Nếu sống chung, Romeo và Juliette cũng cãi nhau?
Khi đã thực sự yêu, hầu hết người ta đều mơ ước đạt tới sự hoà hợp trọn vẹn nhất, bền chặt vĩnh cửu và một lòng một dạ với người yêu, không tơ tưởng đến bất kỳ ai khác. Nhưng liệu trên đời này, có tồn tại thứ tình yêu như thế?
Cưới xong hết gãi
Trong sổ đàm thoại của một trung tâm tư vấn hôn nhân, từng có chuyện một người vợ trẻ đang đêm gọi điện đến chỉ để khẳng định một điều: “Đàn ông các anh toàn một phường bội bạc”. Chuyên viên tư vấn ngạc nhiên: “Chị căn cứ vào đâu mà kết luận như vậy?” Giọng chị ta chua chát: “Vào chồng tôi chứ ai. Khi chưa cưới, ngồi đâu hắn cũng thò tay vào lưng tôi nịnh: “Em ngứa lưng để anh gãi cho” và nếu tôi không bảo thôi thì hắn còn gãi mãi. Thế mà lấy nhau mới được nửa tháng, tôi cởi hẳn áo nằm sấp ra giường làm nũng “Anh gãi lưng em cái”, hắn quắc mắt lên “Có cái lưng không gãi được làm gì mà ăn!” Tại sao hai người từng yêu nhau như thế lại có thể biến đổi đến mức như vậy? Các nghiên cứu y học cho thấy yêu say đắm là trạng thái tâm sinh lý không bình thường, đó là lúc con người bị kích thích cao độ.
Tiến sĩ tình dục học Edji Kralec người Ba Lan còn khẳng định, những kẻ đang yêu say đắm có dấu hiệu của người bị bệnh. Họ mất khả năng nhìn rõ sự thật về đối tượng yêu, họ lý tưởng hoá người yêu nhưng sau khi lấy nhau lại thấy người này cũng chẳng hoàn hảo, chỉ là con người bình thường với tất cả ưu khuyết điểm. Mặt khác, cơ thể con người cũng không thể sống thường xuyên trong trạng thái ngây ngất và căng thẳng tột độ. Nhất là sau khi lấy nhau, có thể được thoả mãn ham muốn mà không cần phải cố gắng gì, cũng không cần vượt qua các trở ngại và những hành động phản kháng. Chính điều đó làm suy giảm đáng kể sức hấp dẫn của đối tượng yêu.
Trong trạng thái của tình yêu tuyệt đối, sự gắn bó về tinh thần, tình cảm càng thăng hoa thì thể xác càng gắn bó, không rời nhau được. Khi cả hai người say nhau như điếu đổ, bên nào cũng chỉ muốn chiếm lấy đối phương cho riêng mình. Lúc ấy, chẳng ai nghĩ rằng một ngày nào đó ngọn lửa tình yêu có thể yếu dần, lay lắt rồi tắt ngấm. Nhất là khi chuyển từ tình yêu sang hôn nhân, từ hai con người chỉ thỉnh thoảng mới gặp nhau nên lúc nào cũng khao khát, nay chuyển sang sống chung dưới một mái nhà, tình cảm ngọt ngào, say đắm hồi mới cưới dần mai một một cách tàn nhẫn.
Trong trạng thái của tình yêu tuyệt đối, sự gắn bó về tinh thần, tình cảm càng thăng hoa thì thể xác càng gắn bó, không rời nhau được. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở?
Có thể nói, yêu đương là một trạng thái đặc biệt với một độ dài thời gian nào đó. Không ai được tâng công là làm cho nó nở rộ, cũng không ai phải gánh lấy cái tội là làm cho nó lụi tàn, đó là quy luật. Chưa kể trong trạng thái yêu đương, đàn ông và phụ nữ đều biến đổi. Người này muốn làm vừa lòng người kia, muốn xứng đáng với tình yêu của họ và với nỗ lực phi thường, họ trở nên tốt đẹp hơn, phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ của người kia. Xét từ hai góc độ, cái nhìn của người đang yêu, tức là chủ thể thẩm mỹ, không thực; và đối tượng yêu, tức là khách thể thẩm mỹ, cũng không thực. Trạng thái yêu say đắm bao phủ lên họ một vầng hào quang, khiến tất cả lung linh bảy sắc cầu vồng.
Phải chăng chừng nào con người còn sống thì tình yêu còn thay đổi, muốn tình yêu bất tử chỉ có cách để cả hai cùng chết trên đỉnh cao chót vót của tình yêu? Đó cũng là cách giải quyết của thiên tài Shakespeare trong tác phẩm bất hủ Romeo và Juliette. Nhưng về sau, các nhà Shakespeare học người Anh phát hiện nguyên mẫu của hai nhân vật này không chết như kết thúc của vở bi kịch mà cha Loren đến kịp, hai người lấy được nhau và vợ chồng họ cũng bất đồng, lủng củng như hầu hết các đôi vợ chồng trên thế gian này!
Theo VNE
Tôi quá ghê sợ vợ mình
Tôi nói với Mai: "Thật tình là anh thấy sợ em. Có lẽ vì quá sợ nên anh không làm được. Xin lỗi em".
Vợ tôi mặc quần áo vào, ôm mền gối qua phòng con ngủ. Từ hôm đó, nàng không ngủ chung với tôi nữa. Tôi thấy thoải mái hơn nhưng cảm nhận có điều gì đó đang đổ vỡ trong tình cảm của chúng tôi.
Tôi nói với con bé: "Con phải mang số tiền đó nộp cho công an phường để trả lại cho người đánh rơi. Không phải tiền của mình thì không được xài". Thế nhưng vợ tôi lại gạt đi: "Tiền mình lượm được là tiền của mình, biết ai mà trả lại? Đưa đây cho mẹ, ít ra cũng đi chợ được cả tuần lễ".
