New York, California mở cửa hoàn toàn
Các nhà hàng, quán rượu và nhiều địa điểm khác ở California có thể hoạt động trở lại 100% công suất, cả trong không gian kín và ngoài trời. Những người đã tiêm vắc xin đủ liều không còn phải đeo khẩu trang nơi công cộng.
Pháo hoa ăn mừng trên bầu trời bang New York, Mỹ tối 15-6 khi bang này đạt mục tiêu tiêm ít nhất 1 liều vắc xin cho 70% người trưởng thành và dỡ bỏ các biện pháp hạn chế – Ảnh: Reuters
Nước Mỹ vượt cột mốc u ám 600.000 ca tử vong do COVID-19 hôm 15-6, cùng ngày bang California và New York dỡ bỏ hầu hết biện pháp hạn chế phòng dịch sau khi hoàn thành mục tiêu tiêm chủng cho 70% người trưởng thành với ít nhất một liều vắc xin COVID-19.
“Cột mốc 600.000 là thứ nhắc nhở nghiêm túc rằng hàng trăm người Mỹ vẫn đang chết mỗi ngày, ngay cả khi nước Mỹ bắt đầu bước vào trạng thái bình thường mới” – Đài ABC News (Mỹ) đánh giá. Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, Mỹ vẫn ghi nhận thêm 111 ca tử vong hôm 13-6 và 203 ca tử vong do COVID-19 hôm 14-6.
“Chúng ta đã đau khổ đủ rồi!
Tổng thống Mỹ Joe Biden nhắn nhủ người Mỹ đi tiêm vắc xin COVID-19, khi đang công du châu Âu.
Ông Biden kêu gọi cảnh giác
California là bang đông dân nhất nước Mỹ và là tiểu bang đầu tiên thực hiện lệnh ở tại nhà do dịch. Tuy nhiên, giờ đây các nhà hàng, quán rượu và nhiều địa điểm khác có thể hoạt động trở lại 100% công suất, cả trong không gian kín và ngoài trời. Những người đã tiêm vắc xin đủ liều không còn phải đeo khẩu trang nơi công cộng.
“California đã mở cửa lại. California đã sang trang. Chúng ta hãy cùng ăn mừng” – thống đốc Gavin Newsom phát biểu tại cuộc họp báo ngày 15-6.
Video đang HOT
Cùng ngày, tại bang New York, thống đốc Andrew Cuomo cho biết “chúng tôi đã đạt mục tiêu tiêm chủng 70% (dân số trưởng thành)” và điều đó có nghĩa bang này “giờ đây quay lại cuộc sống mà chúng ta quen thuộc”. “Những gì New York đã làm thật phi thường” – ông Cuomo bình luận.
Tuy nhiên, trái với sự hân hoan của lãnh đạo hai bang New York và California, Tổng thống Joe Biden vẫn rất cảnh giác. Gọi con số 600.000 người chết do COVID-19 ở Mỹ là “cột mốc buồn”, Tổng thống Biden nhắc nhở: “Chúng ta còn thêm việc cần làm để đánh bại con virus”.
Hãng tin AP dẫn lời các chuyên gia y tế cảnh báo rằng do dự tiêm vắc xin trong một bộ phận dân chúng Mỹ sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số trưởng thành trước Quốc khánh Mỹ 4-7.
Các nhà lãnh đạo ở Mỹ đang nỗ lực kêu gọi người dân tiêm vắc xin. Đầu tuần này, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã đến dự một sự kiện động viên tiêm vắc xin ở bang South Carolina có tỉ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp. Chuyến đi của bà Harris nhằm vạch trần các thông tin sai lệch và xóa bỏ sự hoài nghi về vắc xin COVID-19. “Chúng (vắc xin) an toàn, miễn phí và được xem xét kỹ. Chỉ đơn giản vậy thôi!” – bà Harris chỉ ra.
Nguồn: CDC Mỹ, ĐH Johns Hopkins – Dữ liệu: BẢO ANH – Đồ họa: TUẤN ANH
Người Việt nói gì?
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, Phạm Mỹ Ý, sinh sống ở San Francisco, California, cho biết cô không còn nhớ lần cuối nghe tin một người gần mình bị mắc COVID-19 là lúc nào.
“Người dân ở khu vực vịnh (Bay Area) nhìn chung có ý thức tự giác cao. Dù tỉ lệ tiêm chủng đã đạt trên 70% và tiểu bang California cũng đã mở cửa trở lại nhưng phần đông mọi người ra ngoài đều đeo khẩu trang” – Mỹ Ý nói.
