Nếu ông Park không buông bỏ…
Cách đây hai năm, VFF yêu cầu HLV Park Hang-seo dồn mọi tinh lực đoạt ngôi vô địch AFF Cup 2018 mà không nhất thiết phải dàn trải ở sân chơi Asiad 18 nhưng ông thầy Hàn không chấp nhận.
Từ sau khi ông thầy người Hàn Quốc giúp đội tuyển Olympic Việt Nam vào đến bán kết Asiad 18 (tháng 8-2018), VFF như bừng tỉnh và mạnh dạn đưa ra những chỉ tiêu lớn cho ông với cảm giác không gì là không thể. Tuy nhiên, tương lai của HLV Park Hang-seo sẽ gặp phải thử thách rất lớn vào cuối năm nay vì phải vừa thắng ở vòng loại thứ hai World Cup 2022, vừa bảo vệ ngôi vô địch AFF Cup 2020 trong thời gian rất ngắn.
Câu chuyện mục tiêu của thầy Park
Tháng 7-2018, ông Park chuẩn bị chơi một giải quốc tế giao hữu trên sân Mỹ Đình với ba đối thủ lớn U-23 Uzbekistan, Oman và Palestine để rèn quân cho đấu trường Asiad 18. Hồi đó, ông Park sau khi có ngôi á quân U-23 châu Á nên đã nhận được rất nhiều kỳ vọng và sức ép của người yêu bóng đá. Ông không muốn thua giải quốc tế giao hữu nhưng rất sợ học trò bị chấn thương sẽ ảnh hưởng đến cuộc chơi lớn Asiad 18 nên không nhất thiết phải căng mình ở giải đấu tập.
Ông Park thổ lộ lãnh đạo VFF bàn bạc với ông rất nhiều về việc nên tập trung vào mục tiêu nào để chơi tốt hơn và biết rõ mình cần gì. Ông hiểu rõ năng lực của cầu thủ có giới hạn và điều quan trọng là cách chọn điểm rơi phong độ vào thời điểm nào.
Rất may ông Park đã giành ngôi vô địch giải đấu tập này và sau đó vào đến bán kết giải đá thật Asiad 18 là một bất ngờ lớn. Ông Park khi trở về nghỉ phép ở Hàn Quốc đã tiết lộ ban đầu VFF chỉ đặt mục tiêu rất chung chung cho Olympic Việt Nam chơi tốt từng trận một tại giải châu Á, dù không nói thẳng chỉ tham dự với mục đích rèn quân như biết bao lần đá cho xong vòng bảng rồi về. Quan điểm của VFF và thỏa thuận hợp đồng với ông Park cũng chỉ là tập trung mọi nguồn lực cho đấu trường chính AFF Cup 2018 để đăng quang bằng mọi giá, chứ không cần vắt sức ở Asiad 18 vì nghĩ không thể gây sốc.
Tuy nhiên, ông Park có những lý do cần cho cầu thủ đá hết mình ở mỗi trận đấu tại Asiad 18 mà không có tư tưởng buông bỏ, vì mãi đến ba tháng sau, ông mới lại cầm đội tuyển quốc gia đá AFF Cup 2018.
Mục tiêu của ông Park rất rõ ràng là khi đã chơi thì phải tìm mọi cách để chiến thắng. Nhưng điểm thuận lợi của ông là hai giải đấu Asiad và AFF Cup 2018 cách nhau ba tháng, thời gian đủ cho ông tính toán nhân sự chu toàn ở hai đội Olympic (U-23 3) và tuyển quốc gia.
Video đang HOT
Ông Park từng nhắc nhở học trò tập trung chơi hết mình ở Asiad 18. Ảnh: NGỌC DUNG
Rồi tiếp tục nhắm đến mục tiêu vô địch AFF Cup 2018 và thành công cả hai. Ảnh: NGỌC DUNG
Thời gian ngắn cho mục tiêu lớn
Ba tháng cuối năm nay, HLV Park Hang-seo có nhiệm vụ dẫn dắt đội tuyển quốc gia vượt qua vòng loại thứ hai World Cup 2022, đồng thời có suất chơi vòng chung kết Asian Cup 2023 và tiếp tục vô địch AFF Cup 2020.
Nhìn thoáng qua hai mục tiêu này có dáng dấp như cuối mùa bóng 2018 nhưng thực tế tính chất khác hẳn. Nếu như ông Park có gần hai đội hình Olympia và tuyển quốc gia khác nhau cho Asiad 18, AFF Cup 2018 trong hai giai đoạn cách nhau ba tháng thì lần này ông chỉ có một đội hình đá không nghỉ cho cả hai giải.
Từ giữa tháng 10, thầy trò ông Park chơi vòng loại thứ hai World Cup 2022 lần lượt đi làm khách Malaysia (ngày 13-10), rồi trở về sân nhà tiếp Indonesia (ngày 12-11), xong đá sân khách UAE (ngày 17-11). Cũng cần biết thời gian trống giữa hai trận đầu, các tuyển thủ quốc gia phải tiếp tục đá V-League, Cúp Quốc gia đến cuối tháng 10 mới hoàn tất. Điều này có nghĩa họ gần như không có nhiều thời gian nghỉ ngơi hồi phục. Cho đến ngày 23-11, chỉ năm ngày sau khi hết vòng loại thứ hai cúp thế giới, đội tuyển Việt Nam lại vào cuộc chinh phục đỉnh cao AFF Cup 2020.
