‘Nếu xót mẹ, các cô đón bà về nhà mà nuôi’
Chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ mang chuyện gia đình mình lên mạng và cũng không bao giờ tôi nghĩ tôi đi nói xấu chị dâu trên báo chí thế này. Tuy nhiên tôi không còn cách nào khác. Tôi muốn một lúc nào đó chị sẽ đọc được bài này và hiểu rằng, cuộc đời luôn có nhân có quả.
Gia đình tôi vốn không ưa gì chị dâu. Ảnh minh họa
2 năm sau khi xây nhà, anh trai tôi lấy vợ. Chị vợ là người Hà Nội gốc, gia đình khá giả. Bản thân chị cũng được học hành, cũng đi nước ngoài nước trong và kiếm tiền không kém gì anh trai tôi.
Bố mẹ tôi là người Bắc. Gia đình tôi có ba anh chị em. Tôi là út, trên tôi có một anh trai và một chị gái. Năm 2004, tôi thi đỗ đại học ở TP.HCM nên chuyển vào đây sống và học tập. Bây giờ thì tôi đã có gia đình với hai đứa con, cuộc sống khá ổn định ở thành phố này.
Ở Bắc, sau khi chị gái tôi lấy chồng, bố mẹ tôi cũng dồn tiền ở quê rồi mua một suất đất và xây nhà đoàng hoàng ở Hà Nội để sống cùng anh trai tôi.
2 năm sau khi xây nhà, anh trai tôi lấy vợ. Chị vợ là người Hà Nội gốc, gia đình khá giả. Bản thân chị cũng được học hành, cũng đi nước ngoài nước trong và kiếm tiền không kém gì anh trai tôi.
Tuy nhiên, chị ấy không được lòng bố mẹ tôi vì “xấu người, xấu cả nết”.
Trong khi anh trai tôi đẹp trai ngời ngời, cao 1m75 thì chị ấy chỉ cao 1m50 và nặng tới 55 kg. Răng hô, khuôn mặt chị gãy và nước da đen xạm. Đã vậy chị còn hay cậy mình là người có tiền nên cư xử với bố mẹ chồng không ra gì.
Năm 2015, bố tôi ốm nặng. Tôi và chị gái tôi lấy chồng xa nên không thể ở lại chăm sóc cho bố được lâu. Chúng tôi nhờ cả vào chị. Thế nhưng ngay sau ngày tôi lên máy bay trở về TP.HCM để tiếp tục cuộc sống của mình thì chị dâu tôi rước về một người giúp việc.
Từ đó, mọi chuyện như thuốc thang, tắm giặt, cơm nước, vệ sinh… cho bố, chị ấy giao cả cho người làm. Còn lại chị ấy không động chân động tay vào bất cứ công việc gì liên quan đến bố tôi.
Video đang HOT
Bố tôi uất, mẹ tôi cũng bực mình theo. Vì thế bệnh tình của ông càng ngày càng nặng lên. Một năm sau thì bố tôi mất.
Trước khi mất, có đông đủ con cháu, bố tôi dặn các con phải chăm sóc cho mẹ thật tốt. Vì vắng bố, mẹ tôi sẽ rất buồn. Chị dâu tôi cũng có mặt ở đó nhưng không nói không rằng.
Bố tôi mất được ba tháng, chúng tôi làm lễ cúng 100 ngày cho bố. Sau khi cúng lễ xong xuôi, cả nhà ngồi đoàn tụ ăn uống. Ăn uống xong, chị dâu tôi đứng dậy mời anh em ngồi lại để bàn việc.
Hai chị em gái chúng tôi cứ nhìn nhau, không ai biết chị ấy muốn nói chuyện gì. Tuy nhiên nhận được ánh mắt đề nghị của anh trai, chúng tôi cũng miễn cưỡng ngồi lại bàn uống nước.
Chị dâu tôi không khách sáo mà đi thẳng vào vấn đề. Chị bảo, chị đã bàn với anh và đi đến quyết định, sau 100 ngày của bố, anh chị sẽ đưa mẹ vào viện dưỡng lão.
Theo lời chị, công việc của anh chị khá bận, các cháu cũng bận học hành nên cần đưa bà vào viện dưỡng lão để bà đỡ buồn. Hơn nữa, ở đó, đội ngũ nhân viên sẽ chăm sóc cho bà tốt hơn là những người giúp việc không được đào tạo chuyên nghiệp mà chúng ta tìm được ở quê. Khi bà ốm, họ sẽ biết để thuốc thang, điều trị cho bà. Các chế độ ăn uống dành cho người già cũng khoa học hơn…
Chị ấy có vẻ muốn nói nhiều, nhưng mới nói đến đó là chị em chúng tôi đã không thể ngồi yên. Tôi và chị gái tôi nhảy dựng lên cắt lời.
Đành rằng ở viện dưỡng lão, họ có đội ngũ y tế được đào tạo chuyên nghiệp hơn mấy bà nhà quê nhưng không ai chăm bố mẹ tốt hơn các con. Hơn nữa, có con có cháu là để nhờ cậy lúc tuổi già.
Đằng này chỉ vì sự ích kỷ bản thân mà chị dâu tôi lại định đẩy bà đến một nơi toàn người xa lạ, rồi giao trách nhiệm chăm sóc mẹ cho những người không quen biết.
Tôi là phận gái, không thể đón mẹ mình đến sống chung nhưng tôi cũng không cam lòng để họ mang gửi mẹ tôi vào viện dưỡng lão. Ảnh minh họa
Nói chung hai chị em tôi nhất quyết không đồng ý. Tôi yêu cầu anh chị phải có trách nhiệm chăm sóc mẹ thật tốt cho đến khi mẹ qua đời.
