Nếu sáng ngủ dậy thấy những dấu hiệu này thì hãy cẩn thận, cơ thể đang có vấn đề đấy!
Cơ thể chúng ta mỗi ngày đều có những thay đổi tùy thuộc vào cách chúng ta chăm sóc bản thân. Việc để ý sự thay đổi đó đều đặn là 1 thói quen tốt.
Vì cơ thể cũng có ngôn ngữ riêng, khi không khỏe, chúng sẽ cho chúng ta biết những dấu hiệu để cảnh báo. Vì vậy cần tìm hiểu để có thể hiểu những điều mà cơ thể nói, để chúng ta sẽ luôn khỏe. Chú ý những dấu hiệu dưới đây:
Toàn thân cứng đơ
Sau khi ngủ dậy, nếu cảm thấy cơ thể rơi vào tình trạng các cơ khớp cứng đơ, hoạt động khó khăn thì đây có thể là 1 dấu hiệu của các bệnh về khớp. Với trường hợp này chúng ta cần khởi động cơ thể 1 vài phút bằng các động tác nhẹ nhàng, làm nóng cơ thể để các cơ, khớp được nới rộng dần và giảm căng cứng. Ngoài ra, với những người có tiền sử dị ứng như nổi ban đỏ, viêm cơ da, đa xơ cứng… cũng sẽ gặp phải tình trạng cơ khớp toàn thân cứng đơ vào buổi sáng sớm.
Nước tiểu đổi màu
Màu sắc của nước tiểu khi mới thức giấc cũng là dấu hiệu đáng lưu ý cho biết được cơ thể đang gặp vấn đề gì. Với người khỏe mạnh, nước tiểu có màu vàng nhạt, sáng màu. Thế nhưng, nếu 1 buổi sáng thức dậy, thấy nước tiểu có màu vàng đậm thì có thể do bạn đã ăn quá mặn và chưa bổ sung đủ nước cho cơ thể. Còn nếu nước tiểu có mùi khó chịu thì chắc hẳn chế độ ăn của bạn có nhiều tỏi, hành hoặc 1 số chất gây kích thích từ đồ có cồn. Ngay cả khi nước tiểu có mùi thơm và hấp dẫn kiến thì đó cũng là 1 dấu hiệu không ổn vì có thể là cơ thể bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đáng lưu ý hơn là khi nước tiểu có lẫn máu thì cần chủ động đi khám ngay vì có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư bàng quang hay ung thư thận.
Hình minh họa.
Đây là triệu chứng thường gặp, khi xảy ra vào lúc mới ngủ dậy thì đó có thể là do các mạch máu ở đốt sống cổ của bạn đang bị đè nén, từ đó gây ảnh hưởng đến việc lưu thông máu lên não. Điều cần làm là bạn nên tránh ngồi dậy đột ngột mà nên nằm trên giường thêm khoảng 30 giây, sau đó mới ngồi dậy từ từ và ngồi thêm khoảng 1 phút rưỡi nữa để cơ thể ổn định rồi mới bước hẳn xuống khỏi giường.
Phải cẩn thận khi thấy cổ họng có nhiều đờm vào lúc sáng sớm khi ngủ dậy vì đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh về phổi hoặc phế quản. Nếu do nhiễm gió thì đờm sẽ chỉ có màu nhạt và hơi nhớt. Còn nếu là cảm lạnh thì đờm sẽ có màu vàng và hơi đặc. Đặc biệt, nếu đờm có lẫn máu thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về phổi như lao phổi, ung thư phổi…
Video đang HOT
Hình minh họa.
Miệng có mùi hôi
Khi ngủ dậy mà nhận thấy miệng có mùi hôi hơi khai (không phải mùi của người không giữ vệ sinh răng miệng) thì không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về thận. Còn trong trường hợp miệng có mùi hôi, khó ngửi thì đó là dấu hiệu các bệnh liên quan tới dạ dày, gan, hoặc bệnh về răng miệng.
Phân có máu
Việc kiểm tra phân của bạn trong lần đại tiện đầu tiên trong ngày cũng rất quan trọng vì điều đó có thể cho biết được cơ thể của bạn có đang khỏe hay không. Nếu cơ thể khỏe mạnh thì phân sẽ có màu nâu vàng, không quá nặng mùi. Tuy nhiên, nếu phân có màu đậm, hơi khô thì bạn đang bị nóng ruột hoặc các bệnh về dạ dày gây ra. Đặc biệt, nếu phân có lẫn máu thì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ hoặc bệnh ung thư ruột mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
Hình minh họa.
