Nếu thích bom tấn “Logan”, bạn sẽ yêu thích các tựa game đỉnh này
Ngay từ những hình ảnh phim mới được công bố đầu tiên, cộng đồng gamer đã lập tức phát hiện ra sự tương đồng về diện mạo giữa Logan và Joel của “ The Last of Us”, nhưng bên cạnh đó còn có sự chia sẻ chung nhất định về cả phần cốt truyện nữa.
Không ít fan hâm mộ đang tán dương “Logan” là một trong những bộ phim siêu anh hùng xuất sắc nhất được lên màn bạc trong thời gian gần đây. Với hướng xây dựng nội dung khác biệt, tập trung chính vào cốt truyện và cảm xúc của nhân vật cùng cột mốc đánh dấu sự kết thúc của một thế hệ, bộ phim này sẽ còn được nhớ đến lâu lâu nữa bởi fan hâm mộ.
Hầu hết những người yêu mến phim sẽ muốn quay trở lại rạp để xem lần hai, lần ba hoặc chờ đợi đến lúc bản DVD/Blu-Ray phát hành để nghiền đến chán thì thôi. Nhưng với các gamer như chúng ta thì lại có thể tìm thấy linh hồn của “Login” trong một số tựa game nổi tiếng dưới đây.
Nếu bạn thích phong cách phim, hãy chơi “Red Dead Redemption”
“Logan” mang đến một sự cân bằng và có tính đột phá nhất định giữa yếu tố hành động mãn nhãn và một cốt truyện nghiêm túc đầy xúc động. Trong khi Rockstar hiếm khi cho ra đời một tựa game cực kỳ nghiêm túc, “Red Dead Redemption” lại là một minh chứng cho thấy họ hoàn toàn có thể làm được điều này nhưng chẳng qua không muốn mà thôi.
Hai sản phẩm này có điểm gì chung? Theo rất nhiều cách khác nhau, “Logan” giống như một bộ miền Tây thời hiện đại. Và trong khi nhân vật chính trong phim không cưỡi ngựa mà lái xe limo, đụng độ đủ dạng thành phần xã hội, chúng ta không thể không thấy sự tương đồng với hành trình phiêu lưu của John Marston.
Nếu bạn thích nhân vật phim, hãy chơi “Telltale’s The Walking Dead”
Sự tương đồng giữa câu chuyện trong “Telltale’s The Walking Dead” và “Logan” là khá rõ ràng, nhưng điểm giống nhau nhất giữa chúng phải là cách xây dựng và phát triển nhân vật. Về hình dáng bên ngoài, Lee và Logan không có gì gọi là điểm chung khi Lee là một người đàn ông da màu bình thường, còn Logan là một người đột biến đang già nua, nhưng về mặt nội tâm thì lại hoàn toàn ngược lại.
Trong game, Lee nhanh chóng trở thành người bảo vệ kiêm thầy dạy sinh tồn của Clementine và điều đó đã thúc đẩy anh ta tìm thấy sức mạnh và sự quyết định trong bản thân mà bình thường không thể có. Hành trình phiêu lưu của Lee cũng như của Logan, có sự gian khổ, tối tăm mịt mù về một tương lai bất định, hi sinh bằng cả máu và nước mắt để đảm bảo sự an toàn cho người mình yêu thương.
Mặt khác, Clementine có thể là một đứa trẻ nhưng trí tuệ và tiềm năng của cô bé là rất rõ ràng ngay từ những tình cảnh đầu tiên. Khi chúng ta mới gặp Clementine, cô bé đã sống sót qua bước đầu của cuộc thảm họa và tận mắt chứng kiến cái chết của người trông trẻ. Sau đó, cô bé còn cứu mạng của Lee trong tư cách một người xa lạ, trước khi hai người bắt đầu xây dựng một mối quan hệ hình tượng cha-con. Tuy không bá đạo như X-23 nhưng vai trò của Clementine trong game cho thấy một mối liên hệ rõ ràng.
Nếu bạn thích câu chuyện phim, hãy chơi “The Last of Us”
Ngay từ những hình ảnh phim mới được công bố đầu tiên, cộng đồng gamer đã lập tức phát hiện ra sự tương đồng về diện mạo giữa Logan và Joel của “The Last of Us”, nhưng bên cạnh đó còn có sự chia sẻ chung nhất định về cả phần cốt truyện nữa.
Về cơ bản, câu chuyện của “Logan” là về hành trình của một ông bố bá đạo và một người con (siêu nguy hiểm), đi tìm kiếm một nơi an toàn cho thế hệ dị nhân mới sau cuộc khủng hoảng dị nhân trên thế giới. Ở “The Last of Us”, câu chuyện của hai nhân vật chính cũng gần giống như vậy. Joel và Ellie bảo vệ và học hỏi lẫn nhau trên hành trình nguy hiểm tìm kiếm một nơi an toàn ở nước Mỹ hậu tận thế.
Cả hai câu chuyện này đều có chứa đựng yếu tố phiêu lưu, bạo lực, nguy hiểm, tính chân thực và trên hết là vô cùng xúc động, khiến người xem/người chơi có một tình cảm gắn bó đặc biệt với nhân vật hư cấu trên màn hình.
