Nếu xung đột nổ ra, Nga và Trung Quốc khiến người Mỹ chứng kiến điều chưa từng thấy?
Đối với người Mỹ, chiến tranh là thứ gì đó “ở nơi rất xa”, ở quốc gia khác chứ không phải trên chính quê nhà ở Bắc Mỹ.
Nhưng người Mỹ có thể bắt đầu phải nghĩ lại, thậm chí là sẽ đến lúc trải qua cảm giác “chiến tranh ngay cận kề”, theo Bloomberg.
Cảnh tượng Nhà Trắng bị tấn công trong phim bom tấn Hollywood của Mỹ.
Đây là nhận định của giáo sư Hal Brands, người chuyên nghiên cứu các vấn đề toàn cầu thuộc Đại học Johns Hopkins ở Mỹ.
Theo giáo sư Brands, trong một cuộc chiến tương lai, lục địa Mỹ sẽ không còn là nơi an toàn. Sự phát triển của công nghệ là một trong những lý do khiến các đối thủ của Mỹ như Nga và Trung Quốc có thể đưa chiến tranh tới ngay trung tâm của nước Mỹ.
Video đang HOT
Trên thực tế, lục địa Mỹ từng bị tấn công trong quá khứ. Người Anh từng thiêu rụi Washington trong cuộc chiến năm 1812. Người Nhật từng tấn công Hawaii và lãnh thổ Mỹ năm 1941. Vụ khủng bố ngày 11.9 đem sự kinh hoàng tới New York, Washington và Pennsylvania.
Nhưng các sự kiện đó có thể được coi là trường hợp ngoại lệ, xảy ra một cách chóng vánh. Kể từ thời hiện đại, người Mỹ chưa bao giờ trải qua cảm giác bom rơi đạn lạc, phải nơm nớp lo sợ ở chính quê nhà.
Sức mạnh quân sự của Mỹ và yếu tố địa lý là nguyên nhân lục địa Mỹ trở nên an toàn hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Theo giáo sư Brands, mọi chuyện đang thay đổi. Các đối thủ tiềm tàng của Mỹ giờ đây đã sở hữu năng lực tấn công tầm xa đáng kể, trong đó Trung Quốc và Nga là hai cái tên đáng chú ý nhất.
Trung Quốc không ngừng mở rộng kho vũ khí hạt nhân, không hề che giấu tham vọng tấn công các thành phố lớn của Mỹ trong trường hợp xung đột nổ ra. Triều Tiên cũng đang tiến rất gần tới năng lực phóng tên lửa tầm xa tấn công các mục tiêu ở Mỹ.
Theo giáo sư Brands, Nga và Trung Quốc hoàn toàn có khả năng sử dụng vũ khí thông thường tấn công nước Mỹ, từ tên lửa hành trình cho tới đầu đạn siêu vượt âm (HGV) hoặc tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Các đòn tấn công bằng vũ khí thông thường dù không gây thiệt hại lớn, nhưng có thể gây gián đoạn hoạt động hậu cần, liên lạc và ảnh hưởng đến khả năng huy động các nguồn lực của Mỹ trong một cuộc xung đột.
Giáo sư Brands cũng nhắc đến nguy cơ các đối thủ tấn công nước Mỹ trên không gian mạng, ví dụ như vụ tấn công mạng nhằm vào Colonial Pipeline vào tháng 5.2021 – công ty điều hành mạng lưới đường ống dẫn nhiên liệu – khiến nước Mỹ chao đảo.
Điều này đặt ra thách thức đối với nước Mỹ, rằng liệu Mỹ có mạnh tay can thiệp vào các cuộc xung đột ở xa như Đài Loan hay Ukraine, đánh đổi nguy cơ quê nhà bị đối thủ phá hoại?
Theo giáo sư Brands, không có giải pháp hoàn hảo nào cho vấn đề này. Các hệ thống phòng thủ tên lửa có thể giúp bảo vệ các cơ sở trọng yếu, nhưng rất đắt đỏ và đôi khi không đáng tin cậy.
Cách tốt nhất Mỹ có thể giảm bớt mối đe dọa ở quê nhà, là sự kết hợp giữa năng lực phòng thủ, tấn công và khả năng phục hồi.
Giá hàng hóa tăng, nhiều người Mỹ thay đổi cách mua sắm thực phẩm
Giá hàng tạp hóa cao hơn đang gây áp lực lên ngân sách mua hàng tạp hóa của nhiều người Mỹ và buộc họ phải thay đổi cách mua sắm thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu.
Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York, Mỹ ngày 14/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong tháng 11/2021, giá thịt xông khói đã tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng tháng, giá hàng tạp hóa tăng 6,4% so với một năm trước, ghi dấu tốc độ lạm phát thực phẩm nhanh nhất trong hơn một thập kỷ.
Một số người tiêu dùng đang phản ứng bằng cách cắt giảm số lượng sản phẩm mua tại cửa hàng và chuyển sang các nhãn hiệu rẻ hơn. Một người mua sắm cho gia đình 6 người cho biết chỉ mua thịt bò xay một tháng một lần, thay vì mỗi tuần, và mua ít sữa hơn. Gia đình này cũng dự trữ thêm đậu, bột mì và các mặt hàng khác có giá ổn định để giúp đối phó với tỷ lệ lạm phát cao nhất trong gần 40 năm.
Trong tháng 11/2021, giá thịt bò xay đã tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Cùng tháng, giá sữa tăng 0,9% so với tháng trước và 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Theo một cuộc khảo sát đối với hơn 14.000 người tiêu dùng do đơn vị nghiên cứu thị trường Numerator, có trụ sở tại Mỹ tiến hành, 20% số người được hỏi cho biết họ sẽ chuyển sang các nhãn hiệu rẻ hơn nếu giá tiếp tục tăng, 17% cho biết họ sẽ thay đổi các nhà bán lẻ và 10% nói rằng họ sẽ mua ít hơn.
Số liệu của công ty nghiên cứu thị trường IRI tại các siêu thị hàng đầu, các cửa hàng lớn và các kênh mua sắm khác cho thấy doanh số bán hàng của 78% trong số 100 loại thực phẩm hàng đầu đã giảm trong 4 tuần kết thúc vào ngày 28/11. Tình trạng giá cao hơn có xu hướng dẫn đến doanh số bán sản phẩm sụt giảm.
KK Davey, quản lý cấp cao của IRI, cho biết trước đây, khách hàng đã phản ứng với đà tăng của giá cả hoặc điều kiện kinh tế khó khăn bằng cách mua ít đồ ăn hơn, tích trữ vào đầu tháng và mua sắm nhiều hơn tại các chuỗi cửa hàng giảm giá.
Các nhà quản lý tại các cửa hàng tạp hóa giảm giá như Walmart, Dollar General, Dollar Tree, Grocery Outlet, Costco và BJs Wholesale Club cho biết trong những tuần gần đây khách hàng đang nhận thấy giá cao hơn và thay đổi hành vi mua sắm của họ. Các công ty này cho biết họ có vị trí tốt để thu hút những khách hàng nhạy cảm về giá.
Cố vấn y tế Nhà trắng: Có lẽ nên tiêm vắc xin Covid-19 hằng năm Cố vấn y tế Nhà Trắng, tiến sĩ Anthony Fauci, đã cảnh báo rằng người Mỹ có thể cần chuẩn bị tiêm vắc xin Covid-19 hằng năm để bảo vệ trước dịch Covid-19, theo Daily Mail. Tiến sĩ Fauci cho biết vẫn còn quá sớm để nói liệu có cần tiêm nhắc lại vắc xin hằng năm khi các biến thể mới xuất...