Nếu thế giới đối xử với họ bao dung hơn…
Bớt phán xét, trân trọng mọi cảm xúc, họ cũng sẽ dần học lại được cách yêu thương bản thân và trân quý giá trị của riêng mình.
01
14 năm trôi qua, tôi vẫn nhớ ngày cậu ấy – người bạn thân nhất cấp 2 của tôi “rời đi”.
Trước khi đi, cậu ấy không để lại bất kỳ dấu hiệu báo trước nào. Còn nhớ buổi chiều hôm đó, chúng tôi vẫn còn cùng nhau chơi game. Cậu ấy nói muốn cùng tôi đến cửa hàng sách, mua vài cuốn truyện tranh yêu thích rồi cùng ăn kem đầu ngõ.
Sau đó tôi nói cậu nhất định không được thất hứa như những lần trước đâu nhé. Nghe xong, cậu cười đồng ý.
Vậy mà cuối cùng, cậu ấy vẫn nói dối tôi.
Trong trí nhớ của tôi, cậu ấy rất thông minh, là học sinh duy nhất đạt được 10/10 điểm bài kiểm tra môn Toán. Cậu ấy rất hoạt bát, thích nhạc Pop. Mỗi giờ ra chơi, cậu đều cùng chúng tôi vui đùa, cuối tuần còn hẹn nhau đi đá bóng hay tụ tập đâu đó.
Cậu ấy là một đứa trẻ nghịch ngợm, nhưng cũng rất dũng cảm. Với tư cách lớp trưởng, cậu ấy chẳng những trả lời được câu hỏi đánh đố của thầy Hiệu trưởng, còn mạnh dạn đặt ngược vấn đề với thầy. Đổi lại, chúng tôi ngồi nghe thôi cũng không hiểu đề bài nói gì.
Cậu ấy ưu tú là thế, vậy mà lại chọn cách tiêu cực để rời xa chúng tôi. Một tuần, một tháng rồi một năm qua đi, hoặc có lẽ mãi mãi về sau, tôi vẫn không thể dễ dàng chấp nhận sự thật về sự ra đi của cậu ấy.
Sau sự việc đó, đến giờ tôi không còn nhiều ký ức về việc bản thân đã vượt qua chúng như thế nào. Thế nhưng tôi chỉ nhớ vào một buổi tối, để an ủi tôi, bố nhẹ nhàng nói: “Từ nay, hãy nhớ rằng con cần học cách trưởng thành. Bởi con đâu muốn mất thêm người bạn tốt nào nữa, đúng không?”.
02
Thời gian qua đi, tôi đã không còn là đứa trẻ vô tâm như hồi còn nhỏ mà đã dần học cách “trưởng thành” theo lời dặn của bố. Trưởng thành ở đây không chỉ là lớn dần về mặt thể xác mà còn là học cách bao dung và thông cảm cho người khác.
Tôi cũng nhận ra, nếu như hồi chúng tôi còn nhỏ, bố mẹ liên tục dặn những mẫu câu na ná nhau như: “Con phải sống thật hạnh phúc”, “Điều quan trọng nhất là vui vẻ”.
Video đang HOT
Thì giờ đây, trong một xã hội với đầy rẫy cạnh tranh, những người trẻ trong thế hệ chúng tôi lại chuyển sang nhắc nhở nhau: Không bao giờ có hạnh phúc trọn vẹn. Để sinh tồn và thành công, bạn cần học cách sống chung với nỗi buồn và áp lực. Thậm chí nếu để cảm xúc lấn át lý trí, chúng tôi có thể bị bỏ ngoài “cuộc chơi” bất kỳ lúc nào.
Khi càng trưởng thành, càng đi xa hơn, thế giới quan của tôi lại càng được mở rộng. Tôi yêu thế giới này nhiều hơn, ham muốn được sống hơn và cũng học được cách nhìn thế giới này một cách cởi mở hơn.
Đến giờ, tôi đã không còn ích kỷ trách móc cậu bạn thân tại sao đã rời mình đi như những ngày còn đi học nữa. ” Tại sao cậu ấy học giỏi, có bố mẹ yêu thương như thế lại ‘hành động’ dại dột?”, tôi từng suy nghĩ thiển cận như vậy đấy.
Suy nghĩ này tất nhiên vô cùng sai lầm. Tôi chỉ biết nhìn thấy cậu ấy thông minh, đạt hằng hà sa số thành tựu mà chẳng thèm bận tâm cậu ấy từng lo lắng vì áp lực điểm số. Tôi từng ghen tị cậu ấy có gia đình yêu thương nhưng lại quên mất cậu đã khóc vì bố mẹ mải đi làm, không dành thời gian cho cậu.
