Nếu thấy da dễ bị bầm tím thì hãy cẩn thận, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư máu và loạt căn bệnh khác
Đôi khi bạn vô ý để cơ thể mình va chạm với đồ vật trong nhà và sau đó thấy xuất hiện những vết bầm tím trên da.
Sau vài ngày, nếu chăm bôi dầu và tránh va chạm thì vết bầm tím này sẽ nhanh biến mất, nhưng trong một số trường hợp khác, nó có thể tiềm ẩn nhiều chứng bệnh rất nguy hiểm.
Những vết bầm tím trên da xuất hiện thường có thể là do bạn bị té ngã hoặc gặp phải những tổn thương vật lý ở mức độ nhẹ. Sự va chạm này tác động vào sẽ làm vỡ mạch máu dưới da, gây bầm tím. Tuy nhiên, trong trường hợp thấy những vết bầm tím xuất hiện quá nhiều lần mà không phải do một sự tác động vật lý nào thì đó có thể là triệu chứng cảnh báo một vài bệnh nguy hiểm sau.
Đây là căn bệnh có tính di truyền, khi mắc bệnh thì máu sẽ đông chậm hơn khi bị thương hoặc thậm chí là không đông. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do cơ thể thiếu một số loại protein cần thiết trong quá trình đông máu. Vì vậy, những người mắc bệnh máu khó đông thường rất hay gặp phải những vết bầm dưới da và vết thương chảy máu cũng khó cầm lại hơn những người khác.
Video đang HOT
Khi cơ thể thiếu vitamin C, bạn có thể mắc phải bệnh scurvy. Biểu hiện dễ nhận thấy là nướu răng bị chảy máu, những vết thâm tím hiện rõ dưới da. Bên cạnh đó, nếu cơ thể thiếu vitamin K thì bạn cũng có thể gặp phải tình trạng da tương tự.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng bầm tím còn là dấu hiệu của bệnh ung thư máu, ung thư tủy xương hoặc ung thư hạch bạch huyết. Người mắc phải những bệnh này thường dễ bị chảy máu nướu răng, da bầm tím, sốt cao, ớn lạnh, đổ mồi hôi đêm, kèm theo cả tình trạng đau nhức xương.
Bệnh về gan
Gan có chức năng sản xuất các yếu tố đông máu nên nếu bộ phận này bị tổn thương thì cơ thể sẽ thiếu hụt nguồn protein cần thiết, từ đó làm máu khó đông và khiến bạn dễ bị chảy máu, bầm tím da. Đi kèm với đó là hiện tượng da chuyển sang màu vàng, ngứa da, nước tiểu có màu sẫm và chân còn có thể bị sưng phù.
Bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải hiện tượng da đổi màu thành ngăm đen, xuất hiện ở những vùng da mà tại đó, da tiếp xúc nhiều với vùng da khác. Sự biến đổi này có thể bị nhầm lẫn với vết bầm tím nhưng nguyên nhân thực chất là do đề kháng insulin gặp vấn đề. Vì vậy, tốt nhất thì bạn nên chủ động đi khám ngay khi gặp phải hiện tượng bầm tím xuất hiện thường xuyên.
Source (Nguồn): MSN
Theo Helino
Tiêm nhầm filler vào động mạch, người phụ nữ bị hỏng môi
Lindsay Collins, Anh, nhập viện với môi trên sưng đau, bầm tím, xuất hiện vết loét mủ sau khi tiêm botox và filler làm đầy mặt.
Cuối tháng 6, Lindsay mua một gói botox và filler làm đầy mặt trị giá 240 bảng Anh (hơn 7 triệu đồng) như một món quà sinh nhật lần thứ 38 của mình. Sau đó, cô tìm đến cơ sở thẩm mỹ tại địa phương để thực hiện thủ thuật.
"Tôi đã muốn làm điều này từ lâu nhưng chưa đủ điều kiện tài chính. Môi tôi không quá mỏng nhưng tôi muốn cho chúng đầy đặn lên một chút", cô nói. "Đồng nghiệp của tôi đã làm chỗ này ba lần và không có vấn đề gì nên tôi rất yên tâm".
Nhân viên làm thủ thuật bôi thuốc gây tê lên môi Lindsay, tiêm botox lên trán và tiêm chất làm đầy vào môi. Ngay sau khi tiêm, môi cô gái lập tức chuyển sang màu xanh lam và bầm tím. Nhân viên cho biết vết bầm tím sẽ hết sau một tuần. Tối hôm đó, tình trạng môi Lindsay ngày càng trở nên tồi tệ, sưng to, đau đớn hơn. Cô được nhân viên thẩm mỹ cấp cho một vài viên kháng sinh liều cao và trấn an rằng sẽ không có biến chứng gì xảy ra.
Sáng hôm sau, môi trên của Lindsay sưng to gấp 3 lần bình thường, xuất hiện vết loét đầy mủ. "Tôi cảm giác như môi tôi sắp nổ tung", cô kể lại.
Môi trên của Lindsay sưng phồng, bầm tím, đau đớn, xuất hiện vết loét mủ sau khi tiêm làm đầy.
Đến bệnh viện, bác sĩ cho biết chất làm đầy đã bị tiêm nhầm vào động mạch, dần lan theo mạch máu và có thể khiến Lindsay bị mù. Cô được nạo bỏ chất làm đầy từ môi, kê kháng sinh liều mạnh nhất uống trong bảy ngày, sau đó trở lại tái khám.
"Sự đau đớn còn kinh khủng hơn nỗi đau khi phải sinh bốn đứa con. Tôi không thể ngủ, không thể nói chuyện, không thể ăn. Uống nước cũng phải hút qua ống hút, điều đó thật kinh khủng", Lindsay nói. "Tôi chán nản không muốn đi ra ngoài hay nói chuyện với bất kỳ ai".
Lindsay phải mất bốn tuần để hồi phục. Tuy nhiên các vết sẹo vẫn sẽ để lại lâu hơn, có thể là vĩnh viễn. Môi trên khi chạm vào cảm giác không có gì bên trong. Cơ sở thực hiện thủ thuật thẩm mỹ cho cô sau đó được xác định là hoạt động trái phép, nhân viên không có bằng cấp hành nghề.
Năm 2018, giới chuyên môn đã cảnh báo nhiều người Anh làm đẹp bằng botox và chất làm đầy bằng các dịch vụ giá rẻ trên mạng bị biến chứng, để lại sẹo và gây nên tổn thương tinh thần nghiêm trọng. Tháng 11/2018, Thủ tướng Anh tuyên bố sẽ thắt chặt các quy định về ngành dịch vụ mỹ phẩm nhưng không có luật nào được đưa ra. Bộ Y tế đang theo dõi và điều tra về tình hình của Lindsay, tìm kiếm phương án ngăn chặn các cơ sở hành nghề trái phép.
Thúy Quỳnh
Theo The Sun/VNE
Đừng bỏ qua dấu hiệu da dễ bị bầm tím, có thể là do ung thư máu Một loạt những căn bệnh nguy hiểm như bệnh gan, ung thư... có dấu hiệu báo trước thông qua những vết bầm tím xuất hiện bất thường trên da. Thông thường, vết bầm tím trên da là do bị té ngã, bị đánh hoặc va đập ở mức độ nhẹ. Những va chạm sẽ tác động làm vỡ các mạch máu dưới da...