Video đang HOT
Theo Creators
12 tựa game căng thẳng khiến "máu dồn lên não" nhất mà bạn từng chơi
Trong "The Last of Us", bạn có như bất tử mạng sống, có sinh lực dồi dào và không phải đối mặt với sự lựa chọn cân não nào cả. Tuy nhiên, nhất cử nhất động của bạn lại kéo theo những áp lực vô cùng nặng nề. Bởi lẽ mục tiêu duy nhất của trò chơi là sống sót, bạn sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để tồn tại, kể cả đạo đức của mình. Điều này được thể hiện trực tiếp qua vẻ bề ngoài lẫn cách suy nghĩ của Joel và Ellie. Và cuối cùng khi câu chuyện tới hồi kết, cảm giác day dứt ám ảnh bạn đến tột cùng.
Video game là một phương tiện giải trí, một thú vui giúp ta "xả hơi" sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng ngoài đời. Thế nhưng đôi khi, những áp lực trong game là không ảo chút nào, có thể khiến người chơi căng mắt, ong đầu, thậm chí toát hết cả mồ hôi. Chúng có thể không phải là những game khó chơi nhất hay kịch tính nhất, nhưng vì một lý do nào đó luôn "ám ảnh" người chơi một cách mạnh mẽ. Dưới đây là danh sách 12 tựa game căng thẳng nhất dành cho những game thủ thực sự muốn thử thách thần kinh thép của mình:
Papers, Please
Nền tảng: PC, PS Vita
Trong game, bạn đóng vai một lính gác biên giới tại đất nước hư cấu Arstotzka. Hàng ngày, nhiệm vụ của bạn là kiểm soát quá trình nhập cư, ngăn không cho những kẻ xấu thâm nhập vào quốc gia. Từ đó vô số vấn đề nảy sinh như thẻ căn cước nhân dân, thẩm vấn từng cá nhân và đối chiếu vô vàn các loại dữ liệu. Nếu mắc sai lầm, bạn sẽ bị phạt tiền, đồng nghĩa với việc con trai không có tiền mua thuốc, còn vợ của bạn thì chết rét!
Don't Starve
Nền tảng: PS4, Xbox One, PC, iOS
Ngay từ cái tên của mình, tựa game này đã cảnh báo người chơi về mối nguy hiểm mà họ sẽ phải đối đầu. Nhưng đến khi vào game thì ta mới nhận ra rằng chết vì đói còn là... nhẹ nhàng chán, bởi còn có lũ sói, đám người cây, hoặc những con nhện khổng lồ sẵn sàng ăn thịt bạn bất cứ lúc nào. Thanh máu của bạn thì hồi chậm hơn cả rùa bò, và màn đêm chuẩn bị buông xuống nữa rồi đấy.
Heavy Rain
Nền tảng: PS3, PS4
Một tên loạn trí bắt cóc con trai của bạn và yêu cầu bạn phải chặt đứt ngón tay của mình, liệu bạn có làm theo lời hắn để cứu nó? Đó không chỉ là một lựa chọn trong game, đó còn là dấu hỏi về nhân cách con người bạn. "Heavy Rain" luôn tận dụng những yếu tố thực tế như vậy khiến người chơi luôn luôn chịu một áp lực nặng nề và cảm giác căng thẳng đến tột độ.
XCOM 2
Nền tảng: PS4, Xbox One, PC
Trong "XCOM 2", đồng đội của bạn không chỉ là những NPC vô tri vô giác, họ là những con người thật, những chiến hữu vào sinh ra tử dưới sự chỉ huy của bạn. Và khi ấy, nhiệm vụ tiêu diệt quái vật không phải là mối quan tâm chính của bạn nữa, mà thay vào đó là tìm cách bảo toàn mạng sống cho đồng đội của mình, bởi cái chết ở đây có thể là vĩnh viễn. Tất nhiên, bạn không thể kiểm soát mọi thứ trong trận chiến được, nên mọi thứ càng trở nên áp lực hơn gấp bội phần.
Dark Souls (bất cứ phiên bản nào)
Nền tảng: PS3, PS4, Xbox 360, Xbox One, PC
Ai cũng biết "Dark Souls" là một tựa game khó nhằn như thế nào, chỉ riêng yếu tố đó thôi cũng đủ khiến bạn nghiến răng nghiến lợi mỗi lần vào chơi và bị đánh bại liên tục bởi cùng một con trùm "vô đối" hết lần này đến lần khác rồi. Tuy nhiên, tính năng Phantom khiến Dark Soul càng trở nên căng não hơn, khi mà bạn có thể bị săn lùng bởi một người chơi khác, bạn biết điều này, nhưng không biết họ là ai và sẽ ra tay lúc nào. Đừng bao giờ lơ là cảnh giác, bạn sẽ mất mạng lúc nào không hay đâu!
