“Nếu V.League chỉ có 14 đội thì không thể đua với Thái Lan”
Cựu danh thủ Thể Công Trịnh Minh Huế cho rằng hệ thống thi đấu bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam còn yếu và thiếu khiến các cầu thủ ít được thi đấu.
Điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng ĐT Việt Nam khi so sánh với Thái Lan.
“ V.League thua Thai League”
Tại AFF Cup 2020, ĐT Thái Lan đã cho thấy chiều sâu đội hình. Minh chứng rõ nhất là ở vòng bảng, HLV Polking chỉ đưa ra sân đội hình dự bị nhưng cũng đủ để thắng chủ nhà Singapore 2-0.
Về cơ bản, ngoại trừ vị trí tiền vệ “ nhạc trưởng” của Chanathip, mọi vị trí trên sân kể cả hậu vệ cánh trái Theerathon Bunmathan hay chân sút kỳ cựu Dangda cũng đều có những nhân tố sẵn sàng vào sân thay thế.
ĐT Thái Lan ăn mừng danh hiệu vô địch AFF Cup 2020. Ảnh: Getty
“Tôi không muốn đề cập lại những câu chuyện liên quan tới bóng đá phong trào, đào tạo trẻ, bóng đá học đường mà Thái Lan vốn phát triển rất mạnh, ổn định hơn Việt Nam rất nhiều trong một thời gian dài.
Chỉ so sánh Thai League với V.League trong khoảng 20 năm qua là thấy sự khác biệt rõ ràng. Thời điểm 2000-2001, Thai League và V.League những mùa giải đầu tiên đều có 10-12 đội.
Thời điểm ấy, những cầu thủ hàng đầu Thái Lan như Kiatisak, Dusit, Tawan… còn sang HAGL đá thuê, mở ra trào lưu cho lứa “đàn em” sau này là Nirut, Sarayoot, Sakda, Thonglao… cập bến V.League suốt một thời gian dài.
Nhưng đến năm 2007, Thai League đã có 16 đội bóng, thu hút được nhiều ngoại binh giỏi, hình ảnh giải đấu của họ cũng rất tốt. Hơn chục năm qua, Thai League đã duy trì ổn định con số 16-18 đội, còn V.League thì cao nhất là 14 đội, có mùa trở lại với con số 12-13 đội và còn lùm xùm với chuyện “1 ông chủ nhiều đội bóng”. Giải hạng Nhất cũng chỉ có 10-12 đội, có năm 2017 còn có mỗi 7 đội thì đá gì nữa?”, chuyên gia Trịnh Minh Huế trao đổi cùng Dân Việt.
Theo cựu danh thủ Thể Công một thời, việc V.League, giải hạng Nhất có quá ít đội bóng dự giải khiến các cầu thủ không có nhiều cơ hội thi đấu. Như vậy thì các cầu thủ trẻ càng hiếm có cơ hội ra sân khi phải cạnh tranh với các “đàn anh” đã cứng cáp và các ngoại binh.
Video đang HOT
Văn Toàn cùng ĐT Việt Nam đã không thể vượt qua Thái Lan ở bán kết AFF Cup 2020. Ảnh: Getty
“Chúng ta có lứa U23 Thường Châu (Trung Quốc) và hiện nay đều đã trưởng thành, là trụ cột của ĐTQG. Để có được như vậy, lứa cầu thủ này đã được thi đấu rất nhiều từ cấp độ trẻ trong màu áo Hà Nội, HAGL, Viettel, PVF, rồi trải qua FIFA U20 World Cup 2017.
Bây giờ bóng đá Việt Nam vẫn đang đào tạo trẻ và chúng ta vẫn hô hào đào tạo trẻ tạo lứa kế cận cho ĐTQG. Nhưng tôi thử hỏi trong trường hợp có nhiều trung tâm, học viện đào tạo trẻ, các cầu thủ đào tạo ra rồi để làm gì khi không có cơ hội thi đấu ở V.League, giải hạng Nhất?
Trên thế giới, giải vô địch quốc gia của họ phải có 18-20 đội. Gần nhất là Thai League cũng có 16-18 đội, giải hạng Nhất của họ có khoảng 18-20 đội, hạng 2, hạng 3 thì rất đông, nghĩa là họ có hàng nghìn cầu thủ để lựa chọn vào các đội tuyển trẻ, trước khi sàng lọc lên ĐTQG.
Cầu thủ cũng phải “văn ôn võ luyện”, phải thi đấu nhiều thì mới “vỡ” ra và trưởng thành được. Ở Việt Nam với hệ thống thi đấu như hiện nay, HLV Park Hang-seo có trong tay khoảng 100 cầu thủ để lựa chọn lên đội U23 và ĐTQG, ít hơn rất nhiều so với Thái Lan”, chuyên gia Trịnh Minh Huế cho biết.
