“Nếu tâm đen tối, trí lu mờ thì vẫn đưa người không đủ tiêu chuẩn vào bộ máy”
“Nếu như tâm đen tối, trí lu mờ thì vẫn có thể bẻ cong quy định để đưa người không đủ tiêu chuẩn vào bộ máy” – ông Lê Thanh Vân nêu ý kiến.
Cuối tuần qua, Ban Bí thư đã có Kết luận chấn chỉnh công tác cán bộ nhằm chuẩn bị tốt nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng. Đây là bước đi thận trọng tiếp theo Chỉ thị 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị và chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác nhân sự cho khóa mới.
Nắm vững nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch
Theo dõi những diễn biến gần đây với những biện pháp vừa dài hơi, vừa cấp bách, ông Lê Thanh Vân (Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau) khẳng định, ở đâu cũng vậy, từ cấp xã đến Trung ương, vấn đề then chốt, quan trọng bậc nhất là chọn ra đội ngũ cán bộ xứng đáng.
Ông Lê Thanh Vân – Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau.
Thời gian qua, Ban chấp hành Trung ương đã có bước chuẩn bị, từng kỳ họp đều chuẩn bị, sửa lại các quy định lựa chọn cán bộ cho đúng quy trình, càng về sau tiêu chuẩn của từng lớp cán bộ lại càng rõ ràng hơn. Tuy nhiên, quy định tự thân nó không chọn được cán bộ mà đó là quy trình thủ tục hay là công cụ, quan trọng là người sử dụng nó như thế nào.
“Nếu như con người tâm sáng, trí minh thì mới chọn được người xứng đáng, nếu như tâm đen tối, trí lu mờ thì vẫn có thể bẻ cong quy định để đưa người không đủ tiêu chuẩn vào bộ máy” – ông Lê Thanh Vân nêu ý kiến.
Cùng chung ý kiến, ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, cho răng, trong các khâu của công tác cán bộ, thì đánh giá cán bộ là khâu tiền đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi thực tế đã cho thấy, chỉ có đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của cán bộ, mới làm cơ sở cho việc tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, khen thưởng, kỷ luật… cán bộ được khách quan, chính xác. Ngược lại, nếu đánh giá không đúng cán bộ sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng không đúng và dẫn đến hậu quả khôn lường, nhất là bố trí sai đối với cán bộ chủ chốt, người đứng đầu.
Ông Vũ Quốc Hùng – nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. (ảnh: KT)
“Phải nắm vững nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch trong việc thực hiện công tác cán bộ. Những nguyên tắc đó nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, chúng ta sẽ lựa chọn được cán bộ phù hợp để giới thiệu vào cấp ủy. Dân chủ là khi giới thiệu cán bộ vào cấp ủy thì cần phải bàn bạc, sau đó đưa ra lấy ý kiến của nhân dân, các tổ chức chính trị- xã hội, các đoàn thể để lựa chọn nhân sự. Sau bước giới thiệu nhân sự, những người làm tổ chức phải đi thẩm tra xác minh về người được giới thiệu. Cũng từ đây, yêu cầu những người được tuyển chọn phải khai báo đầy đủ, kê khai tài sản… để xem tính trung thực, phẩm chất, năng lực của người được giới thiệu” – ông Vũ Quốc Hùng nói và nhấn mạnh các ý kiến thẩm tra, lấy phiếu tín nhiệm để sàng lọc cán bộ phải được thực hiện minh bạch, rõ ràng.
Để lựa chọn đúng và trúng cán bộ, theo nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những người làm công tác nhân sự phải là những người có tâm, có tầm, trong sáng, vô tư, đặt lợi ích của Đảng, nhân dân lên trên hết. Đồng thời, những người này phải có năng lực trình độ để đánh giá con người, đánh giá cán bộ một cách đúng đắn, khách quan.
