Nếu Trung Quốc có ưu thế quân sự sẽ không do dự tấn công hạt nhân đối với Mỹ?
Trước nay TQ tuyên bố không sử trước vũ khí hạt nhân, nhưng việc thử nghiệm tên lửa siêu thanh WU-14… có thể thúc đẩy Trung Quốc tự tin, sử dụng trước.
Hình ảnh này được cho là Trung Quốc bắn thử tên lửa siêu thanh WU-14
Mạng “Breitbart” Mỹ ngày 28 tháng 12 có bài viết cho rằng, vài chục năm qua, chính sách vũ khí hạt nhân của Quân đội Trung Quốc luôn là “không sử dụng hạt nhân trước” mang tính phòng ngự, điều này cho thấy Trung Quốc chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân sau khi bị kẻ thù tấn công hạt nhân, đặc biệt là Ấn Độ, Mỹ và thậm chí cả Nga.
Nhưng, gần đây, việc thử nghiệm tên lửa siêu thanh WU-14 có thể lắp vũ khí hạt nhân cho thấy, Trung Quốc hiện đang quan tâm sử dụng trước năng lực tấn công hạt nhân mang tính tấn công, chứ không phải là phản ứng mang tính phòng ngự thuần túy.
Tên lửa WU-14 là sự tiến triển quan trọng về năng lực quân sự của Trung Quốc. Vòng cung của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thông thường cao có thể đánh ra ngoài tầng khí quyển, sau đó tiếp tục lao xuống đánh trúng mục tiêu. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được cho là có thể dò tìm và đánh chặn loại tấn công này.
Trong khi đó, công tác thử nghiệm tên lửa siêu thanh thì khác. Mặc dù chúng vẫn được tên lửa đạn đạo phóng, nhưng được phóng trong bầu khí quyển, thông qua phương thức bay lượn song song với mặt nước với tốc độ 8.000 dặm Anh/giờ để tấn công mục tiêu. Vì vậy, tốc độ bay của loại tên lửa này rất nhanh, được cho là có thể chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay của Mỹ. Hệ thống vũ khí WU-14 được nâng cao về năng lực trên rất nhiều phương diện như độ chính xác, tốc độ, tính cơ động và nhiều mục tiêu.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41 do dân mạng tuyên truyền
Trong ứng dụng thực tế, Trung Quốc sẽ phát động tấn công tên lửa đồng bộ, kết hợp tên lửa đạn đạo thông thường và tên lửa siêu thanh, từ tầng trời thấp phát động tấn công. “Điều này sẽ gây ra vấn đề nghiêm trọng cho hệ thống phòng thủ” – một nhà phân tích nói.
Tên lửa siêu thanh có thể lắp đầu đạn thông thường, cũng có thể lắp đầu đạn hạt nhân. Có người cho rằng, Trung Quốc sở hữu 500 – 1.000 vũ khí hạt nhân, cất trữ trong mạng lưới đường hầm to lớn, loại mạng lưới đường hầm này thường được gọi là “Trường Thành dưới lòng đất” của Trung Quốc.
Đường hầm dài tổng cộng khoảng 3.000 dặm Anh, sâu trong núi vào trăm m, vệ tinh do thám vũ trụ khó mà dò được. Rõ ràng là xuất phát từ nguyên nhân an ninh, chi tiết loại đường hầm này chưa từng được công khai, nhưng nghe nói chúng phân bố ở các nơi của Trung Quốc, hơn nữa giữa chúng hoàn toàn không liên thông, chúng được thiết kế để có thể ngăn chặn các cuộc tấn công hạt nhân và tấn công của vũ khí thông thường.
Tên lửa, thiết bị liên quan và nhân viên được vận chuyển vào đường hầm bằng đường sắt và xe tải, tất cả công tác chuẩn bị cần thiết trước khi bắn đều có thể hoàn thành trong đường hầm.
