“Nếu Trung Quốc làm quá, Việt Nam sẽ có cách ứng xử tương ứng”

Theo dõi VGT trên

Tại hàng lang Quốc hội chiều 20-5-2014, đại biểu Trần Ngọc Vinh, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nói: “Chúng ta rất muốn hòa bình nhưng nếu Trung Quốc làm quá, ta sẽ có cách ứng xử tương xứng”.

Theo ông Trần Ngọc Vinh, tình hình biển Đông đang được rất nhiều cử tri và nhân dân cả nước quan tâm nên ngay phiên đầu tiên, Quốc hội đã phải điều chỉnh chương trình làm việc để bàn đối sách đối phó Trung Quốc.

Việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào Việt Nam kèm theo đó là tàu chiến, tàu bảo vệ là một hành động ngang ngược, không thể chấp nhận được. Trung Quốc không những vi phạm cam kết hữu nghị giữa hai dân tộc mà còn vi phạm luật Biển 1982. Trong thời gian qua, Việt Nam đã cương quyết tôn trọng pháp luật quốc tế, tình hữu hảo giữa hai dân tộc, dùng mọi biện pháp ngoại giao kêu gọi Trung Quốc dừng hành động trái luật của mình, nhưng vẫn chưa tiến triển.

Ông Ngọc Vinh nói: “Theo tôi được biết, chưa một nước nào ủng hộ hành động của Trug Quốc. Đến nay, Trung Quốc vẫn chưa tỏ ra thái độ gì trước hòa khí của Việt Nam. Đến giờ phút này, về phía chúng ta vẫn kiên trì dùng mọi biện pháp đề nghị Trung Quốc tôn trọng cam kết giữa các nước ASEAN, luật Biển năm 1982. Hy vọng rằng, với sự lên án của quốc tế, Trung Quốc cần phải xem xét thái độ của mình”.

Nếu Trung Quốc làm quá, Việt Nam sẽ có cách ứng xử tương ứng - Hình 1

Đại biểu Trần Ngọc Vinh – Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

Đại biểu Trần Ngọc Vinh cũng nhấn mạnh: “Ông cha ta luôn có truyền thống bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng hòa bình. Ngày nay cũng vậy, nhưng nếu Trung Quốc không chấp nhận, chúng ta có giải pháp giải quyết điều này trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế”.

“Tất cả các nước chỉ có thể chịu đựng với 1 mức độ. Việt Nam rất muốn hòa bình, muốn tôn trọng, nhưng nếu Trung Quốc làm quá, ta sẽ có cách ứng xử tương xứng”, ông Ngọc Vinh nói.

Nếu Trung Quốc làm quá, Việt Nam sẽ có cách ứng xử tương ứng - Hình 2

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Video đang HOT

Cũng tại hành lang Quốc hội, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết: “Việt Nam rất muốn hòa bình, giữ quan hệ láng giềng. Tuy nhiên, đến bây giờ và 1 thời gian nữa, Trung Quốc vẫn duy trì và tăng cường lực lượng bảo vệ, thì chúng ta vẫn tăng cường kiểm soát trên biển. Bên cạnh đó ta cần phải vận động bạn bè quốc tế”.

Theo đại biểu Nguyễn Văn Rinh, theo truyền thống của dân tộc ra, khi đất nước lâm nguy ta sẽ tạo được đoàn kết thống nhất trong dân tộc. Đó là sức mạnh thắng lợi của mọi cuộc chiến tranh chống xâm lược từ xưa đến nay.

Theo ANTD

Cách duy nhất để Việt Nam tự bảo vệ

Đây cũng là dịp để chúng ta nhìn lại mình, và quan trọng hơn, phải quyết tâm và gấp rút đổi mới để xây dựng VN thành một quốc gia hùng mạnh.

Suốt từ đầu tháng 5, dư luận trong và ngoài nước dậy sóng trước hành động ngang ngược của Trung Quốc, người láng giềng "môi hở răng lạnh" của chúng ta, bất chấp luật pháp quốc tế, mang máy bay, tàu chiến xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Lòng yêu nước quật cường của người Việt Nam lại được thổi bùng lên, trên khắp năm châu bốn biển. Dù còn khác nhau về chính kiến nhưng tất cả người Việt, đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, hay ở nước ngoài, đều chung một ý chí: quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước.

Ai ai cũng trăn trở: "Làm sao để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia?" Nhiều ý kiến cho rằng cách tốt nhất để tự bảo vệ là chúng ta phải tự mạnh lên về mọi mặt. Ý kiến đó thật xác đáng. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể tự bảo vệ mình.

Trong thế giới sức mạnh quân sự ngày càng được sử dụng nhiều hơn để thôn tính lãnh thổ hay áp đặt ý chí của nước này lên nước khác, thì không còn cách nào khác là nước nhỏ cũng phải mạnh. Là con cá nhỏ trong đại dương đầy rẫy cá to, muốn không bị cá to nuốt chửng thì cá nhỏ phải có nọc độc, rất độc để cá to phải nể sợ.

Chúng ta không thể trông chờ ai đó ra tay cứu giúp, nước nào đó "động binh" đến ứng cứu nếu xảy ra chiến sự. Nước nào cũng hành xử trên nguyên tắc quyền lợi quốc gia của họ. Nếu ai đến cứu chúng ta, thì chắc chắn chúng ta phải trả cái giá nào đó. Trong lịch sử Việt Nam, các thế lực phản dân cầu nước ngoài tới cứu, kết cục trở thành bù nhìn trong tay ngoại bang. Kể cả dựa vào một nước lớn, vẫn có nguy cơ khi nước lớn thay đổi ưu tiên lợi ích quốc gia, nước nhỏ có thể bị bán đứng.

Cách duy nhất để Việt Nam tự bảo vệ - Hình 1

Trên đảo An Bang Trường Sa. Ảnh: Kiên Trung

Các định chế quốc tế, khu vực cũng không hỗ trợ chúng ta được nhiều. Vì những đại diện quốc gia ở các định chế đó, trước hết phải phục vụ lợi ích quốc gia của họ. Những gì đang diễn ra gần đây chứng tỏ điều đó. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn cần cung cấp thông tin trung thực để dư luận thế giới hiểu rõ bản chất hành động của Trung Quốc và ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của chúng ta. Và không còn cách nào khác là tự lực, tự cường.

Trong cả hai cuộc chiến tranh trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ, có nước nào điều binh sang giúp Việt Nam? Mà chỉ có người Việt, được sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn về tinh thần và vật chất của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý khắp năm châu, trên dưới một lòng, muôn người như một, với tinh thần "Tổ quốc trên hết", quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược giành độc lập, tự do.

Sau bao nhiêu năm chiến tranh tàn phá, mấy triệu người Việt đã ngã xuống và đến hôm nay bom đạn vẫn còn rải rác ở nhiều nơi trên đất nước, nên người Việt chúng ta yêu quí hòa bình hơn ai hết. Nhưng chúng ta phải khỏe mới bảo vệ được hòa bình, giữ gìn được độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Chúng ta yếu, kẻ mạnh sẽ áp đặt ý chí của họ lên chúng ta và buộc chúng ta phải theo luật chơi của họ. Ngay bây giờ đây chúng ta đang cần hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước, đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề. Nhưng người láng giềng lớn hơn đã không cho chúng ta được yên.

Nhân dân Trung Quốc chắc chắn cũng không muốn chiến tranh. Trung Quốc đang xây dựng đất nước; chiến tranh không mang lại lợi ích gì cho họ. Hơn nữa, bản thân Trung Quốc cũng đang phải đương đầu với nhiều vấn đề: bất bình xã hội vì bất bình đẳng do quá trình phát triển kinh tế gây ra, vấn đề dân tộc, vấn đề môi trường, vấn đề an sinh xã hội. Vùng nông thôn rộng lớn còn rất kém phát triển, thậm chí nhiều nơi lạc hậu. Đó là những quả bom nổ chậm ngay trong lòng Trung Quốc.

Bản thân nền kinh tế Trung Quốc cũng còn bấp bênh với các khoản nợ khổng lồ của doanh nghiệp nhà nước và chính quyền địa phương; sản phẩm của Trung Quốc ngày càng mất uy tín trên thị trường thế giới, và ngay ở Việt Nam. Trung Quốc cũng lệ thuộc rất nhiều vào đầu tư nước ngoài. Chiến tranh chắc chắn sẽ gây ra làn sóng rút vốn của các doanh nghiệp FDI, mà ngay hiện nay đang có xu hướng rút khỏi Trung Quốc vì nhiều lý do.

