Nếu tăng lương chỉ đủ 4 tháng
Báo cáo về tình hình thu, chi ngân sách 2012, dự toán 2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, năm nay thu ngân sách khó khăn nhất trong những năm gần đây, trong khi chi không giảm, xấp xỉ dự toán năm.
Vì vậy, Chính phủ chưa cân đối được nguồn ngân sách để chi cho cải cách lương theo lộ trình.
Cụ thể nếu tăng lương vào 1.5.2013 từ 1,05 triệu lên 1,3 triệu đồng/tháng và tăng phụ cấp 25% lên 30%, ngân sách sẽ phải bố trí khoảng 60.000 tỉ đồng. Trong số này, ngân sách chỉ có khả năng cân đối 28.000 tỉ đồng, tức là đủ tăng lương trong thời gian 4 tháng, nguồn này đã tính vào chi thường xuyên. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến từ phiên họp của Ủy ban TVQH vừa qua, lần này ông Huệ cho biết, việc có tăng lương hay không, Chính phủ sẽ báo cáo cụ thể QH vào kỳ họp tháng 5.2013, sau khi hoàn thành thu – chi ngân sách 2012, và khả năng cân đối ngân sách những tháng đầu 2013, để QH quyết.
Người làm công ăn lương đang trông đợi được tăng lương để bù đắp giá cả sinh hoạt – Ảnh: Ngọc Thắng
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách do Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển trình bày ngay sau đó cho biết, hiện Ủy ban này đang có 2 nhóm ý kiến khác nhau. Thứ nhất, một số ý kiến cho rằng kể từ 2003 đến 2012 đã tăng lương 8 lần, sang năm 2013 ngân sách sẽ gặp nhiều khó khăn vì vậy trước mắt chưa bố trí ngân sách tăng lương, để đến kỳ họp QH tháng 5.2013, Chính phủ báo cáo QH rồi quyết định. Những ý kiến còn lại khẳng định, cần phải tăng tương theo đúng lộ trình cải cách tiền lương, để giảm khó khăn cho người dân, tăng khả năng tiêu dùng, kích cầu, giải phóng hàng tồn kho, xử lý nợ xấu… Theo đó, nguồn để chi cho lương sẽ lấy từ nguồn tăng thu từ dầu khí, tăng thu nội địa, và tiết kiệm chi thường xuyên.
Theo TNO
Chuyển cơ quan điều tra vụ ăn chặn tiền chính sách
Hôm qua 9.10, ông Nguyễn Văn Mẫn - Chủ tịch UBND H.Tân Phước (Tiền Giang) cho biết, đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra làm rõ và xử lý nghiêm vụ ăn chặn và chiếm dụng hơn 1,6 tỉ đồng tại Phòng LĐ-TB-XH của huyện này.
Theo kết luận thanh tra công bố ngày 8.10, qua kiểm tra việc thu, chi tài chính tại Phòng LĐ-TB-XH H.Tân Phước, cơ quan chức năng đã phát hiện số tiền sai phạm là 1,648 tỉ đồng. Trong đó, đã làm rõ riêng bà Trưởng phòng Nguyễn Thị Khai ăn chặn và chiếm dụng 1,277 tỉ đồng.
Kết luận thanh tra cho thấy, gần như ở lĩnh vực nào cũng có sai phạm. Nhiều kinh phí cho dự án, trợ cấp trẻ em, hội người mù... đều bị xà xẻo, ăn chặn bằng thủ đoạn kê khống, quyết toán khống, với nhiều phiếu chi không có chữ ký của người nhận tiền hoặc không có chữ ký của kế toán. Điển hình như khoản chi hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh nghèo và miễn giảm học phí cho sinh viên theo Nghị định 49/2010 của Chính phủ, trong năm 2011 chỉ mới thực chi 154,7 triệu đồng số tiền 1,087 tỉ đồng còn lại bà Khai lấy... bỏ túi.
Táo tợn hơn, sau khi lập thủ tục quyết toán khống với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, bà Khai đã lấy toàn bộ hồ sơ ký khống đem ra đốt sạch. Chỉ còn lại 55 phiếu chi khống liên quan đến hồ sơ khác không thể tiêu hủy được và 2 phiếu chi khống do bà Nguyễn Thị Ngọc và Lê Nguyễn Thùy Trang (đều là nhân viên Phòng LĐ-TB-XH) ký khống nhận tiền để hợp thức hóa thủ tục quyết toán. Ngoài việc ăn chặn từ nguồn kinh phí trên, năm 2012, bà Khai còn chiếm dụng 190,7 triệu đồng từ nguồn kinh phí T.Ư và địa phương cấp. Bên cạnh đó, khi kiểm tra các nguồn thu, chi 7 tháng đầu năm 2012 từ nguồn kinh phí T.Ư cấp, tổng số tồn quỹ trên sổ sách là 136,9 triệu đồng, nhưng khi kiểm quỹ thì không còn tiền mặt.
Cũng theo kết luận thanh tra, trong năm 2009, Phòng LĐ-TB-XH Tân Phước còn sai phạm nghiêm trọng trong việc thu chi nguồn kinh phí vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa, như không mở sổ sách theo dõi, không nộp tiền vào kho bạc và cũng không quyết toán số tiền đã chi. Theo đó, tổng nguồn thu là 583 triệu đồng, đã chi 326 triệu đồng (chưa xác minh), còn tồn quỹ 257 triệu đồng nhưng cũng đã tùy tiện chi hết, không đúng mục đích.
Theo TNO
"Không chuyển giao 202.000 tỷ đồng nợ xấu cho nền kinh tế" "Hơn 202.000 tỷ đồng nợ xấu cần phải được xử lý bằng cách yêu cầu các ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu bằng nguồn này, chứ không được "chuyển giao" cho nền kinh tế". Đây là một trong những nội dung mà TS.Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM...