Nếu vẫn chưa thể hiểu hết nội dung, ý nghĩa phim ‘Us – Chúng ta’ thì đọc ngay bài này để giải mã tất cả
Với chất kinh dị xen lẫn yếu tố hài hước, khó đoán, bộ phim phủ lên lớp sương mù từ đầu cho đến cuối phim “Us – Chúng ta”, khiến khán giả rơi vào trạng thái ngơ ngác ngay cả khi màn hình đã tối đen.
Nối tiếp thành công của Get Out, đạo diễn kiêm biên kịch Jordan Peele tiếp tục cho ra mắt phim kinh dị “hack não” Us, chuyện phim theo chân gia đình bốn người Adelaide Wilson (Lupita Nyong’o), Gabe Wilson ( Winston Duke), con trai Jason Wilson (Evan Alex) và con gái Zora Wilson (Shahadi Wright Joseph).
Trong chuyến đi chơi biển vào dịp nghỉ hè, cả gia đình chạm mặt nhóm người đáng sợ được gọi là “The Tethered” – phiên bản kinh dị của chính bản thân mình. Với chất kinh dị xen lẫn yếu tố hài hước, khó đoán, bộ phim phủ lên lớp sương mù từ đầu cho đến cuối phim, khiến khán giả rơi vào trạng thái ngơ ngác ngay cả khi màn hình đã tối đen.
Bài viết sau đây sẽ phân tích nội dung và một số hình ảnh tiêu biểu trong phim, có tiết lộ nội dung phim.
Bối cảnh và nội dung “Us”
Tồn tại song song với những con người phiên bản đời thật, có một thế giới khác được tạo nên bằng hình thức nhân bản vô tính. Tạo ra các phiên bản vô tính “chia đôi 1 linh hồn cho 2 cơ thể”, thế giới thứ hai được mô phỏng không khác gì thế giới thật phía trên đến từng hành động, với mục đích sử dụng những người này để thao túng “người phía trên”. Song, kế hoạch thất bại, các phiên bản nhân bản vô tính bị lãng quên, nhốt lại mãi mãi phía dưới tầng hầm rộng lớn. Những “tầng hầm bỏ trống, không được sử dụng với mục đích cụ thể” tại Mỹ cũng được nhắc đến ngay từ đầu phim.
Những phiên bản nhân bản vô tính lặp lại mọi hành động của người thật trong một thế giới thiếu thốn, sơ sài hơn: ăn sống những con thỏ thay đồ ăn, tự chạy toán loạn thay cho việc chơi trò chơi mạo hiểm, tự sinh con một mình (theo lời Adelaide Wilson/Red)… Đồng thời, họ có sự liên kết mật thiết với phiên bản thật: “Chúng suy nghĩ như chúng ta. Chúng biết chúng ta đi đâu”. Đây cũng là lý do khiến Abraham, Umbrae, Pluto có thể định vị chính xác vị trí của gia đình Wilson dù họ chạy xa đến thế nào.
Bên cạnh đó, sở thích của các phiên bản người thật cũng được lặp lại giống hệt ở những phiên bản “giả”: ông bố Abraham thích di chuyển bằng tàu giống Gabe Wilson, cậu con trai Pluto thích lửa y hệt Jason, con gái Umbrae cũng thích chạy, gia đình giả của Wilson có cách lấy mạng người “từ tốn” – giống như gia đình Wilson tự nhận “từ tốn” ở đầu phim, trái ngược với gia đình của người bạn Josh Tyler bị lấy mạng ngay lập tức. Trong một trường cảnh kinh dị, phiên bản giả của Kitty Tyler tự dùng kéo rạch mặt mình trước gương. Đây là tượng trưng cho sở thích phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh sửa một chút trên khuôn mặt được Kitty nhắc đến đầu phim.
Thay vì rạch lên mặt Adelaide Wilson, bản sao của Kitty tự rạch lên mặt mình vì ở đầu phim, bản gốc cho rằng khuôn mặt Adelaide không cần sửa thêm.
Một đặc điểm quan trọng của người nhân bản vô tính là không thể nói. Ngoại trừ người mẹ Red, những người còn lại chỉ có thể gầm gừ. Đây cũng là dấu hiệu được gợi ý ngay từ đầu rằng Adelaide Wilson thực chất là một phiên bản “giả”, đã thay thế chỗ của phiên bản thật ngay từ bé. Quá trình phục hồi từ căn bệnh bị bố mẹ cho là sang chấn tâm lý của Adelaide không rõ ràng, bởi thực chất cô không hề bị sang chấn tâm lý. Vốn dĩ, phiên bản “giả” không biết nói, ngơ ngác với mọi thứ trong cuộc sống loài người. Không phải phục hồi, “Adelaide giả” đã thích nghi. Thay vào đó, “Adelaide thật” phải ở cùng nhóm người giả ngay từ khi còn bé, việc cô hành động bất thường và khó khăn vì quá lâu không giao tiếp cũng là điều hợp lý.