Nhưng chị dâu kiên quyết gạt đi. Chị bảo, anh chị đã quyết, các cô là em thì chỉ có quyền nghe, không có quyền thay đổi ý kiến. Nếu xót mẹ, các cô hãy đón bà về nhà mà nuôi.
Tôi nghe lời chị mà sững sờ. Tôi không nghĩ, một người được ăn học đàng hoàng như chị lại có cách nói vô đạo đức như vậy. Đến cả mẹ tôi, nghe chị nói mà nước mắt còn chảy tràn trên gò má. Vậy mà chị ấy không hề mảy may nghĩ ngợi.
Uất hận hơn là bằng cách nào đó, chị ấy đã bỏ bùa mê thuốc lú vào anh trai tôi khiến anh ấy cũng đồng ý với quyết định của chị. Vì thế, gia đình tôi bây giờ đang rất rối bời.
Tôi là phận gái, không thể đón mẹ mình đến sống chung nhưng tôi cũng không cam lòng để họ mang gửi mẹ tôi vào viện dưỡng lão. Mong mọi người hãy cho tôi lời khuyên.
Theo Dân Trí
'Bố vào viện dưỡng lão là bôi tro trát trấu vào mặt con'
Mấy ngày hôm nay gia đình tôi cũng đang rối bời về cái gọi là "Viện dưỡng lão". Vì thế, đọc bài tâm sự "Nếu xót mẹ, các cô đón bà về nhà mà nuôi", tôi đã suy nghĩ rất nhiều.
ảnh minh họa
Bố chồng tôi năm nay hơn 70 tuổi, mẹ chồng tôi đã mất được gần 2 năm. Gia đình chồng tôi có 4 anh em (2 trai, 2 gái).
Chồng tôi là con trai út tuy nghèo nhất nhưng lại được bố tôi yêu quý nhất. Vì thế, sau khi được con cái động viên, ông quyết định chuyển lên Hà Nội sống cùng vợ chồng tôi.
Ở cùng chúng tôi một thời gian, tuy không nói ra nhưng tôi biết ông buồn lắm. Ngày nào vợ chồng tôi cũng đi từ sáng sớm đến tối mịt mới về. Một bữa cơm tối mà ăn làm mấy ca, ca của ông, ca của con, ca của cháu.
May chăng cả tuần chúng tôi mới có được một đến hai bữa cơm đông đủ cả nhà.
Nhiều lúc thấy ông buồn vợ chồng tôi cũng suy nghĩ nhưng "lực bất tòng tâm". Thế rồi một ngày cuối tuần, bố chồng tôi bảo con trai đưa ông vào viện dưỡng lão thăm một người bạn cũ. Hai bố con đi từ sáng sớm mà đến quá trưa mới về.
Về đến nhà ông vui vẻ, phấn chấn hẳn. Ông cười nói, kể những chuyện trong viện dưỡng lão vì gặp được bạn cũ và những người bạn mới. Họ ngồi đánh cờ, uống trà, đàm đạo chuyện thời sự, chính trị, đủ thứ chuyện.
Ông bảo ở Viện dưỡng lão vui, không gian thoáng mát, có người tâm sự chứ không phải một mình. Ở đó, người già còn được y tá chăm sóc rất tốt.
Ít lâu sau, bố chồng tôi gọi hết trai gái, dâu rể đến nhà nói chuyện. Ông lại tuyên bố: "Các con hãy gửi bố vào viện dưỡng lão!".
Ông vừa nói dứt câu, chị gái chồng tôi đã nhảy dựng lên. Chị quắc mắt hỏi: "Chắc ông ở với vợ chồng cậu út có vấn đề gì? Hay mợ ấy láo với ông, mợ ấy ngược đãi ông?".
Em gái chồng tôi cũng đứng phắt dậy chân tay khua khoắng nói: "Không trách gì lần nào con điện cũng thấy bố nói chuyện không vui vẻ, thì ra là bố bị người ta ức hiếp, thật quá đáng. Chắc giờ anh chị muốn đẩy bố vào viện dưỡng lão cho rảnh nợ đây. Con cái tử tế thật đấy!".
Tôi ấm ức mà không biết nói ra sao, đúng là " tình ngay lý gian", tôi trở thành đứa con dâu láo toét.
Cũng may bố chồng tôi lên tiếng, ông nói rằng vợ chồng tôi rất hiếu nghĩa, chăm sóc ông chu đáo. Tôi đi làm vất vả cả ngày mà chiều nào cũng vội vội vàng vàng đi đón con rồi tranh thủ về cơm nước cho ông, rồi lại đưa đứa lớn, đứa bé đi học thêm. Chồng tôi thì hết làm ngày lại làm thêm vất vả ...
Thế nhưng mặc cho ông nói thế nào các chị, em chồng tôi cũng đều không tin và không đồng ý cho bố tôi vào viện dưỡng lão. Thậm chí anh trai chồng tôi còn bảo, bố vào đó là "bôi tro trát trấu" vào mặt con cái. Bố làm thế hàng xóm, họ hàng, bạn bè họ chửi vào mặt các con...
Anh trai chồng tôi cứ nói thao thao bật tuyệt như thế còn bố chồng tôi không nói gì. Ông lặng lẽ bước vào phòng để mặc các con đứa ngơ ngác, đứa bàn luận nhiệt tình ngoài kia...
Theo Phununews
Tôi chỉ muốn cuốn gói theo người tình Tôi thực sự chán ngán cái cảnh sống trong căn biệt thự mà suốt ngày chỉ vò vò một mình. Tôi muốn bỏ tất cả để cuốn gói theo người tình. Ảnh minh họa Chồng tôi vốn là chủ một tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng nên với anh, tiền bạc không thiếu. Và dĩ nhiên, bên cạnh anh có rất nhiều...