Cô mô tả cuộc sống dù chưa trở lại như bình thường thời trước đại dịch nhưng người đi ngoài phố đã đông hơn, nhà hàng đã cho phép thực khách ngồi ăn tại chỗ. Bản thân cô cũng không còn cảm giác sợ hãi khi đi ra ngoài vì đã được tiêm đủ vắc xin.
Dựa trên các số liệu chính thức đã được công bố, San Francisco hiện là thành phố dẫn đầu trong “cuộc chạy đua” đạt đến miễn dịch cộng đồng ở Mỹ nếu cứ tiếp tục đà tiêm chủng sẵn có, nhất là các mũi nhắc lại, và mang khẩu trang khi ra khỏi nhà. Tuy vậy, theo Mỹ Ý, nước Mỹ vẫn có nhiều người từ chối vắc xin nên việc đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng toàn quốc là một điều khó khăn.
“Nếu số người tử vong vì COVID-19 thấp ở thành phố có tỉ lệ tiêm ngừa cao có nghĩa là chính sách (phòng dịch) ở đó đúng. Không thể đưa ra đánh giá chung cho toàn quốc nếu đơn thuần dựa vào thống kê – nước Mỹ quá rộng và mỗi vùng đều có những khác biệt” – Mỹ Ý nhận xét.
Trong khi đó, Nguyễn Phương Anh, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở New York, cho biết nhịp sống đô thị hiện đại ở thành phố New York đã gần như trở lại hoàn toàn, chỉ thiếu một điều quen thuộc là bóng dáng của khách du lịch.
“Ở quận Manhattan nơi tôi sống, các nhà hàng, quán bar đều mở lại bình thường, mọi người ra đường đông đúc để tận hưởng mùa hè sau quãng thời gian dài kìm tỏa vì dịch bệnh. Tuy nhiên, vẫn không khó để bắt gặp hình ảnh mọi người đeo khẩu trang khi đi ra đường. Phần lớn siêu thị hay hàng quán vẫn yêu cầu khách thực hiện biện pháp này và chỉ được bỏ ra khi ăn uống” – Phương Anh nói, tin tưởng rằng người chết vì dịch cũng sẽ giảm dần nhờ vắc xin phổ biến rộng rãi.
Phương Anh cho biết thành phố New York đã chịu ảnh hưởng kinh tế khá nặng nề từ COVID-19 do mất đi nguồn khách du lịch và giảm thiểu các hoạt động kinh doanh, rất muốn mở cửa càng sớm càng tốt nên đã quyết liệt trong việc tổ chức tiêm vắc xin cho toàn dân.
“Do đó, vấn đề ở đây có lẽ không phải là mất cảnh giác mà là mọi người đều không thể chịu được giãn cách xã hội lâu hơn nữa” – Phương Anh nêu quan điểm.
Tiêm vắc xin càng sớm càng tốt
Thời gian qua, nhiều trường hợp mắc COVID-19 tại Mỹ và châu Âu là những người không tiêm vắc xin. Theo Cơ quan Y tế công của Anh, trong số 33.000 ca nhiễm biến thể Delta được phân tích ở nước này, có 58% là các bệnh nhân chưa tiêm vắc xin. Trong số 383 ca nhập viện, có 2/3 số ca chưa được tiêm vắc xin. Mới đây Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ còn đánh giá các trường hợp đã tiêm vắc xin COVID-19 nhưng vẫn mắc bệnh rất hiếm xảy ra, với tỉ lệ chỉ 0,01% ở Mỹ.
Mỹ kêu gọi hàn gắn và hành động chấm dứt thù hận nhằm vào người gốc Á
Tối 26/3 (tức sáng ngày 27/3 - giờ Việt Nam), tòa nhà biểu tượng thành phố New York Empire State được thắp sáng với hai màu đen và vàng.
Các thành viên đội tuần tra bảo vệ người Mỹ gốc châu Á mang tên Public Safety Patrol (PSP) tuần tra tại New York, Mỹ, ngày 23/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là một trong nhiều sự kiện được tổ chức trong "Ngày hàn gắn và hành động quốc gia" nhằm kêu gọi chấm dứt các hành động bạo lực nhằm vào người Mỹ gốc Á.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, đây là sáng kiến của nghị sĩ bang New York Grace Meng và thành viên quốc hội bang California Evan Low, đưa ra sau khi xảy ra các vụ xả súng ở thành phố Atlanta, bang Georgia, khiến 8 người chết, trong đó 6 người là phụ nữ gốc Á cũng như một loạt các vụ tấn công nhằm vào người Mỹ gốc Á ở các thành phố lớn trên cả nước Mỹ trong thời gian vừa qua.