Cuối cùng thì số tiền 2 triệu đồng bé Như nhặt được ngoài đường vô túi vợ tôi. Đây không phải là lần đầu tôi và Mai tranh cãi chung quanh chuyện dạy con. Sau mỗi lần như vậy, tôi đều thất bại trước sự bảo thủ và... dữ dằn của vợ.
Bé Như hỏi tôi: "Con phải nghe mẹ hay nghe ba? Hay là con tự mình quyết định để ba mẹ khỏi cãi cọ?". Tôi giải thích cho con là khi ai đó đánh rơi tiền, chắc chắn là họ sẽ rất buồn. Thậm chí nếu số tiền đó là tiền để chữa bệnh của một người nghèo thì có khi lại là nỗi bất hạnh của một gia đình. Nếu chúng ta làm ngơ, thậm chí chà đạp lên nỗi bất hạnh của người khác thì đó chẳng phải là cách hành xử của người có đạo đức, văn hóa.
Có vẻ như con bé hiểu và đồng tình với những điều tôi nói. Nó bảo: "Lần sau những chuyện như vậy con chỉ nói với ba". Tôi nghĩ chuyện dạy con là của cả cha lẫn mẹ nhưng với cách giáo dục con của vợ tôi thì không biết lớn lên các con tôi sẽ như thế nào?
Thế nhưng càng ngày, cái khoảng cách giữa tôi và mẹ nó càng dài thêm ra. Người ta bảo con cái gắn kết vợ chồng, thế nhưng với chúng tôi thì chính điều đó lại đẩy chúng tôi xa nhau.(ảnh minh họa)
Mai dạy con theo kiểu thấy người ta bị tai nạn thì phải tránh xa để khỏi phiền phức, thấy kẻ trộm thì không được báo tin để không liên lụy đến mình; lên bàn tiệc thấy món nào ngon thì phải ăn thật nhiều; bạn bè mượn đồ đạc thì không bao giờ được cho vì "có của cho mượn mắc công đi đòi", bà con dòng họ đến nhà thì không được vồn vã vì như vậy sẽ khiến họ ở lì không chịu về... Khi bé Như bắt đầu vào tiểu học thì đã được mẹ nó dạy như thế. Cũng may là nó còn biết nghe lời tôi trong một số chuyện. Thế nhưng càng ngày, cái khoảng cách giữa tôi và mẹ nó càng dài thêm ra. Người ta bảo con cái gắn kết vợ chồng, thế nhưng với chúng tôi thì chính điều đó lại đẩy chúng tôi xa nhau.
Và tôi không biết từ bao giờ, tôi đã nhìn vợ mình bằng ánh mắt ghê sợ. Tôi không còn nhìn thấy nơi Mai một cô gái thông minh, nhanh nhẹn, đảm đang; thay vào đó là một người đàn bà lạnh lùng, tính toán, tàn nhẫn.
"Bộ anh có con nào rồi hay sao mà chay tịnh vậy? Đừng có nói là anh hết xí quách, bất lực rồi nghen. Đàn ông gì mà mới 40 tuổi đã xuội lơ cán cuốc như vậy?"- một bữa, Mai dựng tôi dậy lúc nửa đêm. Trong ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn ngủ, tôi thấy vợ mình lồ lộ một tòa thiên nhiên. Nàng trườn lên người tôi, hôn tôi và vuốt ve tôi như cái cách mà nàng vẫn làm xưa nay. Thế nhưng nếu như trước đây, điều đó khiến tôi vui thích bao nhiêu thì bây giờ nó chẳng có tác dụng gì. Tôi đã nhắm mắt lại, cố hình dung những ngày mới cưới... Vậy mà cuối cùng tôi cũng bị vợ xô ra: "Đúng là anh có vấn đề rồi. Nếu không ngoại tình thì cũng bất lực".
Tôi thật sự không có người phụ nữ nào khác. Công việc ở công ty cũng không đến nỗi quá căng thẳng. Vậy thì tại sao cái thằng đàn ông trong tôi bỗng dưng biến mất như vậy? Không lẽ những mâu thuẫn trong việc dạy dỗ con hằng ngày lại gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy sao?
Tôi nói với Mai: "Thật tình là anh thấy sợ em. Có lẽ vì quá sợ nên anh không làm được. Xin lỗi em". Vợ tôi mặc quần áo vào, ôm mền gối qua phòng con ngủ. Từ hôm đó, nàng không ngủ chung với tôi nữa. Sự việc đã hơn 1 tháng. Tôi thấy thoải mái hơn nhưng cảm nhận có điều gì đó đang đổ vỡ trong tình cảm của chúng tôi. Nhưng chuyện gì đang xảy ra thì tôi không biết rõ.
Vợ tôi không về nhà ăn cơm trưa, chủ nhật không đi chợ hoặc siêu thị để sắm sửa đồ ăn thức uống cho cả nhà như trước. Nàng cũng không trò chuyện với tôi mà chỉ nói thông qua các con.
Chuyện gì đang xảy ra với cuộc hôn nhân của tôi vậy?
Theo VNE
"Đừng làm quá, anh sợ!" Đàn ông cũng rất mâu thuẫn; cũng nói có là không, nói không là có. Chẳng hạn họ rất thích những người phụ nữ phóng khoáng, sành sỏi chuyện giường chiếu nhưng chẳng mấy ai muốn cưới người phụ nữ ấy về làm vợ. Chúng tôi yêu nhau đã 3 năm và tính chuyện nghiêm túc. Tuy nhiên, do điều kiện chưa cho...