Nếu thực lòng muốn cứu Ukraine, Mỹ đủ sức đánh bại Nga?
Việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào thành phần liên bang đã khiến Lầu Năm Góc và các nhà phân tích quân sự Mỹ phải vắt óc tính đến hành động tiếp theo của Nga để tìm cách đối phó.
Theo Đại tá hải quân Greg Hicks, phát ngôn viên Bộ tư lệnh châu Âu của Mỹ, hiện tại Mỹ có khoảng 67.000 quân tại châu lục này, giảm nhiều so với đỉnh điểm của thời Chiến tranh lạnh là 400.000 quân vào năm 1955.
Nhưng, ông Stephen Biddle, nhà phân tích quân sự thuộc Hội đồng quan hệ đối ngoại của Mỹ, cho rằng số lượng quân đội Mỹ ở khu vực này không phải là yếu tố răn đe quyết định. Vấn đề là nước Mỹ sẵn sàng chịu rủi ro đến mức nào để chống lại sự “xâm lược” của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Đông Âu.
Hôm 10-4, trên chuyến bay trở về từ chuyến công du châu Á – Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã có cuộc điện đàm với quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Mykhaylo Koval, trong đó tái khẳng định sự hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine. Trong cuộc điện đàm, ông Hagel nói với ông Koval rằng Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine. Cả hai bộ trưởng đã cam kết từ nay trở đi sẽ duy trì liên lạc chặt chẽ với nhau.
Việc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định cam kết ủng hộ và luôn sát cánh cùng Ukraine là điều dễ hiểu. Nhưng còn việc chống lại Nga thì sao?
Video đang HOT
“Mỹ có thể triển khai 500.000 binh lính tại Đức, nhưng nếu Tổng thống Putin biết rằng Washington không sẵn lòng chiến đấu vì Kiev, thì ông ấy sẽ không nhụt chí. Nếu Hoa Kỳ sẵn sàng chiến đấu vì Ukraine, thì chắc sẽ chắn đẩy lùi được lực lượng của Nga”- Ông Biddle phân tích – “Nhưng việc này có nguy cơ dẫn đến cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 3 bằng vũ khí hạt nhân với một cường quốc mà đa số người dân Mỹ không sẵn sàng đối đầu. Đó mới là nguyên nhân chính, chứ không phải quy mô quân đội Mỹ tại châu Âu là nhiều hay ít”.
Trong khi đó, tại Đại học Columbia, các sinh viên tốt nghiệp đã thảo luận về vấn đề này với sự giúp đỡ của ông Michael O’Hanlon, một nhà phân tích quân sự thuộc Viện Brookings.
Họ đã nhìn xa hơn khỏi biên giới của Ukraine, hướng về các đồng minh NATO của Mỹ. Theo hiệp ước của khối quân sự này, một cuộc tấn công vào một trong những nước thành viên sẽ là một cuộc tấn công đối với tất cả 28 quốc gia thành viên.
Ông O’Hanlon đứng về phía đa số sinh viên, những người tin rằng Nga sẽ không dám đe dọa một thành viên NATO. Nhưng số còn lại đưa ra giả thiết rằng “Nga có thể hành động thành công trước khi chúng ta có thể đối phó, buộc chúng ta phải liều lĩnh tăng cường lực lượng để giành lại”, ông O’Hanlon cho biết trong một thư điện tử.
Theo ANTD
Nga-Ukraine muốn 1 vòng đàm phán, Mỹ điều thêm 1 khu trục hạm tên lửa
Trong khi cuộc điện đàm giữa ngoại trưởng Nga-Ukraine lóe lên tia hy vọng về một định dạng đàm phán đa phương thì Mỹ lại tuyên bố sẽ tăng cường đến biển Đen một khu trục hạm tên lửa nữa.
Vào ngày 8-4, một cuộc điện đàm đã diễn ra giữa quyền Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrey Deshchytsa và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Sang ngày 9-4, ông Lavrov cho biết, Moscow sẵn sàng xem xét một định dạng đàm phán đa phương với sự tham gia của Nga, Ukraine, Mỹ và Liên minh châu Âu.
Tuy thời gian thực hiện thảo luận vẫn chưa được xác định nhưng Bộ Ngoại giao Ukraine đánh giá, việc đạt được một thỏa thuận về một cuộc đàm phán với Liên bang Nga giống như một bước đệm tích cực trong quan hệ giữa hai nước.
Lãnh đạo Vụ Chính sách thông tin Bộ Ngoại giao Ukraine, ông Evgeny Perebiynis nói rằng, cuộc đàm phán này chứng tỏ sự ấm lên trong quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, điều này không có nghĩa là bất đồng đã được giải quyết, mà cả 2 bên mới bắt đầu tiếp xúc để nắm bắt những quan điểm của nhau.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã tuyên bố, các đối tác phương Tây phải đáp ứng tất cả các thỏa thuận với Nga liên quan đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, trong đó có thỏa thuận ngày 21-2.
Khu trục hạm tên lửa lớp Arleigh Burke DDG-75 USS Donald Cook
Điều này cũng áp dụng cho cải cách hiến pháp với sự tôn trọng đầy đủ các quyền và lợi ích của tất cả các vùng trên lãnh thổ Ukraine - người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh.
Trong khi Nga-Ukraine đang tiến đến một cuộc đối thoại thì hải quân Mỹ đưa ra tuyên bố, trong vòng một tuần tới sẽ điều thêm khu trục hạm tên lửa DDG-75 USS Donald Cook đến Biển Đen, nâng tổng số tàu loại này hiện diện ở đây lên con số 2.
Tại buổi điều trần của Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về an ninh quốc tế Derek Chollet cho biết, DDG-75 sẽ hợp với tàu khu trục DDG-103 USS Truxtun để thực hiện các nhiệm vụ được giao tại khu vực.
Quan chức Mỹ cho rằng, việc nước này biểu thị với các nước thành viên NATO sự trung thành trong thực hiện nghĩa vụ duy trì an ninh khu vực là một yếu tố vô cùng quan trọng trong chiến lược của Hoa Kỳ.
Theo ANTD
Ngoại trưởng Mỹ và Nga tiếp tục hội đàm về Ukraine Sau chuyến công du một tuần tới Trung Đông, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thay đổi lộ trình và quay trở lại Paris vào thứ 7 (29/3) để tiếp tục hội đàm với người đồng cấp của Nga, Sergey Lavrov về vấn đề khủng hoảng của Ukraine. Ông Kerry đã gặp mặt ngoại trưởng Nga vào tối chủ nhật (30/3) ở nhà...