Nếu yêu thương nhau thật lòng, mọi vợ chồng phải nắm rõ điều này!
Trong đời sống hôn nhân không có cặp vợ chồng nào không có xung đột. Và “nhân nhượng” là quy tắc vàng trong ứng xử và giữ gìn hôn nhân.
Trong đời sống vợ chồng, không phải người yếu hơn cần nhân nhượng người mạnh hơn. Đây không phải là đặc quyền của kẻ mạnh, cũng không phải là sự yếm thế của kẻ yếu. Bạn đón nhận cơn giận dữ của người bạn đời như thế nào?
Bạn bực tức hay thản nhiên cho rằng hắn ta cần xả bớt những bức xúc làm căng thẳng thần kinh? Trong lúc đấu khẩu bạn im lặng hay là ăn miếng trả miếng từng lời, dù lòng bạn se lại trước khuôn mặt méo đi vì tức giận của người bạn đời? Bạn cư xử thế nào sau mỗi trận cãi nhau?
Những câu trả lời các câu hỏi trên sẽ cho thấy mức độ hòa hợp trong cuộc sống hôn nhân của chúng ta, cũng như mức độ sẵn sàng làm lành với người bạn đời. Thế nhưng có rất nhiều người cứ chờ xem bên kia cư xử thế nào đã, hoặc người nọ chăm chăm chờ người kia nhượng bộ trước.
Đó không phải là nhân nhượng tích cực. Nói về sự nhân nhượng, chúng ta thường nghĩ rằng phái đẹp hay nhân nhượng hơn phái mày râu. Song thực tế điều tra xã hội học cho thấy điều ngược lại, đàn ông nhân nhượng nhiều hơn. Trong 100 vụ xung đột có 21 người đàn ông hàng phục trước, trong khi đó chỉ có 9 bà xã chịu lép vế. Trong các cuộc đấu khẩu thường là người đàn ông chủ động im lặng trước, chủ động chấm dứt cuộc cãi vã trước, trong khi đó người đàn bà thường nói những câu sau cùng
Cả hai phải… chịu nhau!
Câu chuyện sau đây có thể là một thí dụ về sự chủ động nhân nhượng: “Chúng tôi quyết định đi du lịch xuyên Việt trong 2 tuần. Mọi việc đã được chuẩn bị rất chi tiết, từ tài chính đến phương tiện và hành trình của từng chặng. Nhưng đến Tây Nguyên thì nổ ra cãi nhau. Chỉ mới khai hỏa được vài câu, vợ tôi đã lớn tiếng: “Anh cút đi! Em không muốn đi chung với anh nữa”. Cảm thấy bị xúc phạm, tôi gọi taxi đi mua vé máy bay để trở về. Nhưng ngày hôm đó không còn vé máy bay nữa, phải chờ tới chuyến tối hôm sau mới bay được. Tôi lấy buồng khách sạn để nghỉ một hôm cho bớt căng thẳng thần kinh. Nằm một mình trong khách sạn, tôi nhớ lại cuộc đấu khẩu vừa diễn ra, trong đó có một phần lỗi của mình.
Vẻ mặt đau khổ của vợ tôi hiện lên khiến lòng tôi se thắt lại. Nếu tôi bỏ về thì cả chuyến đi này cũng sẽ bị hủy bỏ, vì nhà tôi nói thế thôi chứ không bao giờ muốn đi du lịch một mình. Khi đi mua vé máy bay, tôi đã tự thề với mình là không bao giờ gọi điện thoại trước cho vợ.
Mặc xác cô ấy, muốn đi đâu thì đi và bao giờ về thì tùy. Nhưng tôi cảm thấy lúc này vợ tôi cũng không ngủ được. Đó là khi tình cảm lên tiếng. Và tôi bấm máy gọi điện thoại cho vợ: “Anh nhớ em không sao ngủ được”. “Em cũng thế”. Thế là tôi bỏ chuyến bay, chạy đi tìm vợ”. Đó là những người biết chủ động nhân nhượng. Trong những gia đình này, những va chạm lặt vặt không bị khái quát quy chụp thành bản chất.
Họ không nghiến răng thề sẽ không bao giờ tha thứ cho nhau mà chủ động nhân nhượng. Ý thức chừng mực trong các cuộc cãi vã là vô cùng quan trọng, nếu không cả hai sẽ vượt qua giới hạn cho phép.