Để chấn chỉnh và xây dựng được đội ngũ cán bộ có đức, có tài thì những người làm công tác cán bộ phải thực sự chí công vô tư, làm mọi việc đều xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân. Quy trình lựa chọn cán bộ cần phải làm cẩn thận, không hồ đồ, hấp tấp, không để tình trạng nể nang, lợi ích nhóm tồn tại.
“Đối với những cán bộ được lựa chọn, phải tuân thủ theo đúng quy trình, từ việc quy hoạch, quá trình thử thách rồi mới tiến tới đưa vào giới thiệu nhân sự cho đại hội. Quá trình rèn giũa, thử thách cùng sự giám sát của tổ chức, của quần chúng sẽ lựa chọn được những cán bộ thực sự tâm huyết, có tài, có đức phục vụ nhân dân” – ông Vũ Quốc Hùng nói.
Video đang HOT
Người tiến cử phải chịu trách nhiệm
Ngoài việc đánh giá cán bộ thì việc sàng lọc cán bộ cũng là việc làm không hề đơn giản. Ông Dương Quang Phái – nguyên Vụ trưởng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, người sàng lọc phải là người trong sạch, nhất là người đứng đầu cấp ủy. Người đứng đầu mà không trong sạch thì thành “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” khó lọc được, đặc biệt, là vấn đề công khai minh bạch trong công tác nhân sự.
“Cứ công khai cho dân lựa chọn. Bây giờ nếu nói anh nào “bôi nhọ” thì thẩm tra, xác minh, xem tin đó có đúng không, tố cáo đúng không? Chúng ta có bộ máy sàng lọc, đừng bí mật trong nội bộ của Đảng. Muốn sàng lọc được phải có các tổ chức chính trị xã hội tham gia và nhân dân tham gia sàng lọc thì mới hy vọng có bộ máy tốt” – ông Dương Quang Phái cho biết.
Trong công tác nhân sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ các cấp, một trong những điều quan trọng là ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm cá nhân của người đề cử, tiến cử. Ai là người chịu trách nhiệm trong tiến cử? Một tập thể, không phải đồng loạt tất cả giơ tay giới thiệu một người mà phải có một người đề xuất, khởi xướng đầu tiên, thì người đó phải có trách nhiệm bảo đảm việc tiến cử của mình. Người tiến cử phải chịu trách nhiệm, phải biết rõ, không phải giới thiệu một cách vu vơ, thân hữu hoặc trực hệ, thậm chí mua bán chức vụ để đổ lỗi cho tập thể. Vấn đề là làm sao phải tách ra được trách nhiệm cá nhân trong trách nhiệm tập thể.
Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định, những người làm tốt công tác cán bộ, giới thiệu đúng người thì phải được hoan nghênh, tôn trọng. Người nào giới thiệu không đúng, không trúng cán bộ thì phải nhắc nhở, thậm chí quy trách nhiệm, động cơ gì giới thiêu? Nhóm lợi ích gì?
“Việc chuẩn bị cho Đại hội của cấp cơ sở, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng là vấn đề cấp bách, cần làm ngay, nhưng nhìn lâu dài mà nói, những vấn đề đó trong công tác xây dựng Đảng phải được nghiên cứu, được tổng kết đầy đủ để làm bài học cho các lớp người mai sau. Theo tôi những điều đó cần quy định trong đảng, cao nhất trong Đảng là điều lệ Đảng”- ông Vũ Mão nhấn mạnh./.
Theo Lại Hoa-Kim Anh/VOV.VN
Chủ tịch Quốc hội dự Lễ Kỷ niệm 30 năm Ngày tái lập tỉnh Thừa Thiên Huế
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn gửi lẵng hoa chúc mừng.
Sáng 17/8, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm ngày tái lập tỉnh (1989 - 2019). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Cùng tham dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện; Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung.
Lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố: Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Thuận; các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế qua các thời kỳ; các bậc lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động, đại diện các gia đình thương binh-liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, đại diện các tầng lớp nhân dân trong tỉnh... cùng tham dự.