Chúng ta cũng không nên quá sợ hãi đòn trừng phạt kinh tế nào đó của Trung Quốc. Đúng là nếu xảy ra chuyện đó, ta sẽ gặp một số khó khăn. Nhưng phía Trung Quốc cũng không phải không thiệt hại. Họ cũng cần thị trường để bán hàng, nhất là số hàng rẻ tiền chất lượng kém mà họ đã tạo ra. Họ cũng có lợi ích từ các dự án của họ ở Việt Nam. Chúng ta vẫn còn nguồn lực chưa khai thác hết, hoặc chưa sử dụng hiệu quả. Ví dụ nguồn kiều hối hàng chục tỉ đô la mỗi năm, nguồn tài chính dưới nhiều dạng còn đọng trong dân có thể còn lớn hơn nguồn kiều hối, và nếu chúng ta chấm dứt việc sử dụng lãng phí các nguồn lực thì chúng ta thừa sức bù lại những thiếu hụt do một đòn kinh tế nào đó gây ra.

Hơn nữa, với truyền thống yêu nước sâu đậm, người dân Việt Nam, mà phần lớn đã trải qua chiến tranh, đã chịu đựng gian khổ, hy sinh to lớn, sẵn sàng thắt lưng buộc bụng một lần nữa để xây dựng đất nước vững mạnh, miễn là của cải chung không rơi vào túi bọn tham nhũng.

Cách hành xử của Trung Quốc lần này càng làm cho người Việt Nam hiểu rõ hơn bản chất của họ. Những lời lẽ hoa mỹ, ru ngủ xưa nay được họ dùng để mô tả mối quan hệ láng giềng giữa hai nước đã bị xổ toẹt khi họ ngang nhiên đặt dàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa của Việt Nam được luật pháp quốc tế công nhận.

Họ đã "thăm dò" Việt Nam từ lâu

Tại sao họ chọn thời điểm này? Họ cho rằng thế giới đang bận rộn về nhiều vấn đề lớn ở các khu vực, dư luận quốc tế sẽ không chú ý việc họ làm.

Họ đã nghiên cứu và hiểu chúng ta rất rõ. Họ cho rằng chúng ta đang yếu, không chỉ vì kinh tế đang gặp khó khăn chồng chất, không chỉ vì họ có số máy bay, tàu chiến nhiều hơn ta. Mà chính họ đã thấy những vết rạn trong xã hội của ta.

Hành động của họ lần này là kết quả của một quá trình thăm dò từ lâu, qua những lần "tàu lạ" đâm tàu cá của ngư dân Việt Nam, leo thang thành các vụ bắn cháy tàu cá, bắt ngư dân của ta trong lãnh hải của Việt Nam... Họ tưởng rằng ta đã nhiều lần "một điều nhịn mong chín điều lành" thì lần này cũng sẽ như vậy. Và cứ như thế họ lấn dần, gặm nhấm lãnh thổ và lãnh hải của ta. Nếu ta không cương quyết đáp trả thì sẽ mãi mãi phải chịu chấp nhận sự ngang ngược ngày càng tăng của họ.

Việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam không mới, và sẽ còn diễn ra dài dài, chừng nào Việt Nam chưa đủ mạnh để chặn đứng bàn tay của họ và thu hồi những thước đất, nước đã mất. Vì vậy chúng ta phải kiên trì và dứt khoát đòi Trung Quốc chấm dứt việc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Việc này không thể khoan nhượng.

Đây cũng là lúc nhìn lại dân mình. Qua biến cố này, ta càng thấy rõ: Dân là gốc. Trước nguy cơ chủ quyền quốc gia bị đe dọa, dân ta, thuộc đủ thành phần, tầng lớp, lứa tuổi hừng hực tinh thần yêu nước, "Quyết tâm đồng hành cùng Chính phủ" bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. Đó là nguồn sức mạnh cốt lõi, vô tận và không thế lực nào có thể đánh bại của dân tộc ta trong bất kỳ thời đại nào.

Trong lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam, mỗi khi Tổ quốc lâm nguy, người Việt Nam lại gạt bỏ những khác biệt, bất đồng, trên dưới một lòng, đoàn kết thành một khối chống trả quyết liệt kẻ xâm lược, giành thắng lợi cuối cùng. Tuyệt đối không có kẽ hở nào, có vết rạn nứt nào để kẻ thù khai thác. Những thế lực nhăm nhe thôn tính Việt Nam bằng cách này, hay cách khác hãy nhớ lấy bài học đó!