FTL: Faster Than Light
Nền tảng: PC, iOS
"FTL" là một trong những tựa game lén lút kinh điển, với một tính năng cực kỳ "tàn nhẫn": mỗi khi người chơi mất mạng, họ sẽ phải chơi lại từ đầu trong một màn chơi ngẫu nhiên mới. Điều đó khiến cho người chơi không thể ngờ được điều gì đang chờ đợi mình tiếp theo, và kẻ thù nào họ sắp phải đối mặt. Không lưu game, không có điểm ghi nhớ, bạn mất mạng đồng nghĩa với việc trò chơi kết thúc.
The Last of Us
Nền tảng: PS3, PS4
Trong "The Last of Us", bạn có như bất tử mạng sống, có sinh lực dồi dào và không phải đối mặt với sự lựa chọn cân não nào cả. Tuy nhiên, nhất cử nhất động của bạn lại kéo theo những áp lực vô cùng nặng nề. Bởi lẽ mục tiêu duy nhất của trò chơi là sống sót, bạn sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để tồn tại, kể cả đạo đức của mình. Điều này được thể hiện trực tiếp qua vẻ bề ngoài lẫn cách suy nghĩ của Joel và Ellie. Và cuối cùng khi câu chuyện tới hồi kết, cảm giác day dứt ám ảnh bạn đến tột cùng.
The Sims (series)
Nền tảng: Hầu như tất cả
Bạn không chỉ điều khiển một đám người ảo đâu, bạn đang phải làm bảo mẫu cho chúng đấy. Sự thật là trong "The Sim", hầu hết các nhân vật chỉ là những đứa trẻ to xác, cần chăm lo từng tí từng tí một, nếu không chắc chắn chúng sẽ gây ra rắc rối cho người chơi. Nhìn kìa, Dicky đang vui vẻ vẽ bức tranh ngọn đồi, nhưng chỉ cần bạn quay đi một phút thôi, hắn ta đã "tiểu tiện" luôn ra sàn nhà và đốt cháy cả chiếc TV mới cứng.
The Walking Dead
Nền tảng: PS4, PS3, Xbox One, Xbox 360, PC
"The Walking Dead" là một hành trình sống còn đầy đen tối và nghiệt ngã, liên tục đặt người chơi vào những tình huống "tiến thoái lưỡng nan". Tựa game này buộc người chơi phải nhanh chóng đưa ra lựa chọn mà không hề cảnh báo trước, rồi để lại những hậu quả đau thương, bất kể lựa chọn của họ là gì. Và đừng quên rằng: Clem luôn luôn theo dõi, luôn luôn đánh giá bạn.
Until Dawn: Rush of Blood
Nền tảng: PS4
Một khi game kinh dị kết hợp với công nghệ thực tế ảo, sự căng thẳng của nó vươn lên một tầm cao hoàn toàn mới. Ngoài những màn hù dọa bất ngờ, những con búp bê kinh dị và quái vật khổng lồ, "Until Dawn: Rush of Blood" còn khiến người chơi toát hết mồ hôi bởi nó buộc họ phải đứng yên tại chỗ mà không thể chạy thoát khỏi bất cứ thứ gì đang tấn công mình cả.
Splinter Cell (series) - Spies vs Mercs
Nền tảng: PS3, Xbox 360, PC
Chế độ nhiều người chơi của "Splinter Cell" thực sự đem đến cho bạn một trải nghiệm vô cùng độc đáo và hấp dẫn. Khi mà hai phe Merc và Spy sở hữu gameplay khác hẳn nhau, một bên chơi ở góc nhìn thứ nhất trong khi bên còn lại ở góc nhìn thứ ba. Đặc biệt, khi vào phe Spy, chắc chắn bạn sẽ không ít lần phải nín thở nằm im khi đang leo trên đường ống, và một người chơi thuộc phe Merc ở dưới lia cây đuốc khắp phía chỉ vài phân ngay dưới mình.
Skate (Series)
Nền tảng: PS3, Xbox 360
Với cơ chế "càng liều càng ăn nhiều", "Skate" khiến người chơi không khỏi áp lực bởi những lựa chọn của mình khi điều khiển nhân vật thực hiện những pha mạo hiểm trong game. Một giây trước bạn có thể là "người hùng", thực hiện pha đảo người đầy điêu luyện giữa khung trung, một giây sau bạn có thể đã... ngã sấp mặt và mất hết tất cả điểm số. Đặc biệt với chế độ chơi online, sẽ càng căng thẳng hơn khi tất cả bạn bè đều có thể nhìn thấy pha "vồ ếch" đáng xấu hổ đó của bạn.
Theo GamesRadar
Điểm mặt 30 tựa game hay nhất mọi thời đại mà bạn không nên bỏ qua (phần 2) Dựa vào điểm số tổng hợp trên Metacritic, đây chính là 30 tựa game hay nhất mọi thời đại mà bạn không nên bỏ qua. 22) Tekken 3 Hệ máy: PS Năm phát hành: 1998 Hãng sản xuất: Namco Điểm số trên Metacritic: 96/100 Được coi là đối thủ trực tiếp của Mortal Kombat, Tekken 3 từng là một trong những tựa game...