Ngoài gia đình Wilson và Tyler, người đàn ông cầm tấm biển Jeremiah 11:11 là nạn nhân đầu tiên của vụ thảm sát hàng loạt. Minh chứng bằng việc ngay từ khi gia đình Wilson đến biển, xác người đàn ông bị đâm đã được cảnh sát đưa lên xe. Ngay sau đó, khi Jason đi bộ trên bờ biển, người đàn ông không lộ mặt với bàn tay dính máu đứng trong tư thế dang hai tay mà cậu bắt gặp chính là bản sao của nạn nhân. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ án mạng bản gốc, bản sao này là người đầu tiên đứng vào hàng để xếp thành hàng rào bao quanh nước Mỹ.
Video đang HOT
“Người bị xích” đầu tiên đứng trong tư thế xếp hàng.
Những dấu hiệu cho thấy Adelaide chỉ là bản sao
Việc Adelaide không thể nói, ngơ ngác với thế giới xung quanh sau khi trở về từ mê cung không phải dấu hiệu duy nhất cho “plot twist” của Us. Ngay từ đầu, người mẹ Adelaide luôn có sự nhạy cảm, lo lắng thái quá kể từ khi di chuyển đến vùng biển này. Trong quá trình lấy mạng các bản sao, Adelaide không tự tay lấy mạng hai đứa con Pluto và Umbrae, bởi có lẽ một phần bên trong nhân vật vẫn cho rằng đó là những đứa trẻ của mình. Sau khi Umbrae bị bật rơi xuống vực, Adelaide tự mình xuống nhìn Umbrae lần cuối trong tư thế người gãy gập, không thể qua khỏi. Còn khi chứng kiến Pluto làm theo hành động của Jason và bị lửa thiêu đốt, Adelaide tỏ rõ vẻ đau đớn, gào thét ngăn cản.
Là một bản sao, “Adelaide giả” “suy nghĩ như bản gốc, biết rõ bản gốc đi đâu”, đó là lý do ở cuối phim, Adelaide biết rõ Red đã đưa Jason đi đâu và một mạch đi xuống tầng hầm. Ngoài ra, do đã từng sống dưới tầng hầm, nhân vật cũng hoàn toàn thông thạo đường đi đến đây. Trong trường đoạn đối mặt giữa Adelaide và Red, bộ phim đã tài tình đánh lừa người xem khi để hai đoạn hồi tưởng kí ức song song nhau, song thực chất, mọi kí ức trước khi gặp nhau tại mê cung của “Adelaide giả” vốn thuộc về bản thể và ngược lại.
Về phía “Adelaide thật”, cô được đưa xuống tầng hầm từ khi còn bé, nhận thức chỉ còn sót lại khả năng nói và kí ức về đoạn video ngắn từng xem trên TV nói về chiến dịch hàng triệu người nắm tay nhau nối liền biên giới nước Mỹ. Hồi ức đó tạo thành ý tưởng khiến cô lãnh đạo “Người bị xích” ra khỏi tầng hầm, lấy mạng bản thể của mình và nắm tay tạo thành vòng tròn bao quanh nước Mỹ. Khi được hỏi: “Cô là ai?”, “Adelaide thật” cũng trả lời: “Tôi là người Mỹ”. Bên cạnh đó, nhớ lại kí ức bị còng tay khi bị bắt đưa xuống tầng hầm, Adelaide phiên bản gốc cũng bắt bản sao tự còng tay chính mình ngay trong đêm đầu tiên gặp gỡ, như một hành động trả thù những gì đã làm với bản thân ngày nhỏ.
Khi cả hai cùng trình diễn bài múa, vốn là một bản gốc, “Adelaide thật” với khả năng múa trơn tru đã thuyết phục được “Người bị xích” để đứng lên giải thoát cho tất cả.