Lại còn nhớ, trong một lần ngồi nói chuyện với đồng nghiệp, tôi hỏi anh ta: “Tại sao người trẻ ngày nay lại dễ buồn thế? Có phải chúng ta yếu đuối hơn so với thế hệ bố mẹ hay không?”
Anh ta bèn nói : “Thời bố mẹ tôi, họ sinh sống trong môi trường môi trường nhỏ hẹp hơn. Thời điểm đó, với họ, mua một vài một gói mì tôm trị giá 1000 đồng đã là món quà quý giá. Bởi chúng đủ khiến gia đình tôi no, có thêm sức lao động.
Thế nhưng, khi tôi lớn lên, nhu cầu của tôi với đồ ăn đã không còn dừng ở mức ‘để no’ nữa. Tôi không chỉ muốn thưởng thức hương vị của chúng mà còn muốn để những người thân yêu của tôi nếm mùi vị đó. Và quan trọng hơn tôi nhận ra, ngoài kia không chỉ đầy rẫy gói mì tôm 1000 đồng mà còn có món ăn lên đến cả triệu bạc.
Có những món ăn, túi hàng hiệu đắt tiền tôi phải cật lực tăng ca, nhịn ăn nhịn tiêu cả tháng trời mới có thể đủ sắm. Vậy mà người ta chỉ cần vung tay đã có thể mua được nó trong một phút. Điều này cũng dần ‘giết’ đi niềm vui khi được ăn gói mì tôm 1000 đồng của tôi năm nào.
Nói đến đây, anh cũng hiểu. Không phải do thế hệ chúng ta yếu đuối đi mà dễ dàng buồn hơn, chỉ đơn giản đích đến và môi trường sống chúng ta đã khác xa so với thế hệ bố mẹ”.
Anh bạn nói tiếp: “Và anh biết gì không? Điều thực sự khiến tôi buồn không phải vì cảm thấy bản thân vất vả như thế nào, mà đó là những lần gọi điện về tâm sự cho bố mẹ, họ bèn nói: Chẳng phải con tốt nghiệp trường đại học top đầu hay sao, sao có mấy việc nhỏ cũng không làm được? – Chính sự vô tâm, thờ ơ của bố mẹ trước nỗi buồn của con cái mới có thể làm tôi tổn thương”.
Ngẫm lại các cuộc nói chuyện với những người trẻ bị tổn thương tâm lý, tôi nhận ra câu nói: “Hôm nay tôi buồn” chẳng phải được buông ra trong một khoảnh khắc suy nghĩ vu vơ. Câu nói này cũng giống điều mà nhiều người trẻ mắc phải, đó là kết quả của một quá trình tích tụ cảm xúc tiêu cực trong thời gian dài:
“Lúc nhỏ, tôi thích nhất chơi búp bê. Thế nhưng, mẹ tôi liên tục tặng món đồ yêu thích của tôi cho người thân. Không biết từ bao giờ, búp bê của tôi trở thành công cụ để duy trì mối quan hệ với họ hàng. Từ đó tôi nhận ra, sở thích của tôi không còn quan trọng”.
“Tôi sợ nhất khi về quê. Vì họ sẽ liên tục hỏi, tại sao từng học giỏi vậy mà giờ vẫn lương ba cọc ba đồng, không biết suy tính gì cho tương lai hay sao?”.
“Chẳng hiểu từ bao giờ nghĩ đến chuyện đi làm là thấy áp lực. Dù phấn đấu đến đâu cũng thấy thua kém đồng nghiệp, áp lực cạnh tranh ở thành phố lớn đã vượt quá sức chịu đựng của tôi”.
…….
03
Lại quay về câu chuyện của người bạn tôi, sau khi cậu ấy rời đi, giống như phản ứng thường thấy của bao bà mẹ khác. Mẹ cậu ấy hết khóc lóc, sau đó lại quay sang chỉ trích con trai ích kỷ. Theo thời gian, không biết bằng cách nào niềm đau của bác ấy đã dần nguôi ngoai. Bác ấy nhận ít việc hơn, thời gian còn lại thì đi làm tình nguyện hoặc trông trẻ tình thương miễn phí.
Thời điểm gần nhất tôi gặp lại mẹ cậu ấy, bác nói rằng bản thân đã “hiểu” con trai hơn rất nhiều. Bác không còn trách cứ cậu mà chỉ nuối tiếc thời gian quá ngắn, không dành trọn được tình cảm và thời gian cho con. Chính quãng thời gian đi làm từ thiện đã giúp bác thấy cuộc sống bình yên hơn, khi bác có cơ hội giúp đỡ nhiều đứa trẻ thiếu thốn tình cảm giống như con trai bác năm nào.
“Điều những đứa trẻ ấy cần là sự tôn trọng về mặt cảm xúc, kể cả tiêu cực lẫn tích cực. Không có nỗi buồn nào đáng bị đánh giá thấp, thế nhưng tôi đã nhận ra điều này quá muộn”, bác ấy nói.
