“Nếu vợ chồng ở chung thì hàng tháng anh góp tiền cơm”
Nếu vợ chồng ở chung thì hàng tháng anh góp tiền cơm. Trong tiền ăn của con thì anh chịu trách nhiệm mua sữa cho. Tôi nghe mà thấy chua chát trong lòng.
Tôi và chồng tôi lấy nhau được 2 năm thì 1 năm chúng tôi sống ly thân. Vợ chồng tôi sống ly thân từ khi tôi vừa sinh con bởi có những mâu thuẫn, những xúc phạm dành cho nhau.
Chồng tôi thuê nhà bên ngoài vừa làm văn phòng công ty vừa làm chỗ ở. Còn tôi trong 1 năm đó nuôi con 1 mình. Khi con được 6 tháng tôi đi làm lại.
Trời thương thế nào trong thời gian ngắn tôi đã tạo dựng được chỗ đứng của mình, độc lập về kinh tế và lo được cho bản thân và cho con. Trong thời gian 1 năm ly thân này, tôi cũng đã cố gắng kiềm chế bản thân, không cho phép bản thân phạm sai lầm. Tôi coi như mình không có chồng nhưng cũng không đến với bất kỳ ai, dựa dẫm vào ai.
Còn chồng tôi 1 năm nay đã có quan hệ và chung sống với một người phụ nữ khác. Tôi biết điều này nhưng cũng không phản ứng hay tỏ thái độ gì. Tôi dường như chấp nhận sự thật mất chồng.
Cách đây 1 tháng vô tình tôi gặp lại chồng. Biết anh ở 1 mình ăn uống tùm lum, tôi lại thấy thương. Anh cũng nói tôi dọn về ở với anh để cả 2 cùng lo cho con cái.
Trong lòng thì tôi vẫn thương anh, cũng muốn con có cha, nhưng tôi sợ tính keo kiệt tính toán với vợ con của anh. Mặc dù tôi bây giờ độc lập tài chính, nhưng vợ chồng mà tính toán quá, tôi thấy ngạt thở.
Video đang HOT
Tôi có nên quay lại với chồng? (Ảnh minh họa)
Chưa về ở lại cùng với nhau nhưng lúc nào anh cũng nói trong khoản tiền ăn của con thì anh chịu trách nhiệm mua sữa. Nếu vợ chồng ở chung thì hàng tháng anh góp tiền cơm. Tôi nghe mà thấy chua chát trong lòng.
Tôi 1 mình nuôi con 2 năm qua nào có xin tiền của chồng đâu. Thời gian qua anh cũng chẳng phụ cấp cho tôi một đồng nào nhưng tôi cũng tự nuôi con tố. Trong khi đó, anh keo kiệt, tính toán với tôi và con nhưng lại vẫn có thời gian và tiền bạc để quan hệ với người phụ nữ khác.
Nói thật, về tình cảm thì thật sự tôi còn yêu chồng. Anh là người duy nhất tôi yêu từ trước đến giờ, tôi tự hào là chưa làm 1 điều gì sai trái với anh cả. Xa chồng và sống 1 mình với con, tôi nhớ anh lắm. Nhưng nghĩ đến việc quay lại với chồng sao tôi thấy ngạt thở quá. Tôi làm sao cho đúng bây giờ? Tôi có nên quay lại với chồng?
Theo Ngoisao
Những anh chồng bủn xỉn
Bạn bè bảo chị Mai tốt số, lấy được chồng bảnh bao, phong độ. Nhưng chẳng ai biết chồng chị đếm từng đồng tiền chi tiêu mỗi tháng.
Các cụ xưa nay vẫn dùng cụm "đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành" để ám chỉ những người đàn ông keo kiệt, bủi xỉn trong chi tiêu. Vì thế, hễ ai bị gán cho cái mắc đó đều bị mọi người xung quanh nhìn với ánh mắt không mấy thiện cảm. Tuy nhiên, cuộc sống gia đình lại là một lăng kính đa diện nên cảnh chồng là "tay hòm chìa khoá" cũng muôn hình vạn trạng.
Keo kiệt là bản chất
Sống chung với một người chồng "kẹo kéo" có thể coi là một điều thiếu may mắn với phụ nữ. Theo ý kiến của các chuyên gia tâm lý, nếu người vợ phải chịu ức chế từ chuyện so đo, tính toán của chồng trong một thời gian dài có thể bị nhiều tổn thương lớn về tâm sinh lý. Hạnh phúc gia đình vì thế mà khó bền vững.
Chị Mai (Khương Trung, Hà Nội) kể: "Hồi yêu nhau, mỗi lần đi chơi mình đều giành phần trả tiền nhưng khi đó chẳng để ý gì nhiều. Của đáng tội, nhìn bề ngoài anh cũng bảnh bao nên mình đâu có nghĩ... Đến khi lấy nhau về mới biết. Tiền bạc chi tiêu cái gì anh cũng bắt mình phải ghi lại. Hàng tháng anh đưa bao nhiêu, tôi chi thế nào, còn thừa bao nhiêu anh đòi tôi đưa lại.