Cũng trong cơn nguy biến, người Việt Nam rất bình tĩnh, sáng suốt và đưa ra được những quyết sách mạnh bạo, những thay đổi, cải cách dũng cảm, sâu rộng mang tính đột phá mà trong điều kiện yên bình, thuận lợi không có được.

Đây cũng là dịp để chúng ta nhìn lại mình, dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, và quan trọng hơn, phải quyết tâm và gấp rút đổi mới để xây dựng Việt Nam thành một quốc gia hùng mạnh, mà sức mạnh đó trước hết phải là sức mạnh tổng hợp của một dân tộc gắn kết, muôn người như một, trên dưới đồng lòng, gạt bỏ lợi ích cá nhân, hy sinh vì nghĩa lớn. VN có pháp lý, có chính nghĩa tạo nên sức mạnh đấu tranh và cùng với đó là xây dựng nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, xã hội dân sự.

Theo_VietNamNet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh
20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024
Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM
20:01:12 16/11/2024
Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích
08:29:02 17/11/2024
TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông
14:55:47 17/11/2024

Tin đang nóng

NSƯT Kim Tiểu Long đau buồn báo tin con gái qua đời
13:14:49 18/11/2024
Hoài Linh: "Anh không vừa lòng thì xé hợp đồng, mẹ tôi tôi không bỏ được"
13:16:57 18/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết
13:24:49 18/11/2024
Hoạt động của Thanh Thủy sau khi đăng quang Miss International
12:46:03 18/11/2024
Diễn biến gây sốc vụ người mẫu đình đám bị bắt vì ma túy: Bị 1 doanh nhân cưỡng ép dùng chất cấm, đã nộp video cho cảnh sát
13:20:19 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Sao nam bị 150 đoàn phim từ chối vì quá xấu, giờ là bậc thầy diễn xuất đóng phim nào cũng hot điên đảo
14:01:29 18/11/2024
Đại Mộng Quy Ly kết thúc bi thảm: Tất cả đều chết chỉ còn 3 người sống
13:53:39 18/11/2024

Tin mới nhất

NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu

12:58:53 18/11/2024
Hơn 38.800m2 đất cuối cùng của Bãi Sau đang được TP Vũng Tàu cưỡng chế thu hồi để thực hiện dự án chỉnh trang.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Xác định danh tính tài xế vượt ẩu trên cầu phao Phong Châu

19:59:00 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tam Nông vừa lập biên bản xử phạt ông H. về hành vi vượt xe trong những trường hợp không được vượt.

Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu

17:40:30 16/11/2024
Ngày 16/11, một lãnh đạo xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) xác nhận, trên khu vực vùng biển thuộc địa bàn xã vừa xuất hiện một đàn cá heo bị mắc cạn.

Siêu bão Man-yi giật cấp 17 hướng vào Biển Đông và miền Trung nước ta

17:39:57 16/11/2024
Dự báo đến 7 giờ ngày 18-11, bão ở trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, đổi hướng Tây Tây Bắc và di chuyển chậm lại với tốc độ 15-20 km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 15.

Xử lý hơn 42.000 thanh thiếu niên chưa đủ tuổi điều khiển xe máy

13:38:46 16/11/2024
Trong 6 tháng đầu năm, lực lượng chức năng đã xử lý 42.520 thanh thiếu niên chưa đủ lái xe máy và 17.253 trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông.

Liên tiếp 2 cơn bão 'lạ thường', bão Man-yi cấp 15 khả năng vào Biển Đông

13:19:25 16/11/2024
Bão Man-yi đã mạnh lên cấp 15, giật trên cấp 17, di chuyển rất nhanh, dự báo vào Biển Đông khoảng ngày 18/11. Bão Usagi đang đi dọc theo kinh tuyến 120, chưa ghi nhận thành bão số 9.

Cô gái trẻ xinh đẹp, cao 1,78m mất tích lúc nửa đêm

13:09:03 16/11/2024
Trước đó, Công an huyện Đăk Glei nhận được tin báo của ông Lê Đình Tuân (42 tuổi) về việc con gái Lê Hồ Thanh Mai bỏ nhà đi từ khoảng 23h30 ngày 9/11, đến nay chưa về.