Xin hãy lưu tâm đến những điều cấm kỵ sau đây, khi có xung đột gia đình/tình yêu:
1. Đừng vội thất vọng. Nếu cả hai chưa tìm được tiếng nói chung thì hãy chủ động im lặng để người bạn đời có thời gian suy nghĩ.
2. Không lợi dụng những điểm yếu của nhau để công kích đối phương, buộc người bạn đời phải câm miệng.
Video đang HOT
3. Không được nhân dịp cãi nhau để kể chuyện cổ tích, rằng hôm kia anh nốc rượu say nôn đầy nhà, tôi phải hầu anh cả đêm, hoặc hôm nọ, anh đi ăn tối với con đĩ ở cơ quan mà không thèm gọi điện thoại cho tôi…Những câu chuyện cổ tích như thế sẽ đẩy cuộc đấu khẩu nhanh chóng lên đỉnh cao và câu chuyện sẽ bị lạc đề.
4. Đừng phóng đại quá tầm quan trọng của vụ xung đột từ lần trước. Nó chỉ làm cho những vấn đề thêm tồi tệ chứ không ích lợi gì. Trong khi bốc hỏa, ai cũng có thể nói quá lời. Đừng vin vào lời nói quá đó để đẩy xung đột lên cao hơn.
5. Không lôi con cái vào phe mình, vì lời nói của chúng rất ít tác dụng đối với các bậc phụ huynh. Vả lại để con trẻ biết những xung đột của bố mẹ, chúng sẽ rất buồn và nhiều khi có những hành vi tiêu cực.
6. Dù tức giận đến mấy cũng không được đe dọa người bạn đời bằng ly hôn.
7. Không bao giờ được tái diễn cuộc cãi vã ngày hôm trước. Cuộc tái đấu khẩu bao giờ cũng quyết liệt hơn trận lượt đi. Âm hưởng của cuộc đấu hôm trước còn lâu mới tan.
Tình yêu và hôn nhân là chuyện thường tình của con người, nó trở nên tốt đẹp hay không tốt đẹp là hoàn toàn tuỳ thuộc vào người tạo dựng nó. Đức Phật không hề bác bỏ vấn đề nam nữ yêu nhau, nhưng Ngài dạy từ lúc yêu thương đến lúc chung sống với nhau thì phải phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội, phải hợp với đạo lý làm người.
Ổ khóa của tòa lâu đài hạnh phúc có 2 cái chìa và cả 2 vợ chồng cùng mở mới được. Cái chìa khóa ấy có tên là nhân nhượng.
Theo Khỏe & Đẹp
10 điều mọi cặp vợ chồng nên áp dụng để bạn đời luôn vui vẻ, hạnh phúc
Để cuộc sống vợ chồng không rơi vào những ngày đau khổ và làm tổn thương nhau. Các cặp đôi nên áp dụng 10 điều sai để bạn đời của mình luôn vui vẻ, hạnh phúc.
ảnh minh họa
Vợ chồng đôi khi cũng cần phải lịch sự với nhau
Chúng ta thường hay mắc sai lầm khi luôn giữ ý tứ với những người xung quanh mà lại vô tình xem nhẹ vai trò của chồng/vợ mình.
Vợ chồng cần phải lắng nghe nhau một cách cẩn thận và chăm chú, bằng cách này, hai bên có thể hiểu vàtôn trọng nhau hơn.
Giữa hai vợ chồng cần phải có sự tôn trọng trong sở thích, quan điểm và suy nghĩ. Có sự dung hòa giữa cái tôi và cái ta.
Hãy áp dụng nguyên tắc "3 không" khi giận nhau
- Khi giận nhau, cãi nhau không bao giờ được gọi nhau là "mày tao mi tớ" mà vẫn phải xưng là anh - em.
- Không được lôi dòng họ, bà con của nhau ra chửi.
- Không được bỏ nhà đi quá 3 giờ và tuyệt đối không bỏ nhà đi qua đêm.
Luôn tin tưởng vào bản thân
Tinh yêu la ca sư cam kêt, không đơn thuân chi la môt cam giac. Luôn tin tương vao quyêt đinh cua minh, ngay ca khi ban cam thây kho khăn đê tiêp tuc yêu.