Đọc Diễn văn kỷ niệm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu cho biết, sau 14 năm cùng phấn đấu dưới mái nhà chung, ngày 30/6/1989, Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa VIII đã thông qua Nghị quyết về việc chia tách Bình Trị Thiên thành ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Như vậy, kể từ ngày 1/7/1989, tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức được tái lập, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dựng xây và phát triển của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà.
Nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã từng bước tăng trưởng theo hướng xanh và bền vững; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực dựa trên khai thác các tiềm năng, lợi thế về văn hóa, di sản, giáo dục, y tế và các dịch vụ du lịch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1989 - 2018 là 7,2%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng gấp 7 lần (theo giá so sánh 2010).
Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2018 gấp 81,6 lần so với năm 1990. Thu ngân sách nhà nước năm 2018 đạt 7.800 tỷ đồng. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, chiếm 55,7% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), đóng vai trò chủ lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Du lịch phát triển khá nhanh cả về quy mô và chất lượng, ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gắn Huân chương Độc lập hạng Nhất lên cờ truyền thống của tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Ghi nhận những thành quả tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được trong 30 năm qua, trong không khí trang trọng, thay mặt Đảng, Nhà nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhất của Chủ tịch nước cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế do đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Nhân dịp này, một số cá nhân, tập thể trong tỉnh Thừa Thiên Huế đã được trao Cờ thi đua của Chính phủ.
* Tiếp tục xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành "đô thị di sản"
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt biểu dương và chúc mừng những thành tích xuất sắc của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thừa Thiên Huế trong quá trình xây dựng và phát triển.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế - vùng đất chiến lược từng là nơi "đô hội lớn của một phương", là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của đất nước dưới thời Quang Trung - Nguyễn Huệ và triều Nguyễn; là miền đất địa linh nhân kiệt gắn liền với nhiều tên tuổi lớn của lịch sử dân tộc; nơi góp phần nuôi nấng nhân cách, đạo đức, tư tưởng yêu nước thương nòi từ thời niên thiếu của Bác Hồ kính yêu ... Những yếu tố đã đó hình thành nên một Thừa Thiên Huế văn hiến với bề dày lịch sử, văn hóa, có chiều sâu, có truyền thống đáng tự hào về tinh thần yêu nước oanh liệt và đấu tranh cách mạng vẻ vang trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Năm 1945, Thừa Thiên Huế được vinh dự thay mặt cho cả nước tiếp nhận sự thoái vị của vua Bảo Đại, chấm dứt chế độ phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế cũng đã sớm được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng cờ luân lưu "Quyết chiến, quyết thắng" trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Viết tiếp những trang sử hào hùng đấu tranh cách mạng, Thừa Thiên Huế là một trong ba ngọn cờ đầu của miền Nam chống Mỹ, được Chính phủ tặng danh hiệu "Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường". Với tinh thần "một ngày bằng 20 năm", Thừa Thiên Huế đã nhanh chóng nắm lấy thời cơ, vùng lên giải phóng quê hương, góp phần xứng đáng tạo bước chân thần tốc, táo bạo, bất ngờ, làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội.
Hòa cùng nhịp bước với 2 miền Nam - Bắc, kể từ sau ngày giải phóng, đặc biệt từ sau ngày tái lập tỉnh (1/7/1989), phát huy truyền thống anh dũng, tự lực, tự cường, Thừa Thiên Huế đã vững vàng đi lên và đạt được những thành quả to lớn. Kinh tế phát triển luôn duy trì ở mức tăng trưởng khá cao, trở thành vùng kinh tế động lực của miền Trung. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, nhất là điện, đường, trường, trạm, nước sạch,... được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ. Diện mạo nông thôn, miền núi đã có nhiều khởi sắc; đô thị Huế ngày nay thay đổi theo hướng hiện đại, nhưng vẫn bảo tồn, phát huy các kiến trúc cổ truyền và các giá trị văn hóa dân tộc truyền thống - văn hoá, trở thành "Thành phố Festival Huế" với những nét đặc trưng riêng biệt.