Sáng kiến trên khuyến khích những người tham gia sử dụng hashtag "StopAsianHate" (Chấm dứt thù hận đối với người châu Á) trên các phương tiện truyền thông xã hội nhằm nâng cao tinh thần và nâng cao nhận thức của những người theo dõi họ (follower) về chủ nghĩa chống phân biệt chủng tộc đối với người châu Á. Sự kiện này được tổ chức đúng ngày Đạo luật Nhập tịch ban đầu của Mỹ được ký thành luật vào năm 1790, theo đó cấm những người không phải da trắng trở thành công dân của Mỹ.
Ban tổ chức sự kiện cho biết: "Hơn 200 năm sau, những người châu Á ở Mỹ vẫn đang phải chịu những tác động của nạn phân biệt chủng tộc... Những người lớn tuổi châu Á đang bị hành hung trên đường phố. Trẻ em người Mỹ gốc Á sợ đi học trở lại".
Cùng với việc thắp sáng tòa nhà Empire State, nhiều hội thảo và các sự kiện trực tuyến cũng được tổ chức với sự chủ trì của các nhà lãnh đạo và tổ chức người Mỹ gốc Á. "Ngày hàn gắn và hành động quốc gia" kết thúc với một lễ cầu nguyện trên toàn thế giới cho các nạn nhân trong vụ xả súng ở bang Georgia do Hiệp hội Người Mỹ gốc Hàn ở Greater Atlanta tổ chức và được truyền hình trực tuyến.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Mỹ, tỷ lệ các vụ tấn công thù hận nhằm vào người Mỹ gốc Á tăng vọt. Một nghiên cứu gần đây từ Trung tâm Nghiên cứu về hận thù và chủ nghĩa cực đoan của Đại học bang California cho thấy mặc dù tội phạm thù hận nói chung giảm nhẹ vào năm 2020, tuy nhiên tội phạm thù hận nhằm vào người Mỹ gốc Á ở 16 thành phố lớn nhất ở Mỹ lại tăng vọt, gần 150%.
Trong một báo cáo được công bố vào đầu tháng này, Stop AAPI Hate, một trung tâm theo dõi các vụ việc chống lại người Mỹ gốc Á và người dân các đảo ở Thái Bình Dương, cho biết đã nhận được báo cáo gần 3.800 vụ tấn công thù hận nhằm vào người châu Á kể từ tháng 3/2020. Theo trang web của Ngày Hành động người Mỹ gốc Á, đã có khoảng 500 vụ việc mang tính chất thù hận nhằm vào người châu Á kể từ đầu năm tới nay. Theo Liên đoàn Chống phỉ báng, 17% người Mỹ gốc Á được thăm dò ý kiến cho biết trong năm qua, họ từng bị quấy rối tình dục, rình rập, đe dọa thể xác, quấy rối liên tục hoặc bị tung thông tin cá nhân lên mạng mà không có sự đồng ý của họ - tăng 6% so với năm ngoái.
Trước tình trạng bạo lực nhằm vào người Mỹ gốc Á gia tăng, cùng ngày, một nhóm quan chức lưỡng đảng gồm 26 thống đốc bang đã ra tuyên bố chung lên án bạo lực gia tăng đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á, đồng thời cam kết sẽ có nhiều hành động hơn nữa để bảo vệ, nâng cao và hỗ trợ cộng đồng này.
Trước đó, Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris cũng đã có cuộc gặp với giới lãnh đạo và các nhà lập pháp bang từ cộng đồng người Mỹ gốc Á và gốc đảo Thái Bình Dương (AAPI). Tổng thống Biden khẳng định tình trạng bạo lực trên phải chấm dứt, đồng thời kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ thông qua dự luật chống thù hận liên quan tới đại dịch COVID-19.
Vợ trùm ma túy thừa nhận giúp chồng điều hành băng đảng Nữ hoàng sắc đẹp Coronel, vợ trùm ma túy Mexico "El Chapo" Guzman, thừa nhận giúp chồng điều hành băng đảng Sinaloa và có thể lĩnh án 10 năm tù. Trong phiên tòa hôm 10/6 tại thủ đô Washington, Mỹ, Emma Coronel Aispuro thừa nhận trước thẩm phán Rudolph Contreras ba tội danh gồm lên kế hoạch phân phối ma túy bất hợp...