Vụ đòi nợ gây ầm ĩ ở Hà Nội: Chủ nhà nhập viện, hàng xóm 'nhức đầu'

13:05:21 16/11/2024
Thượng tá Nguyễn Thành Tín, Phó trưởng Công an quận Hai Bà Trưng xác nhận có vụ việc gây mất trật tự và đang tiến hành xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Có thể bạn quan tâm

6 thành phần dưỡng da lý tưởng mùa hanh khô

Làm đẹp

18:16:39 18/11/2024
Tuy nhiên cần lưu ý, niacinamide hoạt động tốt nhất ở pH trung tính (khoảng 5 - 7). Nếu sử dụng sản phẩm có pH quá thấp (như các sản phẩm chứa axit mạnh) hoặc quá cao, niacinamide có thể bị phân giải thành niacin, gây kích ứng da.

Ông trùm dầu mỏ Singapore bị kết án gần 18 năm tù vì gian lận

Thế giới

18:13:29 18/11/2024
Tuy nhiên, công ty đã sụp đổ vào năm 2020 khi đại dịch COVID-19 làm thị trường dầu mỏ rơi vào khủng hoảng chưa từng có, phơi bày những khó khăn tài chính của Hin Leong. Ông Lim sau đó đã xin tòa án bảo hộ khỏi các chủ nợ.

Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024

Người đẹp

18:11:15 18/11/2024
Trước ống kính, Hoa hậu Thùy Tiên và Victoria Kjr Theilvig nở nụ cười tươi tắn. Cả hai người đẹp đã có màn so kè nhan sắc bất phân thắng bại.

Hummels xem xét giải nghệ

Sao thể thao

17:35:23 18/11/2024
Sky Sports đưa tin Hummels nghiêm túc với ý định giải nghệ. Trước mắt, cầu thủ người Đức sẽ có cuộc thảo luận về tương lai với tân HLV Claudio Ranieri.

Kỳ Duyên lên tiếng chi tiết "được ưu ái" gây bàn tán tại Chung kết Miss Universe

Sao việt

17:21:45 18/11/2024
Kỳ Duyên dừng chân ở top 30 Miss Universe 2024, hành trình này vẫn tiếp tục được cư dân mạng quan tâm bàn tán.

Thách thức khi thực hiện những chính sách mới nhằm tăng tỷ lệ sinh ở Trung Quốc

Uncat

17:21:35 18/11/2024
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho hay tỷ lệ sinh mới đã giảm gần một nửa - từ khoảng 17 triệu ca sinh vào năm 2014 xuống chỉ còn 9 triệu ca sinh vào năm 2023.

Tiết lộ đoạn ghi âm khiến sao nam đình đám bị con nghiện tống tiền 15 tỷ đồng

Sao châu á

17:18:18 18/11/2024
Nội dung của đoạn ghi âm là gì và vì sao nam ca sĩ này chấp nhận bị tống tiền suốt 4 năm đang là thắc mắc của nhiều cư dân mạng.

Hwayoung "dí" T-ara tới cùng: "Bóc" thêm tình tiết bắt nạt, đợi lời xin lỗi mà chẳng thấy

Sao âu mỹ

17:14:59 18/11/2024
Sau 12 năm ngủ yên, scandal bắt nạt nội bộ T-ara đã bị khơi lại bởi CEO Kim Kwang Soo. Lần này, Hwayoung phản đòn và tố T-ara bạo hành, lăng mạ cô.

Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ

Netizen

16:40:38 18/11/2024
Với những đám cưới có quy mô khủng, từ danh tính cô dâu chú rể đến mâm cỗ đãi khách, xe rước dâu đến không gian tiệc cưới đều khiến dân tình phải trầm trồ.

Hôm nay nấu gì: Gợi ý 4 món ngon cho bữa tối

Ẩm thực

16:21:53 18/11/2024
Gợi ý 4 món ngon cho thực đơn bữa tối. Mỗi món ăn có hương vị hấp dẫn riêng chắc chắn cả nhà sẽ thích. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Phim Hàn hay chấn động kết thúc với rating chạm nóc: Nữ chính diễn đỉnh hiếm có đi vào lịch sử nhà đài

Phim châu á

16:14:54 18/11/2024
Jeong Nyeon dù không được khán giả Việt quan tâm quá nhiều nhưng thực tế tại quê nhà Hàn Quốc, nó lại tạo nên một cơn sốt lớn.