Đồ đạc trong nhà thì dễ có đến cả thế kỷ cũng không thay. Có lúc tôi không chịu được, đi sắm một cái mới thì bị anh càu nhàu cả buổi rồi đem món đồ cũ nát cất vào một xó, không chịu vứt đi mà cũng chẳng cho ai".
Nhiều anh chồng quan niệm quản lý tiền bạc là quản lý tất cả
Thường những ông chồng kiểu này chẳng phải vì không kiếm ra tiền mà chắt bóp chi tiêu. Có điều "trời sinh tính", chị em cũng đành sống chung với lũ và dần dần tìm cách "luồn lách" cho đẹp cả đôi bên. Người vợ cũng nên kiếm cớ lập "quỹ đen" để phòng khi cần đến. Ví dụ thỉnh thoảng mua đồ cho chồng, cho con và báo giá cao hơn một chút. Tuy những ông chồng thế này có tính gia trưởng nhưng đã là đàn ông thì đều thích nịnh và chẳng ai tiếc tiền chăm sóc cho con cái. Đây chính là chìa khoá để "đối phó" với bản chất keo kiệt của chồng.
Cực chẳng đã mới phải ky bo
Trong mắt vợ, anh Hải (Khu đô thị Việt Hưng) là một ông chồng keo kiệt. Hễ cứ ngồi chơi với hội mấy bà quanh khu nhà là chị lại đem chồng ra kể xấu. Nhưng ít ai biết được rằng đó là nỗi oan khó nói của anh Hải.
Chị Trà, vợ anh Hải vốn là con út trong một gia đình khá giả và được bố mẹ cưng chiều từ tấm bé. Tiền bạc ít khi là vấn đề khiến chị bận tâm. Lương nhân viên làm ngân hàng của chị tháng nào cũng gần 20 triệu nhưng tiết kiệm chẳng được bao nhiêu vì cứ 2-3 buổi, chị lại cùng đồng nghiệp đi shopping một lần. Những thứ đồ chị mua cũng nào có rẻ gì cho cam, toàn hàng hiệu, hết LV lại đến Channel. Nếu anh Hải có cằn nhằn thì chị sẽ lập tức làm mặt giận dỗi mà rằng: "Ở công ty em, ai cũng như thế. Chẳng nhẽ anh muốn vợ anh bị người ta khinh à?".
Có vợ như vậy nên anh Hải đành gồng mình gánh thêm cả công việc tính toán chi tiêu trong gia đình. Hàng tháng, anh phân ra rõ ràng các khoản tiền cho từng việc: khoản tiền điện, tiền nước, khoản sắm sửa đồ dùng, khoản thăm hỏi bạn bè, gia đình nội ngoại, khoản tiết kiệm... Anh cũng thẳng thắn đề nghị vợ đóng góp cho những khoản chi đó và chừa ra một phần nhỏ cho vợ chi dùng. Cuộc sống gia đình vì thế cũng được vận hành trơn tru, kinh tế đảm bảo nhưng chỉ tiếc một điều, anh Hải luôn bị vợ khó chịu, cho là keo kiệt.
Bủn xỉn vì không tin tưởng nhau
Cũng có một ông chồng ky bo nhưng trường hợp của chị Thanh (Hồng Hà, Hà Nội) lại bắt nguồn từ nguyên do khác - tính đa nghi. Thời buổi giá cả leo thang, chi tiêu cái gì cũng đắt đỏ nên số tiền hàng tháng lo cho gia đình cũng ngày một tăng lên. Anh không hiểu điều đó mà luôn cho rằng chị Thanh dấm dúi đem tiền về cho nhà ngoại hay làm việc gì khuất tất. Bởi vậy, kể từ ba năm nay, anh đưa tiền cho chị ít hơn dù mức lương của anh, chị biết đã được tăng vài lần.
Nhiều bạn bè khuyên chị phải công khai mọi khoản cho chồng biết, chị cũng làm theo nhưng anh nào có tin. Mỗi lần nói đến chuyện này, anh chỉ ậm ừ rồi đâu vẫn đóng đấy hoặc có khi lại kiếm cớ cau mày quát "lắm chuyện". Thôi thì vì muốn giữ yên gia đình, con cái cũng đã lớn, còn phải chuyên tâm học hành, chị đành nhịn đi và khắc phục bằng cách cắt giảm những khoản tiêu dùng cá nhân.
Theo VNE
Chồng thà để mẹ vợ chết chứ không cho vay tiền Cưới nhau được 7 năm, nhưng là 7 năm cực hình với hàng nghìn ngày chịu đựng chồng - người đàn ông là thần tượng trong mắt tất cả mọi người kể cả cha mẹ tôi. Sau ngày cưới, tôi mới thấy được mức độ ki bo của anh kinh khủng thế nào. Anh ghi chép tất cả những phần chi tiêu của...