Những ai từng phải vật lộn với áp lực cuộc sống, nghe nhàm tai định kiến “giới trẻ giờ sướng lắm” hẳn sẽ đồng cảm với từng câu chữ này. Chắc chắn rằng, không có người trẻ nào muốn kết thúc cuộc đời trong bi kịch hoặc ngày ngày chìm đắm trong mớ cảm xúc tiêu cực. Nếu thế giới đối xử với họ bao dung hơn, bớt phán xét, trân trọng mọi cảm xúc, họ cũng sẽ dần học lại được cách yêu thương bản thân và trân quý giá trị của riêng mình.
Những cuộc hôn nhân "có cũng như không"
Khi vợ chồng không còn tiếng nói chung thì ly hôn là hướng đi nhiều người trong cuộc chọn lựa. Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể thẳng tay ký vào đơn ly hôn.
Hôn nhân "nhạt"
Trước tinh thần lạc quan, vui vẻ của chị H. (38 tuổi, biên tập viên một đài truyền hình) trong lần gặp đầu tiên, chúng tôi không ngờ đằng sau chị lại là một cuộc hôn nhân "hờ hững". Chị và chồng đã không còn tình cảm với nhau, 2 người ly thân đến nay cũng đã được 7 năm.
Quen biết nhau từ thời học đại học, chị H. ấn tượng bởi anh T. là một người có học thức, có ý chí phấn đấu trong công việc và yêu thương chị. Bước vào cuộc hôn nhân 2 năm đầu trong êm ấm, hạnh phúc, anh T. chăm sóc chị và chuẩn bị đón chào "thiên thần nhỏ" đến với gia đình.
Sau khi có con, anh T. lại lao vào công việc, bỏ bê vợ con, chị H. tuy sống chung với mẹ chồng nhưng không được sự hỗ trợ của bà. Chị một mình lo cho con, chăm sóc nhà cửa và công việc. Từ một người xinh đẹp, năng nổ, tự tin, chị H. khiến đồng nghiệp không nhận ra trong dáng vẻ của một bà mẹ bỉm sữa.
Chị H. đã từng quyết định ly hôn nhưng sau những níu kéo từ chồng và hai bên gia đình nên cuộc hôn nhân lại tiếp tục. Hai anh chị dọn ra ngoài ở riêng nhưng anh T. vẫn vùi đầu vào công việc. Từng học tập, làm việc tại nước ngoài nên cách làm việc ở Việt Nam chưa phù hợp với anh.
Anh mải mê đi tìm hoài bão, đam mê của chính mình, cứ khởi nghiệp rồi thất bại, loay hoay với vòng lặp đấy khiến chị H. vô cùng mệt mỏi. Hai người dường như không còn tìm được tiếng nói chung, không quan tâm, chia sẻ được cùng nhau, hai người quyết định sẽ không can thiệp vào cuộc sống của đối phương nữa.
Khi vợ chồng không còn tiếng nói chung thì ly hôn là hướng đi nhiều người trong cuộc chọn lựa. Ảnh minh họa
Công việc của ai người đấy làm, phòng của ai người đấy dọn, ai về sớm thì sẽ là người đón con và nấu cơm cho con. Mối liên hệ duy nhất của cả hai là để tiếp tục đồng hành cùng con. Với công việc ổn định, chị H. có thể tự chăm lo cho con. Chị cố gắng dành nhiều thời gian đi chơi cùng con, cùng con ôn bài...
"Sợ nhất là Tết, khi phải đối diện với những mối quan hệ trong gia đình, chúng tôi phải diễn vở kịch hạnh phúc trước rất nhiều người, đặc biệt là họ hàng, bố mẹ hai bên", chị H. tâm sự. Ngày thường, công việc hối hả cuốn chị H. vào guồng quay cuộc sống nhưng Tết đến, chị và chồng phải về quê thăm gia đình, đối diện với bao nhiêu ánh nhìn từ mọi người xung quanh.
Bố mẹ hai bên của chị H. có thể hiểu tình trạng của vợ chồng chị nhưng họ hàng, họ bán tín bán nghi nên anh chị phải thể hiện rằng mình đang hạnh phúc. Khoảng thời gian ấy, chị H. chỉ muốn đi thật xa để lảng tránh tất cả.
Tự tìm niềm vui khác
Từ hạnh phúc những năm tháng đầu hôn nhân đến ngỡ ngàng vì chồng thay đổi rồi đau khổ và tự tìm cách thoát ra, chị H. nói: "Mình dằn vặt, đau khổ nhưng người ta không thay đổi thì bản thân mình phải thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh. Tự mình phải làm mới mình và cứu lấy chính mình". Chị tìm những nguồn vui khác như thay đổi công việc, cân bằng lại thời gian làm việc, học những kỹ năng mới...
