Nếu tôi là con ông Vũ…
Dư luận mấy ngày nay đang sôi lên sùng sục với những câu chuyện xoay quanh cuộc ly hôn bạc tỷ của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên. Họ xúm vào bàn tán thậm chí còn xắn tay phân định đúng sai cho ông Vũ và bà Thảo.
Ai đúng ai sai, ai tham lam ai tình nghĩa trong cuộc hôn nhân này liệu có còn quan trọng!? Cuộc ly hôn này cũng chẳng có gì đáng chú ý nếu đó không phải là cuộc hôn nhân của những người đứng đầu cả một tập đoàn mang tầm vóc quốc gia.
Ông Vũ giỏi, bởi nếu không giỏi thì đã không có một Trung Nguyên mang tầm vóc quốc gia như thế. “Ông Vũ phải nên như thế này, bà Thảo phải như thế kia…” những lý lẽ kiểu phân định đúng sai như thế đến từ đám đông tôi e rằng là thừa thãi bởi lẽ “chim sẻ sẽ không bao giờ hiểu đại bàng nghĩ gì”.
Thế nên tôi cũng chẳng bận tâm đến những khúc uẩn, mưu toan trong cuộc ly hôn này, tôi chỉ cảm thấy xót. Xót cho những đứa con 5,6 năm nay không có bố bên cạnh bảo ban dưỡng dục, xót cho chúng phải chịu cảnh gia đình chia hai. Mẹ ra đòn, bố trả miếng.
Nếu tôi là con ông Vũ… thì rằng cuộc ly hôn của bố mẹ tôi cũng giống như bao cuộc ly hôn khác ngoài kia với cùng một lý do: Không thể sống chung được với nhau thì chia tay! Chỉ khác ở chỗ đó là một vụ ly hôn bạc tỷ, người ta tò mò “người giàu thì ly hôn thế nào?” nên những chi tiết đời tư của bố mẹ tôi mới đem ra mổ xẻ, bới móc.
Nhiều người đọc dăm ba câu chuyện trên mạng xã hội đã vội phê phán mẹ tôi tham lam thế này, bố tôi phụ bạc thế kia… rồi điên… rồi giàu có, sướng mà không biết hưởng. Đọc được những điều đó, tôi thấy đau nhói từ trong thâm tâm, các người là ai mà nỡ buông lời tàn độc không suy nghĩ?
Nếu tôi là con ông Vũ… thì bố mẹ ly hôn đã là một chuyện chẳng lấy gì làm vui vẻ. Ấy vậy mà hôm nay tôi còn phải ngồi đây để nghe cuộc đối thoại của bố mẹ trên toà qua lăng kính phán xét của người khác. Bĩ cực!
Video đang HOT
Ly hôn là chuyện lớn hay chuyện nhỏ là do cách nhìn của mỗi người.
Nếu tôi là con ông Vũ… Bố mẹ tôi cũng là con người với đầy đủ cung bậc cảm xúc hỉ – nộ – ái – ố như bao người khác. Tôi tin cả hai người mà tôi yêu mến đều có lý lẽ/tình cảm riêng của mình, và khi một trong hai không thỏa mãn được lý/tình đó thì đổ vỡ là điều khó tránh khỏi. Điều này luôn được tóm tắt bằng một câu kinh điển trong những vụ án ly hôn: “Mâu thuẫn vợ chồng đã trở nên trầm trọng, mục đích chung không đạt được, cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài thêm nữa”.
Nếu tôi là con ông Vũ… Nếu tôi là một trong số chúng, mà tôi là một trong số chúng thế quái nào được! Tôi thì vẫn là tôi thôi, tôi không thể vào vai con của ông Vũ, bà Thảo để thay chúng nói rằng tôi đau lòng, tôi buồn bã, tôi khủng hoảng đến thế nào khi phải chứng kiến bố mẹ tôi đứt gánh. Như thế là độc ác, là tàn nhẫn đối với chính cái người tôi đã vào vai. Ai mượn tôi khua môi múa mép những điều họ có khi còn không bao giờ nghĩ đến?
Cho đến lúc này, tôi không quan tâm ông Vũ – bà Thảo nói thế nào với nhau trên toà, không quan tâm khối tài sản hơn 8.000 tỷ kia sẽ được phân chia thế nào. Chỉ mong, 4 đứa trẻ – những kết tinh tình yêu của hai người – chúng sẽ ổn.
Theo afamily.vn
Hóa giải nghiệt ngã
Tan nát nhất có lẽ là cuộc ly hôn vì chồng phụ tình. Kết cục, sự ra đi của chồng thành sự thù hận không bến bờ nơi vợ.
Trên đời, ai chẳng muốn vợ chồng hạnh phúc. Đổ vỡ, ly hôn là điều cực chẳng đã và hậu ly hôn thường để lại những vết thương khó lành. Tan nát nhất có lẽ là cuộc ly hôn vì chồng phụ tình. Kết cục, sự ra đi của chồng thành sự thù hận không bến bờ nơi vợ.