Những hình ảnh tượng trưng đắt giá
“Những người kì lạ trong trang phục màu đỏ, tay cầm chiếc kéo” là những từ dùng để miêu tả “đám Người bị xích”. Bộ quần áo đỏ gợi liên tưởng đến đồng phục tù nhân nước Mỹ, cho thấy sự xiềng xích, trói buộc mà họ từng phải gánh chịu. Trong khi đó, vũ khí chiếc kéo là vật dụng có hai phần đối xứng giống hệt nhau, tượng trưng cho sự kết nối giữa bản sao và những bản gốc của họ. Bên cạnh đặc điểm đối xứng lặp lại, cây kéo còn được sử dụng để cắt, mà cụ thể ở bộ phim Us là cắt đứt sợi dây liên kết giữa những bản sao và bản gốc bằng cách lấy mạng những “người thật”. Hình ảnh “cắt đứt” trở đi trở lại trong tác phẩm thông qua chi tiết Red đi vào nhà của Adelaide, cắt đứt đầu con thỏ bông; cắt giấy thành hình hàng người nắm tay nhau, rồi cắt đứt sự liên kết giữa hai hình nhân giấy.
Con số 11:11 cũng trở đi trở lại xuyên suốt bộ phim. Về mặt hình thức, con số 11:11 hiển thị trên đồng hồ chỉ là 4 nét gạch thẳng đứng, đối xứng nhau qua dấu “:” và dù lật ngược hay nhìn qua gương cũng không biến đổi hình dạng. Không những thế, hình ảnh 4 bản sao của gia đình Wilson khi đứng cạnh nhau trong trang phục màu đỏ cũng không khác gì hình dáng của 4 con số này.
Ngoài ra, dòng chữ Jeremiah 11:11 còn chỉ đoạn 11, câu 11 ở cuốn Jeremiah trong Kinh Thánh viết về Jeremiah: “Vậy nên, ức Giê-hô-va phán như vầy: Nầy, ta sẽ khiến tai nạn đổ trên chúng nó, không thể tránh được; chúng nó sẽ kêu đến ta, những ta chẳng thèm nghe”, như một lời tiên đoán về thảm họa do “Người bị xích” gây ra.
Cuối cùng, đạo diễn – biên kịch Jordan Peele cũng gửi gắm thông điệp xã hội, chính trị thông qua tác phẩm điện ảnh của mình, với hình ảnh bức tường được tạo bởi những “Người bị xích” nối liền biên giới nước Mỹ. Nhiều tầng nghĩa hơn cả, tựa đề Us của bộ phim vừa có nghĩa là “chúng ta”, vừa có nghĩa là “nước Mỹ”. Hình ảnh loài thỏ dưới tầng hầm không những tượng trưng cho cuộc thử nghiệm, sự nhân bản vô tính; mà còn đại diện cho nước Mỹ đa chủng tộc, đa màu da với thỏ trắng, thỏ nâu, thỏ đen. Vậy, lời thoại “They are Us” nghĩa là “Họ là chúng ta” hay “Họ là nước Mỹ” - một nước Mỹ đang dần mất đi tự do cần thoát khỏi xiềng xích để tự giải thoát?
Theo saostar
Sử dụng học thuyết Freud để lý giải câu chuyện trong phim kinh dị 'US'
Hình ảnh Adelaide trình diễn điệu múa trở đi trở lại xuyên suốt bộ phim, đồng thời cũng được xem là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý của nhân vật.
Để lý giải câu chuyện giữa Adelaide bản thể và bản sao, nhiều khán giả đã sử dụng đến học thuyết phân tâm học của Sigmund Freud.
Nối tiếp thành công của Get Out, đạo diễn kiêm biên kịch Jordan Peele tiếp tục cho ra mắt phim kinh dị "hack não" Us, chuyện phim theo chân gia đình bốn người Adelaide Wilson (Lupita Nyong'o), Gabe Wilson (Winston Duke), con trai Jason Wilson (Evan Alex) và con gái Zora Wilson (Shahadi Wright Joseph).
Adelaide Wilson (Lupita Nyong'o), Jason Wilson (Evan Alex), Zora Wilson (Shahadi Wright Joseph) và Gabe Wilson (Winston Duke)
Trong chuyến đi chơi biển vào dịp nghỉ hè, cả gia đình chạm mặt nhóm người đáng sợ được gọi là "The Tethered" - phiên bản kinh dị của chính bản thân mình. Với chất kinh dị xen lẫn yếu tố hài hước, khó đoán, bộ phim phủ lên lớp sương mù từ đầu cho đến cuối phim, khiến khán giả rơi vào trạng thái ngơ ngác ngay cả khi màn hình đã tối đen.
Trong plot-twist cuối cùng, Adelaide Wilson thật vốn dĩ đã bị đánh tráo với bản sao của mình từ khi còn nhỏ. Red - trong thân phận của Adelaide - sống cuộc đời của một bản thể thật sự, trong khi Adelaide phải sống dưới tầng hầm cùng "Người bị xích", dần mất đi khả năng giao tiếp và hoạt động như con người bình thường.