Có nhiều người khuyên chị hãy thoát ra khỏi cuộc hôn nhân này thì mới có hạnh phúc, tại sao chị cứ phải gắn bó với một người không xứng đáng với chị. Bản thân chị cũng hiểu điều đó, chị cũng mong bản thân mình có thể thay đổi nhưng chị sợ. Chị sợ cái cảm giác một mình với một đứa trẻ.
Mặc dù chị có thể lo cho con kinh tế nhưng về tinh thần, chị không biết mình sẽ xử lý như thế nào nếu con bị bắt nạt ở lớp, ra ngoài bị bạn bè chê cười... "Chỉ cần nghĩ đến đấy thôi, tôi đã cảm thấy thương con rất nhiều. Là một người mẹ, tôi luôn mong con mình hạnh phúc trọn vẹn", chị H. chia sẻ.
Chồng chị là người có học thức, không phải kẻ vũ phu hay tệ bạc đến mức phải ly hôn. Chỉ là giờ đây họ không còn tiếng nói chung, những mâu thuẫn cứ tự mọc ra, không thể được giải quyết cùng nhau. Những kỳ nghỉ dài, chị cùng hội bạn thân phiêu lưu khắp đó đây. Giờ đây, cố gắng học mỗi ngày, kiếm tiền đi du lịch, gặp bạn bè... là niềm vui để chị H. tiếp tục cố gắng cùng con.
Đừng "tự tiêm chất độc hại cho mình mỗi ngày"
Thạc sĩ Vera Thiên Ân, giảng viên, nhà tham vấn tại Công ty TNHH Tư v.ấn tâm lý và đào tạo Học viện Coaching Thiên Phúc, cho biết, tình trạng "hôn nhân lạnh" đã xuất hiện từ lâu trong đời sống vợ chồng. Đó là tình trạng mối quan hệ không hạnh phúc bởi nhiều nguyên nhân như vợ chồng không tìm được tiếng nói chung, vợ hoặc chồng ngoại tình...
Dù giữa hai người đã không còn tình cảm nhưng có nhiều lý do khiến họ không ly hôn. Có người vì cha mẹ mà duy trì cuộc hôn nhân không hạnh phúc của mình. Có cặp đôi dù không hạnh phúc nhưng vẫn không chia tay vì lo lắng họ hàng, đồng nghiệp sẽ nói ra nói vào nếu mình ly hôn.
Nhiều người như chị H., lo sợ việc ly hôn khiến mình không chăm lo cho con được trọn vẹn... Và họ chấp nhận trở thành "diễn viên" trong cuộc hôn nhân của chính mình.
Chịu đựng cuộc hôn nhân không hạnh phúc, cả hai người đều bị những ảnh hưởng tâm lý nhất định. Trước nỗi đau đang phải gánh chịu, họ thường có xu hướng chui vào "tổ kén" của mình để dưỡng thương. Họ chờ đợi trong vô vọng người đàn ông của mình thay đổi.
Họ sợ dư luận bủa vây, chịu sức ép về thời gian nên khó có cơ hội làm lại với người mới. Khi sống trong một gia đình không hạnh phúc, những đứa trẻ cũng chịu rất nhiều tổn thương. Đứa trẻ sẽ cảm nhận được những xa cách, hờ hững trong cách thể hiện tình cảm của cha mẹ với nhau. Chúng sẽ cảm thấy cô đơn, buồn bã trong chính ngôi nhà của mình. Điều này còn ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này.
Theo chuyên gia Vera Thiên Ân, nếu bạn đang trong một cuộc "hôn nhân lạnh" thì cần lựa chọn hướng giải quyết cụ thể cho mình. Nếu thực sự tiếp tục cuộc hôn nhân này, cả hai cần phải thay đổi, từ cách sống, cách nhìn nhận vì con, vì bản thân, vì tương lai.
Mỗi người cần học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng, biết yêu thương bản thân hơn, làm mới mình mỗi ngày, tạo thêm những sắc màu cho cuộc hôn nhân của mình. Nếu không thay đổi, hãy dũng cảm giải thoát cho cả hai để sau này không hối tiếc vì đã tự mình "tiêm chất độc hại" cho mình mỗi ngày.
Chưa cần nhan sắc, đây mới là 4 điều làm nên khí chất của người phụ nữ Không có "sắc" thì phải có "thần", muốn vậy, người phụ nữ nhất định phải cố gắng làm cho được 4 điều dưới đây. Chuyên gia tâm lý Tuệ An cho rằng, phụ nữ có khí chất không hẳn là tướng mạo phải xinh đẹp xuất chúng. Tất cả thể hiện từ những lời nói, cách ứng xử hay thậm chí chỉ từ...