Những dấu hiệu tưởng chừng đơn giản nhưng lại có dấu hiệu cảnh báo rất đáng để tâm, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, ăn uống ngủ nghỉ điều độ thì bạn cũng cần phải nghe tiếng nói của cơ thể.
Theo ohman
Cha mẹ mù quáng nghe theo theo những lời chia sẻ trên mạng khiến con bị biến chứng nặng
Tại bệnh viện Nhi Trung ương, không ít trường hợp con mắc sởi chỉ vì cha mẹ nghe mạng xã hội "mách" không tiêm phòng cho con vì sợ biến chứng.
Nghe bác sĩ mạng, con nguy kịch
Mới đây, bé D.A (17 tháng, Hà Nam) bỗng nhiên lên cơn sốt kèm theo nổi các nốt đỏ li ti trên mặt. Nhiệt độ cơ thể tăng cao, sau đó bé có biểu hiện li bì. Còn nốt ban thì lan từ mặt xuống ngực, cánh tay và hai bàn chân.
Bốn ngày sau, bé nhập viện Nhi Trung ương. Sau khi khám, cháu được các bác sĩ kết luận mắc sởi.
Khi được hỏi nguyên nhân, người nhà cháu mới tiết lộ "do bố mẹ đọc trên mạng xã hội, sợ con bị biến chứng nên không cho tiêm phòng".
Điều đáng nói là, bố mẹ cháu khăng khăng tin mạng xã hội, cương quyết không cho tiêm tiêm vắc - xin đến nỗi "bảo thế nào cũng không được".
Nhiều trẻ mắc sởi "oan" do bố mẹ cương quyết không cho đi tiêm phòng vắc - xin. Ảnh minh họa.
Theo đánh giá của TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Trưởng khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, không hiếm trường hợp trẻ nhập viện do biến chứng nặng sau khi mắc bệnh sởi.
Điển hình là một bé trai 20 tháng tuổi nhưng chưa được gia đình cho tiêm phòng sởi. Bé nhập viện trong tình trạng sốt cao, khó thở, bạch cầu tăng, phim chụp X - quang có nhiều nốt mờ rải rác hai phổi. Bé được chẩn đoán viêm phổi, suy hô hấp. Đây là một trong những biến chứng cực nguy hiểm, gây tử vong cao ở trẻ mắc sởi.
Rất may mắn sau 3 tuần điều trị tích cực, bé đã qua cơn nguy kịch.
Người lớn cũng chớ chủ quan với "bệnh trẻ em"
Thời tiết chuyển mùa xuân - hè là giai đoạn trẻ mắc sởi có xu hướng gia tăng. Theo thống kê của khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết các trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc sởi điều trị tại khoa đều chưa tiêm phòng.
Điều đáng trách là trong số này, có cả nhiều trường hợp mắc bệnh do cha mẹ nhất định không cho con tiêm vắc xin.
Cho tới nay, tiêm vắc - xin vẫn là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh sởi và nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Ảnh minh họa.
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tại Việt Nam, bệnh sởi bắt đầu tăng từ tháng 10/2018, đến đầu tháng 3 ghi nhận 18.078 ca sốt phát ban nghi mắc sởi.
Trong đó, có 2924 ca dương tính với sởi mắc tại các tỉnh thành và chưa có dấu hiệu giảm. Nguyên nhân chủ yếu do người dân không đi tiêm vắc xin cùng với chu kỳ bùng phát bệnh sởi thường xảy ra sau 4 - 5 năm.
Sởi đã có rải rác 43/63 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi nhưng cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc sởi ở người lớn.
Điều đáng nói là trong số các trường hợp mắc sởi có đến 98,7% có tiền sử chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin sởi.
Lao theo trào lưu "anti vắc-xin", cha mẹ đang đẩy con đến gần hơn với "tử thần".
Bộ Y tế khuyến cáo:
- Đưa con từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vắc xin sởi hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm vắc xin phòng sởi.
- Trẻ có dấu hiệu bất thường cần được đưa đi khám đầy đủ tại các cơ sở y tế, tránh tự ý điều trị tại nhà.
- Người lớn chưa tiêm vắc xin sởi cần chủ động đi tiêm vắc xin sởi (vắc xin sởi, MR, MMR) tại các cơ sở y tế để tránh bị mắc sởi.
Theo emdep.vn
Bật mí 2 món ăn phòng loãng xương, cải thiện tình trạng đau khớp Phòng ngừa loãng xương và các bệnh về khớp bằng món ăn hàng ngày là cách đơn giản và có hiệu quả lâu dài. Chế độ luyện tập quá sức, thực hiện các động tác không đúng cách, chế độ ăn uống không hợp lý, béo phì... là những nguyên nhân cơ bản khiến các bệnh về xương khớp mỗi ngày một gia...