Video đang HOT
Mặc dù Trung Quốc chưa hề tuyên bố thay đổi chính sách vũ khí hạt nhân “không sử dụng trước”, nhưng vẫn có một số dấu hiệu. Hiện nay, văn kiện quốc phòng chính thức của Trung Quốc hoàn toàn không đề cập tới “không sử dụng trước”. WU-14 vừa có thể lắp vũ khí thông thường, vừa có thể lắp vũ khí hạt nhân, do cùng một nhóm người phụ trách công tác trên 2 phương diện. Tính chất “đánh đòn phủ đầu” của loại hệ thống này lại luôn được bàn tới.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21D được cho là “sát thủ tàu sân bay”
Điều này tuy không thể chứng minh Trung Quốc đã từ bỏ chính sách “không sử dụng trước”, nhưng mấy năm qua Trung Quốc đang xây dựng rất nhanh hệ thống tên lửa và các loại vũ khí, mục đích của họ không ngoài tấn công trước tàu sân bay, căn cứ quân sự và các thành phố của Mỹ, có thể dự đoán Trung Quốc đang chuẩn bị phát động tấn công kiểu đánh đòn phủ đầu đối với Mỹ.
Rõ ràng, một khi người phát triển loại năng lực quân sự quy mô lớn này tin tưởng đã có ưu thế quân sự rõ rệt, sẽ không chút do dự sử dụng vũ khí hạt nhân tiến hành tấn công trước.
Theo Giáo Dục
5 trang bị quân sự lớn của quân Trung Quốc năm 2014
5 trang bị này bao gồm tên lửa Cự Lang-2, tên lửa Đông Phong-41, máy bay chiến đấu J-31, tên lửa hành trình CX-1, xe tăng chiến đấu MBT-3000.
Tên lửa Cự Lang-2 Trung Quốc
Mạng tin tức "Vệ tinh" Nga ngày 24 tháng 12 đưa tin, Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng công nghiệp quân sự, trang bị cho quân đội. Đã không chỉ là mỗi năm, mà là hàng tháng đều xuất hiện tin mới quan trọng trên phương diện này.
Chuyên gia Vasilii Cashin thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga đã chọn ra 5 thành quả quân sự quan trọng nhất của Trung Quốc năm 2014.
Tên lửa Cự Lang-2
Theo bài báo, năm 2014 Trung Quốc đã khắc phục vấn đề nan giải trong chế tạo và thử nghiệm tên lửa đạn đạo Cự Lang-2. Còn chưa rõ, tàu ngầm hạt nhân Type 094 mang theo loại tên lửa này hiện nay phải chăng đã bắt đầu thực sự tuần tra chiến đấu hay chưa. Nhưng, nói chung, tàu ngầm mang theo loại tên lửa này đã hoàn toàn làm tốt chuẩn bị trực ở căn cứ.
Hiện nay vẫn tồn tại nghi vấn đối với các năng lực tác chiến thực tế trước hết là tầm bắn của Cự Lang-2. Rất có khả năng, chúng không thể từ khu vực Biển Đông vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Nhưng chúng ít nhất có thể tạo ra mối đe dọa đối với các mục tiêu trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bất kể như thế nào, đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc có được lực lượng hạt nhân chiến lược có khả năng tác chiến trên biển thực sự. Đương nhiên, trong tương lai, nó sẽ được hoàn thiện.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-41
Phương diện chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa
Theo bài báo, năm nay quan chức Trung Quốc đã xác nhận sự tồn tại của chương trình Đông Phong-41. Chương trình này tiến triển thuận lợi, rất nhanh sẽ sản xuất hàng loạt. Uy lực của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhiên liệu rắn mới lớn hơn Đông Phong-31A. Nó có tầm bắn lớn hơn, có thể mang theo nhiều đầu đạn ứng phó với hệ thống phòng thủ tên lửa.
Bài báo cho rằng, tên lửa mới có thể làm cho Trung Quốc không nhất thiết tiếp tục lo ngại về tính hiệu quả và độ tin cậy của lực lượng ngăn chặn hạt nhân của nước này. Triển khai loại tên lửa này có thể còn làm cho quy mô kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc tăng mạnh, bởi vì chúng sẽ được lắp nhiều đầu đạn độc lập, mỗi đầu đạn đều có lắp hệ thống dẫn đường của mình.
