Nếu vẫn cứ sử dụng 3 loại nồi kim loại này, chẳng mấy mà ‘rước bệnh vào người’
Có một số kim loại không chỉ loại bỏ các chất dinh dưỡng thiết yếu trong thực phẩm mà còn gây hại cho cơ thể. Dưới đây là một số nồi kim loại bạn không bao giờ được sử dụng để nấu ăn.
Nồi đồng
Nồi đồng có khả năng dẫn nhiệt và làm nóng nhanh, giúp tiết kiệm nhiên liệu và nấu ăn nhanh hơn. Dùng nồi đồng để nấu thức ăn có tính axit có thể khiến đồng trên nồi không được bảo vệ và hòa tan vào thực phẩm. Thức ăn mặn sẽ làm đồng sản sinh nhiều hơn và gây ngộ độc kim loại nặng.
Nước uống và ăn thức ăn từ dụng cụ bằng đồng được coi là an toàn nhưng bạn không nên để kim loại này tiếp xúc với nhiệt độ cao. Điều này chủ yếu là do bản chất phản ứng của chúng. Đồ dùng bằng đồng phản ứng với muối và axit ở nhiệt độ cao. Nếu nồi đồng không được lót đúng cách, nó càng làm cho thực phẩm trở nên độc hại.
Nhôm dẫn nhiệt nhanh và khá cứng cáp, đó là lý do tại sao nhôm là kim loại phổ biến được mọi người sử dụng. Tuy nhiên, khi nóng lên, nhôm có thể phản ứng với thực phẩm có tính axit như cà chua và giấm, làm cho thực phẩm trở nên độc hại và gây buồn nôn và các bệnh về dạ dày. Ngoài ra, nhôm sẽ dần ngấm vào thức ăn.
Video đang HOT
Nồi thau có đế rất nặng. Dùng nồi thau nấu thức ăn có tính axit hay thực ăn mặn ở nhiệt độ cao có thể phóng ra kim loại độc hại. Tốt nhất tránh nấu thức ăn bằng nồi thau.
Nồi kim loại nào tốt nhất để nấu ăn?
- Nồi sắt là kim loại tốt nhất để nấu ăn. Bạn có thể dễ dàng nấu nướng theo cách nào, vì sắt không hề gây hại. Sắt nóng lên đồng đều và giúp nấu chín thức ăn nhanh chóng. Khi được làm nóng, nồi sắt cũng giải phóng chất sắt vào thức ăn và còn có lợi cho cơ thể.
- Một nồi kim loại khác rất phổ biến hiện nay là thép không gỉ. Thép không gỉ là một hợp kim kim loại, pha trộn crom, niken, silicon và carbon. Không mua nồi bằng thép không gỉ giả hoặc rẻ tiền để gây hại sức khỏe.
5 vật dụng tiềm ẩn những nguy hiểm cho sức khỏe trong nhà bếp, các bà nội trợ nhất định phải nhớ
Những đồ dùng nhà bếp cực kì nhanh bẩn, chứa đầy vi khuẩn có hại cho sức khỏe mà bạn không để ý đến.
Có những vật dụng quen thuộc trong căn bếp, tưởng chừng như chúng hoàn toàn vô hại nhưng sự thực lại ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm. Vì vậy, hãy trang bị đầy đủ kiến thức để không vô tình rước họa vào nhà. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê ra những vật dụng nguy hiểm rình rập trong căn bếp có thể bạn chưa biết.
Chảo chống dính
Trên chảo chống dính có lớp Teflon. Chảo khi đun nấu lâu ở nhiệt độ cao đến độ sôi của dầu mỡ, sẽ khiến cho lớp Teflon tự phân hủy và giải phóng ra chất độc axit perflurooctanoic có khả năng gây ung thư và sảy thai. Mặt khác, các loại chảo chống dính có chất lượng tràn lan trên thị trường còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây độc hơn. Tốt nhất bạn nên sử dụng các loại xoong, chảo truyền thống bằng gang.
Khăn lau bếp
Khăn lau ở môi trường bếp ẩm ướt sẽ nhanh chóng trở thành ổ của vi khuẩn, từ đó các mầm bệnh gây hại phát sinh. Trong quá trình nấu ăn, lau dọn chắc chắn bạn sẽ phải ít nhiều sử dụng đến chúng. Vì thế tránh để vi khuẩn, chất bẩn tích tụ gây hạn, bạn nên thay khăn lau bếp mỗi tháng một lần.
Nồi nhôm
Những chiếc nồi nhôm có ưu thế là dẫn nhiệt tốt và giá thành rẻ, được rất nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng sử dụng nồi nhôm có thể gây hại vì khi nấu sẽ sinh ra muối nhôm gây độc cho cơ thể người. Một khi cơ thể bị nhiễm nhôm cao sẽ gây giảm hồng cầu trong máu, làm mất canxi và photpho trong xương nên tốt nhất chúng ta không nên dùng nồi nhôm nấu ăn trong khoảng thời gian dài.
Bồn rửa bát
Bồn rửa chén bát thực sự là một nơi "vô cùng kém vệ sinh". Nơi này hội tụ nhiều yếu tố để vi khuẩn sinh sôi như vụn thực phẩm, môi trường ẩm ướt. Chúng ta cần chú ý vệ sinh bồn rửa bát thật kỹ càng và tránh ngâm bát đũa lâu trong bồn.
Thớt
Theo một nghiên cứu đến từ trường Đại học Arizona, Mỹ, số vi khuẩn ở bề mặt thớt là 4.000 vi khuẩn/1cm2, nhiều gấp 200 lần so với bồn cầu. Thớt được dùng để thái đồ sống lưu lại rất nhiều vi khuẩn gây ngộ độc, tiêu chảy như salmonella và campylobacter. Đặc biệt là những vết xước trên bề mặt thớt có rất nhiều vụn gỗ, nhựa. Chắc chắn bạn sẽ không muốn những vụn này có trong thực phẩm hoặc cơ thể mình đúng không?
Hình ảnh: Minh họa
Khó hiểu bệnh nhân ngộ độc thiếc: Thiếc ở đâu ra? "Thực tế bệnh nghề nghiệp hoặc ngộ độc kim loại nặng trong tái chế nhựa gần như không có", ông Quốc Anh nói. Liên quan tới thông tin 6 công nhân làm việc tại bộ phận nghiền nhựa tái chế của một công ty sản xuất mành rèm ở Thanh Miện, Hải Dương bị ngộ độc, dẫn tới một trường hợp tử vong,...