Trả lời điện thoại khi vợ gọi
Luôn cô găng tra lơi điên thoai khi chông/ vơ goi: nêu co thê, luôn cô găng giư điên thoai bên minh đê tra lơi cuôc goi cua ban đơi, du la vi nhưng chuyên nho nhât.
Bảo vệ hình ảnh cho chồng/vợ của mình
Nếu có ai đó bông đùa hoặc nói những điều không tốt về vợ/chồng của mình. Vợ chồng cần phải bảo vệ nhau trong mọi tình huống.
Hãy bày tỏ thái độ, lịch sự yêu cầu dừng câu chuyện lại. Tuyệt đối không vào hùa vì sự cười đùa của bạn sẽ làm tổn thương rất lớn tới chồng/vợ của mình.
Đáp ứng nhu cầu tình dục của chồng một cách vui vẻ
Khi một người đàn ông bị bỏ đói "chuyện ấy", anh ấy sẽ thường cảm thấy thất vọng cả về thể chất lẫntình cảm. Chồng bạn sẽ nghĩ hoặc là vợ không yêu mình, hai là vợ cảm thấy mình không đáp ứng được cái cô ấy cần trên giường.
Bởi thế, khi người vợ gần gũi, tiếp thu, đáp ứng những khao khát bản năng của anh ấy trong phòng ngủ một cách vui vẻ, anh ấy sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, mình còn sức hấp dẫn và sẽ rất mãn nguyện.
Từ cảm giác thỏa mãn chốn phòng the, chồng bạn còn muốn cố gắng hơn nữa với những vấn đề khác trong cuộc sống để vợ vui lòng. Một thực tế là đàn ông thường trở nên "ngoan ngoãn" và đáng yêu hơn khi họ hài lòng trong chuyện tình dục.
Thấu hiểu đồng cảm
Mỗi người, dù làm nghề gì, dù tuổi tác ra sao thì đều có các nhu cầu tự thể hiện, được tôn trọng, nhu cầu xã hội, nhu cầu an toàn và nhu cầu sinh học.
Không giữ bí mật với nhau
Vợ chồng sống cạnh nhau cả đời, cần phải như cuốn sách mở ra trước mắt, đừng giữ những bí mật để tạo nên khoảng cách. Khi vợ chồng chia sẻ hết với nhau mọi bí mật sẽ tránh được những cám dỗ và hiểu lầm.
Hãy cùng tạo ra tiếng cười khi ở bên nhau
Hãy tìm mọi cơ hội để mang tiếng cười đến cho nhau. Khi không có nhiều tiếng cười trong hôn nhân, đó là một dấu hiệu cảnh báo vợ chồng bạn bắt đầu xảy ra những vấn đề sâu sắc, nghiêm trọng.
Hãy kể những câu chuyện hài hước, tán gẫu, hoặc làm vài trò ngớ ngẩn cùng nhau, hưởng ứng những câu nói đùa, chọc ghẹo nhau để niềm vui luôn lan tỏa trong gia đình bạn.
Đừng như mẹ của chồng
Với phụ nữ, bản năng làm mẹ có sẵn trong con người. Đôi khi bản năng đó quá lớn khiến họ áp dụng ngay cả với người chồng của mình.
Khi một người phụ nữ cố gắng thay đổi, đưa ra kỷ luật, bắt chồng sửa chữa hoặc làm theo ý mình từ những điều nhỏ nhất, họ đang mang lại cảm giác như "mẹ trẻ" của chồng.
Người chồng sẽ cảm thấy yếu thế và khó chịu với thái độ quá quắt này của vợ, xen vào đó là thất vọng và bất mãn.
Theo SKGĐ
Đêm tân hôn kinh hoàng của cặp vợ chồng 'rổ rá cạp lại' Tân hoảng hốt khi gần gũi vợ trong đêm tân hôn. Giờ đây, anh không biết phải làm sao để có thể thoát ra khỏi 'móng vuốt' của vợ mới cưới. Cả Tân và Lan đều trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ trước khi đến với nhau. Tuy là vợ chồng "rổ rá cạp lại" nhưng anh vẫn luôn trân trọng...