Hình ảnh Adelaide trình diễn điệu múa trở đi trở lại xuyên suốt bộ phim, đồng thời cũng được xem là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý của nhân vật. Để lý giải câu chuyện giữa Adelaide bản thể và bản sao, nhiều khán giả đã sử dụng đến học thuyết phân tâm học của bác sĩ thần kinh, nhà tâm lý học người Áo Sigmund Freud (tên đầy đủ Sigmund Schlomo Freud).
Theo quan niệm của Freud về cấu trúc nhân cách, ông nhận định nhân cách con người gồm 3 bộ phận: Id - bản năng, ego - bản ngã và super ego - siêu ngã. Bản năng là phần ban sơ của nhân cách, có chung với các loài động vật khác, đây cũng là nơi của những bản năng và hoạt động dựa trên nguyên tắc thỏa mãn (nguyên tắc khoái lạc).
Vào khoảng 6 tháng tuổi, bản ngã xuất hiện từ nhu cầu của bản năng để cân bằng giữa khoái lạc con người và sự thỏa mãn trong thực tế. Ego - cái tôi được phú cho những chức năng như: tri giác, trí nhớ... Phần còn lại trong mô hình cấu trúc 3 thành phần là siêu ngã - superego, xuất hiện khi con người được 5 tuổi. Siêu ngã hình thành nên giá trị cá nhân, những quy tắc đạo đức giúp con người đánh giá hành vi đúng sai, giúp xã hội phát triển tốt đẹp, bình đẳng hơn.
Vận dụng cấu trúc nhân cách 3 thành phần của Freud để lý giải sự phát triển tâm lý của Adelaide thật và Adelaide giả, có thể thấy rằng, "người bị xích" chính là Id, cũng mang những bản năng và nhu cầu thỏa mãn giống hệt với bản thể, nhưng không sở hữu bản ngã và siêu ngã như người thật.
Sau cuộc đánh tráo vào đêm định mệnh, "Adelaide giả" được sống cuộc đời của một người bình thường, tại đây, ngôn ngữ, giáo dục, cuộc sống gia đình và xã hội đã giúp cô tìm thấy siêu ngã, từ đó cân bằng với bản năng để hình thành cái tôi. Đây là một cái tôi có nhận thức, trân trọng hạnh phúc gia đình và ngày càng hoàn thiện bản thân từ nguồn gốc "Người bị xích".
Ngược lại, được đưa xuống hầm cùng đám "Người bị xích" từ khi còn quá nhỏ, Adelaide thật đánh mất siêu ngã, gần như đã tin mình là bản sao với những bản năng thông thường: hoạt động hoàn toàn dựa trên nguyên tắc thỏa mãn. Song, điệu nhảy được trình diễn trên sân khấu của Adelaide giả đã làm thay đổi tất cả.
Điệu nhảy - hay rộng ra là nghệ thuật - đã đánh thức siêu ngã sâu thẳm bên trong Adelaide sống dưới tầng hầm - vốn dĩ là một con người bản thể. Theo lời cô: "Chúa đã soi sáng tôi", song thực chất, chính nhân vật đã tìm thấy bản ngã của chính mình, thôi thúc Adelaide tìm được lý tưởng và giải thoát cho những con người bị xích dưới tầng hầm.
Học thuyết Freud chỉ là một góc nhìn để lý giải quá trình phát triển tâm lý nhân vật trong Us - một bộ phim kinh dị "hack não" sở hữu những nguyên tắc và định luật riêng được đạo diễn - biên kịch Jordan Peele nhào nặn và phát triển. Song tựu trung lại, tác phẩm vẫn nỗ lực truyền tải tầng tầng lớp lớp thông điệp, trong đó là hành trình vượt qua chính bản thân mình để vươn đến một cuộc sống tốt đẹp, xã hội bình đẳng hơn.
Theo saostar
Sau cây đinh của 'A Quiet Place', bạn sẽ rùng mình trước cây kéo trong 'US' Giống như cây đinh từng gây ám ảnh trong "A Quiet Place", cây kéo trở thành vũ khí lấy mạng người khiến khán giả rùng mình ở bộ phim kinh dị "Us" của đạo diễn - biên kịch Jordan Peele. Nối tiếp thành công của Get Out, đạo diễn kiêm biên kịch Jordan Peele tiếp tục cho ra mắt phim kinh dị "hack...