Máy bay chiến đấu J-31
Máy bay chiến đấu tàng hình rất có triển vọng J-31 lần đầu tiên chính thức xuất hiện tại Triển lãm hàng không Chu Hải. Phô diễn loại mày bay thử nghiệm này có nghĩa là, tiến triển thực hiện chương trình này thuận lợi, đồng thời nhà nghiên cứu chế tạo đầy lòng tin vào nó.
Máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc
Khi trả lời phỏng vấn, một số nhân vật quan trọng của ngành chế tạo máy bay Trung Quốc tiết lộ, so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác J-20 của Trung Quốc, rủi ro về công nghệ của chương trình J-31 nhỏ hơn. Trong đó đã tận dụng thành quả của công nghiệp quân sự Trung Quốc trong nghiên cứu chế tạo các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư mới nhất như J-10B hoặc J-31.
Trung Quốc sớm đã lắp động cơ RD-93 của Nga cho J-31, đã sử dụng công nghệ tàng hình, từ đó làm cho nó đã có được ưu thế rõ rệt. J-31 có khả năng trở thành một loại "máy bay chiến đấu tàng hình giá rẻ" duy nhất, sẽ càng có sức hút xuất khẩu hơn so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm "thực sự" và đắt đỏ như F-35 của Mỹ.
Tên lửa hành trình
Tên lửa hành trình siêu âm CX-1 đưa ra trưng bày của Tập đoàn khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) đã gây chú ý cho các nhà quan sát nước ngoài, đặc biệt là người Nga và người Ấn Độ.
CX-1 rất giống tên lửa BrahMos do Nga-Ấn hợp tác chế tạo, có tính năng giống nhau. CASC đưa loại tên lửa này vào danh sách tên lửa đa năng do công ty này chế tạo. Trong danh sách này còn có tên lửa đạn đạo tầm gần và rocket phóng loạt hạng nặng.
Tên lửa hành trình CX-1 Trung Quốc
Điều thú vị là, Viện nghiên cứu 1 của CASC, cơ quan chế tạo CX-1 trước đây hoàn toàn chưa được biết đến trong việc sản xuất tên lửa hành trình.
Trước đây, nó chủ yếu tiến hành công tác nghiên cứu chế tạo tên lửa đẩy và tên lửa đạn đạo. Hiện nay, chương trình CX-1 đang thuộc giai đoạn thử nghiệm. Nếu tiến hành sản xuất hàng loạt, điều này sẽ có nghĩa là, thị trường tên lửa chiến thuật sẽ xuất hiện một đối thủ "có thực lực hùng hậu" mới.
MBT-3000
Rất có khả năng, năm 2014, các nhà sản xuất Trung Quốc đã kết thúc công tác chuẩn bị sản xuất xe tăng mới dùng cho xuất khẩu MBT-3000, đồng thời đã cung cấp hàng mẫu dùng để dùng thử cho khách hàng tiềm năng chủ yếu - Pakistan.
Nếu nó có thể được đánh giá tin cậy, thì có thể khẳng định: Trung Quốc hiện đã có xe tăng xuất khẩu "rất hiện đại". Nó khác với MBT kiểu cũ, không bị ảnh hưởng bởi cung ứng động cơ diesel và bộ phận khác từ Ukraine.
Hoàn toàn tự chủ sản xuất xe tăng dùng cho xuất khẩu sẽ tăng mạnh thực lực của nhà sản xuất Trung Quốc trên thị trường toàn cầu. Điều này cũng đồng thời chứng minh, công nghiệp quân sự Trung Quốc đã khắc phục những vấn đề nan giải và hạn chế như thiếu độ tin cậy và xe tăng Trung Quốc dùng động cơ diesel đắt tiền.
Xe tăng chiến đấu MBT-3000 Trung Quốc
Theo Giáo Dục
Tham vọng lực lượng đổ bộ đường biển Trung Quốc Trung Quốc đang ráo riết tăng cường đầu tư nhằm tăng cường khả năng tác chiến cho Lực lượng đổ bộ đường biển. Xin giới thiệu thêm với bạn đọc một số thông tin về lực lượng này (nguồn số liệu từ báo "Bình luận quân sự" và "Bình luận quân sự độc lập" (Nga) -tháng 11/2014) . 1. Mấy thông tin chung...