các nghị sĩ bang New York bãi bỏ đạo luật không cho phép công khai các hành vi sai phạm của cảnh sát, sau cái chết của người da màu George Floyd.
Các nhà lập pháp bang New York quyết định bãi bỏ một đạo luật đã tồn tại hàng chục năm qua ở bang, trong đó cho phép giữ kín hồ sơ sai phạm của nhân viên thực thi pháp luật. Thống đốc New York Andrew Cuomo hồi đầu tuần cho hay ông ủng hộ và sẽ ký thông qua quyết định bãi bỏ đạo luật trên.
Đạo luật được ban hành từ những năm 1970, trong bộ luật dân sự của bang, cấm công khai tất cả các hồ sơ nhân sự được sử dụng để đánh giá kết quả công việc của các sĩ quan cảnh sát, nếu không có sự cho phép của cảnh sát hoặc thẩm phán. Đạo luật này khiến người dân và các nạn nhân gần như không biết một sĩ quan cảnh sát từng có hành vi sai phạm nào hay không.
Cảnh sát Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ, bắt một người biểu tình hôm 8/6. Ảnh: NY Times.
Video đang HOT
Việc bãi bỏ đạo luật sẽ được xem là bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi chính sách quan trọng sau gần hai tuần biểu tình và bạo loạn liên quan cái chết của George Floyd, người da màu bị cảnh sát ghì chết ở Mineapolis, bang Minnesota, tháng trước.
Floyd chết sau khi bị sĩ quan Derek Chauvin ghì gáy trong gần 9 phút, dù nạn nhân đã nhiều lần cầu xin “Tôi không thể thở”. Tại New York, hàng chục nghìn người tham gia các cuộc biểu tình, chủ yếu ôn hòa, nhằm phản đối bạo lực của cảnh sát và bình đẳng cho người da màu.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh ít nhất 11 thành phố trên toàn nước Mỹ áp lệnh cấm cảnh sát thực hiện các hành vi kẹp, ghì cổ nghi phạm, một số bang cũng lên kế hoạch thi hành các biện pháp tương tự.
Phe Dân chủ tại quốc hội Mỹ đang lên kế hoạch thảo luận về một dự luật cải cách toàn diện lực lượng cảnh sát, nhằm chống bất bình đẳng chủng tộc và các hành vi sử dụng vũ lực quá mức của cơ quan thực thi pháp luật. Thị trưởng New York Bill de Blasio cuối tuần trước tuyên bố sẽ cắt giảm ngân sách cho Sở cảnh sát thành phố.
Derek Chauvin, cảnh sát trực tiếp ghì chết Floyd hôm 25/5, bị truy tố tội giết người cấp độ hai, tức cố ý giết người nhưng không có suy tính hay kế hoạch từ trước, và ngộ sát, với khung hình phạt lên tới 40 năm tù. Ba đồng nghiệp của Chauvin bị truy tố tội hỗ trợ và tiếp tay cho giết người cấp độ hai, hỗ trợ và tiếp tay cho ngộ sát.
Cô gái quay video cảnh sát ghì cổ George Floyd phải điều trị tâm lý
Darnella Frazier - cô gái trẻ ghi lại cảnh quay người da màu George Floyd bị cảnh sát ghì cổ - mới đây đã phải điều trị tâm lý vì bị sang chấn.
George Floyd bị sĩ quan cảnh sát của thành phố Minneapolis, Derek Chauvin, trấn áp bằng cách đè đầu gối lên cổ. Ảnh: CNN.
Theo luật sư Seth B. Cobin, Darnella Frazier hiện vẫn đang ổn, và quá trình điều trị với nhà trị liệu tâm lý tỏ ra khá hiệu quả.
Trước đó, đoạn video do Frazier ghi lại cho thấy cảnh người da màu George Floyd bị ghì cổ đã khiến nhiều người cảm thấy phẫn nộ.
Frazier (17 tuổi) đã được Cục Dân quyền FBI và Cục Cảnh sát hình sự bang Minnesota lấy lời khai.
Gia đình Frazier đã quyết định tạm thời rời khỏi nhà, nằm gần nơi xảy ra vụ việc.
Ngay sau sự cố, Frazier đã bị nhiều người chỉ trích vì không tích cực giúp đỡ George Floyd mà chỉ tập trung quay video.
Đáp lại những lời trách móc của cư dân mạng, Frazier cho biết: "Việc chống lại cảnh sát có thể khiến ai đó bị giết, hoặc bị đối xử như George Floyd. Nếu không vì đoạn video của tôi, thì 4 sĩ quan cảnh sát sẽ không mất việc, và họ sẽ tiếp tục gây ra nhiều vấn đề khác. Video của tôi đã lan rộng, để mọi người xem và biết được sự thật."
Vụ tấn công George Floyd xảy ra hôm 25/5, sau khi ông này bị cáo buộc tội sử dụng tiền giả.
Video từ hiện trường của Frazier cho thấy Floyd đã bị đè nghiến xuống đường và bị cảnh sát quỳ lên cổ. Trong lúc đó, Floyd liên tục rên rỉ: "Tôi không thở được". Dù được xe cứu thương chuyển tới bệnh viện cấp cứu nhưng Floyd vẫn không qua khỏi và tử vong sau đó.
Ngay sau sự cố, 4 sĩ quanh cảnh sát Minneapolis đã bị sa thải. Một sĩ quan đã bị bắt và cáo buộc tội giết người. Giới chức Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho biết sẽ điều tra vụ việc trên.
Cảnh sát Mỹ gọi biểu tình là 'phong trào khủng bố' Chủ tịch hiệp hội cảnh sát Minneapolis cho biết Floyd có nhiều tiền án và gọi các cuộc biểu tình liên quan cái chết của anh là "khủng bố". "Những gì không được nhắc đến là tiền sử phạm tội bạo lực của George Floyd. Truyền thông sẽ không phơi bày điều đó", Bob Kroll, chủ tịch hiệp hội cảnh sát thành phố...