Sau những tháng ngày suy sụp, Ly Ly cố chứng tỏ cho chồng hiểu: thiếu anh, mẹ con chị không chết. Chị nuôi con ăn học tử tế và còn cho bên nội thấy rằng không đứng về phía chị, họ sẽ mất cháu. Chị đánh giá cô gái 18 tuổi xinh đẹp ở tiệm cắt tóc đã phá vỡ hạnh phúc gia đình mình chỉ là gái hư, thích tiền của chồng thì sớm muộn họ cũng vỡ mộng. Chị cấm cản hai đứa con không được nhắc về cha, không được bước qua nhà nội, dù chỉ cách vài bước chân.
Năm tháng trôi qua, họ cứ sống trong thù hận và trút lên nhau những căm hờn mỗi khi nhắc tới. Chị không thèm nhận bất cứ đồng tiền nào từ chồng và cũng cấm cửa các con bước chân qua nhờ vả bà nội.
Sự bất ổn xuất hiện khi con trai bước vào tuổi 15, bắt đầu cãi mẹ và có chính kiến riêng. Con trai đốp trả mẹ bằng những lời phũ phàng, thẳng đuột. Nó bất chấp mẹ đau khổ và còn coi mình bị trời đày nên phải sinh ra trong gia đình khiếm khuyết, thiếu tình thương của cha và nhà nội. Cho dù chị yêu thương và chiều chuộng bao nhiêu, con trai cũng không thích ngồi chuyện trò với mẹ. Chúng nghe mẹ kể tội đàn ông mệt rồi và nghĩ mẹ chẳng bao giờ đủ kiên nhẫn với chúng.
Càng giận con, chị càng hận chồng vì như thấy hình bóng "thằng cha" đã làm mình tan nát cõi lòng. Con cái một mình nuôi dạy trở nên khó giữ. Đã bao lần chị mắng nhiếc "sang nhà ba mày mà ở, cho biết". Điều đó chỉ ngấm ngầm nuôi ý định bỏ nhà ra đi của thằng bé. Cho đến một ngày, chị không thấy con về mà chỉ một mẩu giấy để lại: "Con ghét mẹ và không muốn về nhà nữa". Chị tá hỏa đi tìm và lần đầu tiên chị đâm bổ sang "nhà người ta". Không thấy con, vợ chồng mới ngược xuôi tìm kiếm. Cũng may, thằng bé đang ở nhà bạn. Sự ngăn cản tình cảm với bên nội lâu nay làm cho thằng bé buồn tủi, mất phương hướng. Chỉ đến khi vợ chồng dịu lại, nhận lỗi với con, thằng bé mới chịu về nhà.
Ảnh minh hoạ
Làm sao con người ta có thể yêu thương khi sống trong sự nghiệt ngã, thù hận. Khi nghiệt ngã với người khác là ta đang nghiệt ngã với bản thân và con cái. Kiểu gì ta cũng là người thất bại. Sau đổ vỡ, giá như chị xây lại ngôi nhà bằng tình yêu thương, đừng lấy việc ruồng rẫy nhà chồng để thỏa mãn thù hận thì các con có chỗ dựa tinh thần và có niềm tin vào cuộc sống hơn. Với chồng không còn tình yêu, sao chị không mở lòng, biết đâu một tình yêu khác sẽ đến.
Ngoài kia, họ vẫn sống hạnh phúc, vẫn yêu thương. Đâu có ai đau khổ hay chết vì sự thù ghét của mình với họ đâu.
Nhìn mùa xuân kìa, qua đông cành khô tưởng chết mà cây vẫn ra lộc. Năm nay, mẹ con Ly ly sẽ xây nhà mới vì khi vợ chồng cùng ngồi lại, lắng nghe nhau, anh đã đồng ý ký giấy chuyển cho chị phần nhà mà tòa án chia khi ly hôn. Chị cũng đồng ý để anh chu cấp cho con vào đại học và đưa con về thăm nhà nội. Họ đang tìm cách kết thúc sự nghiệt ngã để giữ các con.
Vũ Phi
Theo phunuonline.com.vn
Quan điểm của một người từng trải qua vụ ly hôn nghìn tỷ: Vợ chồng muốn hạnh phúc tuyệt đối đừng làm chung công ty Đàn bà càng giỏi giang, càng bản lĩnh thì ý thức muốn sở hữu của họ càng lớn. Vô tình, càng chứng tỏ thực lực của mình thì đàn ông lại càng thấy mình bị lép vế, bị tước mất quyền lực trong tay. Mấy ngày nay, đâu đâu cũng thấy bàn tán, xôn xao vụ ly hôn nghìn tỷ của vợ chồng...