“Thái Lan không coi trọng SEA Games đâu”
Dưới góc nhìn của mình, chuyên gia Trịnh Minh Huế cho rằng những thành công của các đội tuyển trẻ Việt Nam và ĐT Việt Nam trong khoảng 4 năm qua là rất đáng ghi nhận.
Chuyên gia Trịnh Minh Huế cho rằng bóng đá Việt Nam cần phải nâng cấp hệ thống bóng đá chuyên nghiệp, giúp cầu thủ có cơ hội được thi đấu nhiều hơn. Ảnh: toquoc.vn
Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là hiện tượng chứ chưa phải bản chất, sự phát triển bền vững của một nền bóng đá: “Để đánh giá một nền bóng đá, người ta chỉ căn cứ vào 2 yếu tố thôi, đó là chất lượng, hệ thống giải vô địch quốc gia và thành tích của ĐTQG.
Tôi được biết, Thái Lan không đặt nặng thành tích, coi trọng, ca ngợi kết quả của các lứa U như chúng ta đâu. Họ chỉ quan tâm cầu thủ trẻ được thi đấu thật nhiều, cọ xát thật nhiều để hoàn thiện khả năng và đích đến là đóng góp cho ĐTQG.
Tại AFF Cup 2020, ĐT Việt Nam đã thua Thái Lan rồi. Dưới thời HLV Park Hang-seo, chúng ta cũng đã bao giờ thắng được họ ở một giải đấu chính thức đâu. Thậm chí cứ gặp nhau là Thái Lan vẫn thường là đội dồn ép.
Chúng ta vui với việc lọt tới vòng loại thứ 3 World Cup 2022 nhưng cũng đừng quên Thái Lan cũng đã làm được điều này trước Việt Nam. Còn chất lượng Thai League hơn hẳn so với V.League là điều dễ dàng nhận thấy”.
Sau AFF Cup 2020, ĐT Việt Nam sẽ tiếp tục đá nốt vòng loại World Cup trong những ngày đầu năm 2022 và tiếp theo là mục tiêu bảo vệ HCV SEA Games 31 trên sân nhà:
“Mọi người đang hy vọng chúng ta sẽ thắng Trung Quốc vào ngày mùng 1 Tết khi tiếp họ trên sân Mỹ Đình. Tôi cho rằng khả năng làm được điều này rất khó và ngay cả làm được thì cũng đừng quá lạc quan bởi đây cũng chỉ là 1 trận đấu.
Tới SEA Games 31, tôi nghĩ đối thủ mà U23 Việt Nam cần coi chừng lại là U23 Indonesia – những cầu thru mới 20, 21 tuổi nhưng đã thi đấu rất chững chạc tại AFF Cup vừa qua. Còn Thái Lan, như tôi đã đề cập tới ở trên, chưa chắc họ đã quan tâm SEA Games đâu.
Điều họ quan tâm là làm sao cho Thai League ngày càng phát triển, cầu thủ có thu nhập tốt, mặt sân tốt, cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế, thu hút được nhiều ngoại binh giỏi… Như vậy, các cầu thủ Thái Lan cũng sẽ học hỏi được nhiều điều để phát triển khả năng. Chất lượng ĐTQG của họ cũng sẽ ngày càng được nâng tầm, phát triển ổn định.
Đó là điều bóng đá Việt Nam cần học hỏi, làm sao thu hút được đầu tư, phát triển hệ thống giải vô địch quốc gia”, chuyên gia Trịnh Minh Huế chốt lại.
Chuyên gia Vũ Mạnh Hải: "Bầu Đức đang hơi quá, bầu Tú cũng rất nỗ lực đấy chứ!"
Theo cựu danh thủ Thể Công, bầu Đức đang hơi quá khi chỉ trích và muốn "đuổi" bầu Tú khỏi VPF.
Những ngày gần đây, bầu Đức lại liên tục hướng sự công kích về bầu Tú. Ông thậm chí còn đưa ra đề xuất sẽ trả lương 100 triệu đồng/tháng cho người khác lên lãnh đạo VPF.
"VPF bây giờ không phải muốn làm gì thì làm, thế là không được. VPF đang bị ngộ nhận về vai trò của mình là tổ chức sự kiện, chứ không phải ông chủ của các đội bóng. VPF chỉ là công ty cổ phần do các cổ đông CLB khai sinh để điều hành, tổ chức giải đấu. Nếu làm không tốt thì phải tổ chức đại hội bầu lại, gọi nôm na là đuổi luôn, cho người tốt hơn lên làm. Tôi sẵn sàng bỏ mỗi tháng 100 triệu đồng trả lương cho chủ tịch VPF, bảo đảm cuộc chơi tốt hơn gấp 10 lần hiện tại".