Các mặt văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến. Thành phố Festival Huế với thành công của 10 kỳ lễ hội đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè cả nước và du khách quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Huân chương Độc lập hạng Nhất của Chủ tịch nước tặng tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Đại học Huế tiếp tục khẳng định vị thế của một trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực có chất lượng, đã và đang góp phần đắc lực đào tạo nguồn nhân lực cho cả nước. Bệnh viện Trung ương Huế là Bệnh viện hạng đặc biệt, ngày càng phát huy vai trò hạt nhân trong hệ thống y tế toàn vùng.
Công tác bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc gia đình chính sách được triển khai tích cực và đồng bộ; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa và du lịch. Hệ thống chính trị ngày càng được củng cố, đoàn kết, vững mạnh. Xã hội đồng thuận, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, những kết quả rất đỗi tự hào của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thừa Thiên Huế là sự nỗ lực, phấn đấu bền bỉ, sự kế thừa và phát huy trách nhiệm của các thế hệ, đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng quê hương đổi mới. Ghi nhận những thành tích đó, Trung ương Đảng và Nhà nước đã trao tặng Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Thừa Thiên Huế nhiều phần thưởng cao quý...
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, trong đấu tranh cách mạng, nhân dân Thừa Thiên Huế với tinh thần "Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường" đã làm nên một Thừa Thiên Huế anh hùng, thì ngày nay tinh thần đó phải được thể hiện ở sự đoàn kết, nhất trí, năng động, sáng tạo để xây dựng Thừa Thiên Huế thành một tỉnh giàu về kinh tế, đẹp về văn hoá, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng, an ninh.
Để đạt được mục tiêu đó, trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tỉnh cần quan tâm thực hiện tốt một số nhiệm vụ.
Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục đôi mơi tư duy, đề cao tinh sang tao trong công tác chỉ đạo, điều hành, khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế. Tỉnh chú trọng tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế tri thức.
Tỉnh phát triển mạnh các thành phần kinh tế, quan tâm phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn mà Thừa Thiên Huế có lợi thế.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Thừa Thiên Huế tiếp tục xây dựng trở thành "đô thị di sản" với định hướng "di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường" theo Kết luận 48-KL/TW và Thông báo 175-TB/TW của Bộ Chính trị; đồng thời làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn, tôn tạo, bảo vệ, phát huy di sản cố đô Huế mà nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là thực hiện tốt việc di dời các hộ dân tại khu vực 1, Kinh thành Huế.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu dự buổi lễ. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Chủ tịch Quốc hội đề nghị tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công cuộc xây dựng nông thôn mới; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Cùng với đó, Thừa Thiên Huế tập trung xây dựng và phát triển Trung tâm Văn hóa, Du lịch đặc sắc của khu vực và cả nước; Trung tâm Giáo dục - Đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; Trung tâm Y tế chuyên sâu; Trung tâm Khoa học và Công nghệ của khu vực miền Trung và cả nước; gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện tốt công tác đối ngoại.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, tỉnh tập trung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; chuẩn bị và chỉ đạo tốt Đại hội Đảng bộ các cấp tiến đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Phát biểu đáp từ, thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lê Trường Lưu khẳng định sẽ lĩnh hội, quán triệt đầy đủ những ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội bằng những hành động cụ thể, thiết thực để tiếp tục xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển nhanh, bền vững, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo Hoàng Thị Hoa (TTXVN)
Không đề xuất nhân sự 'lợi ích nhóm', 'chạy chọt' Kiên quyết không đề xuất, quyết định những nhân sự không bảo đảm tiêu chuẩn về độ tuổi, uy tín..., vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mất đoàn kết, "cục bộ", "lợi ích nhóm"; phẩm chất, năng lực hạn chế, có biểu hiện "chạy chọt"... Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng . Ảnh: Gia Hân Thông tin từ Văn...