Bầu Đức có mối quan hệ không tốt với bầu Tú.
Trước những sự công khích mà bầu Đức nhắm vào bầu Tú, cũng như chê bai VPF, chuyên gia Vũ Mạnh Hải nhận định:
"Thực tế thì những năm gần đây, bóng đá Việt Nam dưới sự lèo lái của VPF đang hoạt động khá ổn định đấy chứ. Kể cả V.League 2021 cũng đã diễn ra rất tốt. Nhưng vì có đại dịch Covid-19 nên mới phát sinh nhiều vấn đề. Đúng là VPF khi đó đã có vài quyết định chưa thật sự tốt nhưng để nói cần thay đổi bộ máy lãnh đạo hay không thì hơi quá. Tôi thấy bầu Đức đang hơi quá khi nói về bầu Tú, đặc biệt là chuyện muốn bầu Tú phải nghỉ ở VPF.
Bầu Tú cũng có những vấn đề riêng cần phải bàn thật. Nhưng phải thừa nhận ông ấy rất tâm huyết, rất nỗ lực để làm tốt cho bóng đá Việt Nam. Nhìn sang futsal mà xem, công rất lớn của bầu Tú thì mới được như hiện tại. Bầu Tú là người đứng đầu VPF nhưng xung quanh còn nhiều người khác. Nếu những gì VPF làm chưa tốt mà đổ hết lên đầu bầu Tú thì chưa hợp lý".
Bầu Tú liên tục bị bầu Đức chỉ trích sau khi thay ông Võ Quốc Thắng lên làm Chủ tịch HĐQT VFP.
Cho rằng bầu Tú không đáng bị bầu Đức đòi "đuổi" khỏi VPF, tuy nhiên chuyên gia Vũ Mạnh Hải cũng nhấn mạnh rằng ở Việt Nam hiện tại, có nhiều người đủ sức lãnh đạo tổ chức này.
"Ở Việt Nam hiện tại có nhiều người đủ sức lãnh đạo VPF chứ. Có nhiều người tài năng và tâm huyết để lãnh đạo tổ chức này đấy".
Khi được hỏi, vậy bầu Đức có đủ khả năng lãnh đạo VPF hay không, ông Hải đưa ra quan điểm:
"Về tính cách, về khả năng, về vị thế, bầu Đức hoàn toàn đủ khả năng để lãnh đạo VPF. Nhưng theo tôi, ông ấy lại không nên đứng đầu VPF vì đang làm Chủ tịch một CLB. Người có liên quan mật thiết với các CLB V.League thì không nên lãnh đạo VPF vì dễ có sự thiện vị, hoặc dù không thiện vị cũng tạo ra tranh cãi. Nên giống như bầu Tú hiện tại, là một người không liên quan gì tới các CLB bóng đá chuyên nghiệp lãnh đạo VPF thì tốt hơn".
Bầu Đức thường xuyên muốn gây ảnh hưởng lên việc chọn ra những người lãnh đạo cho VFF hay VPF.
Thời gian qua, bóng đá Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn vì Covid-19. Các CLB gặp nhiều khó khăn và liên tục chỉ trích VPF. Nhưng nhìn đi cũng phải nhìn lại. Những năm trở lại đây, dưới sự lèo lái của VPF, V.League và các giải bóng đá Việt Nam khác có nhiều cải thiện rõ rệt. Ví dụ công tác trọng tài đã không còn gây ra nhiều ồn ào như trước. Các giải đấu ngày càng hấp dẫn hơn, với thể thức thi đấu mới...
Hiện tại, VPF đang cùng bàn bạc với các CLB về phương án dừng V.League. Trong quá trình bàn bạc này, khó tránh khỏi tranh cãi và vì thế, VPF càng dễ "đứng mũi chịu sào".
Sau scandal khiến Chủ tịch Hữu Thắng "nóng mặt", sao HAGL đã khiến thầy Park phải động tâm Hữu Tuấn rời CLB TP.HCM không kèn không trống. Bị cắt hợp đồng dù còn thời hạn 2 năm do vi phạm kỷ luật, có lẽ ít người dám tin trung vệ này có thể trở lại mạnh mẽ đến vậy. CÚ VẤP ĐAU ĐỚN "CLB trả lương cho cầu thủ để tập luyện, thi đấu và cống hiến cho đội. Và đây...