Hai năm trước, thầy Park có quyền chọn lựa buông bỏ Asiad 18 để dồn sức cho AFF Cup 2018 nhưng ông đã không chịu, vì vẫn còn nhiều thời gian chuẩn bị nghiêm túc và dám chơi hết vốn bằng hai đội hình. Còn ở cuối năm nay, ông Park không có đường lùi mà phải tính toán làm sao giữ vốn lực lượng và duy trì phong độ cho cầu thủ nhằm đạt được hai cái đích lớn.
Đấy là một bài toán rất hóc búa cho ông thầy người Hàn Quốc nhằm thỏa mãn các mục tiêu của VFF khi chỉ có một đội hình chủ chốt sẽ khó lòng tránh khỏi những nguy cơ chấn thương hoặc quá tải.
VFF không bỏ giải nào
Chủ tịch VFF Lê Khánh Hải cho biết bóng đá Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng đội tuyển vẫn giữ cả hai mục tiêu lọt vào vòng loại thứ ba World Cup 2022 và vô địch AFF Cup vào cuối năm nay: “Đội tuyển Việt Nam không thụ động mà trong suốt thời gian qua, ông Park và các cộng sự vẫn họp bàn cách nâng cấp đội tuyển. Khi tái ký hợp đồng, hai bên đã thống nhất là bóng đá Việt Nam cần đạt những thành tích tốt nhất. Ông Park sẽ tính toán để làm sao đội tuyển không bị quá tải với sự hỗ trợ hết mức từ VFF. Đội tuyển Việt Nam vẫn phải hướng đến những mục tiêu cụ thể và ông Park rất nghiêm túc làm việc một cách chuyên nghiệp để hiện thực hóa mục tiêu đó”.
World Cup với tuyển Việt Nam xa vời vợi, dù ông Park giỏi và khát vọng
Nhìn từ U23 châu Á 2018 đến ASIAD 18, AFF Cup 2018, ASIAN Cup 2019 và cuộc chiến đang dang dở ở vòng loại World Cup 2022 thì bóng đá Việt Nam đang thành công.
Khi bước lên một đỉnh cao thì bắt đầu mơ tới một đỉnh cao khác. Đó là sứ mệnh của tuyển Việt Nam, sau khi vô địch AFF Cup (sân chơi Đông Nam Á) thì cần hướng ra châu Á (ASIAN Cup), hay có thể mơ xa hơn là lần đầu góp mặt ở sân chơi World Cup. Cánh cửa có thể mở ra theo cách tăng dần độ khó, đầu tiên là đi đến vòng loại cuối cùng World Cup, kế đến là tấm vé đi World Cup. Tức tuyển Việt Nam bây giờ chưa thể đi World Cup nhưng có thể đi đến vòng loại cuối cùng. Tạo ra một cột mốc mới và nghĩ đến một cột mốc khác.
Nhưng bóng đá Việt Nam sẽ được nâng tầm như thế nào để hướng đến giấc mơ to lớn là tấm vé dự World Cup? Chúng ta có niềm tin mãnh liệt dành cho thế hệ cầu thủ hiện tại và HLV Park Hang Seo nhưng sự thật cơ hội cực kỳ mong manh. Sự chênh lệch đẳng cấp và trình độ so với những đội bóng thường xuyên dự World Cup như Nhật Bản, Iran, Hàn Quốc, Úc là quá lớn. Chúng ta có thể chơi với 100% khả năng, thi đấu quả cảm như U23 Việt Nam ở U23 châu Á 2018 nhưng đối thủ quá mạnh thì yếu tố tinh thần không thể bù đắp. Trình độ của tuyển Việt Nam thể hiện trước Nhật Bản, Iran... ở AISAN Cup 2019 đã phản ánh khá đầy đủ.
Sẽ có ý kiến rằng không ai đánh thuế giấc mơ, tuyển Việt Nam hãy cứ chơi và chờ chuyện cổ tích xuất hiện, giống như cách Hi Lạp từng vô địch EURO 2004, hay Đan Mạch từ kẻ đi "tàu vét" đến ngôi vô địch EURO 1992. Gần nhất chính là chuyện U23 Việt Nam từ tư thế kẻ lót đường đi đến trận chung kết U23 châu Á 2018... Nhưng một hành trình cổ tích chắc chắn không thể là thước đo chung cho sự phát triển toàn diện của một nền bóng đá. Hi Lạp và Đan Mạch là ví dụ, sau một phút huy hoàng thì gần như "mất tích" ở các sân chơi lớn.
Với U23 Việt Nam, chúng ta cần có một cái nhìn toàn diện hơn về sự thành công. Đó là cả một hành trình rất dài từ sự chăm lo của các ông bầu, trong đó phải nói đến sự thay đổi rất lớn từ tư duy và cách đầu tư của bầu Đức cho bóng đá trong hơn 1 thập kỷ qua. Từ những sự trải nghiệm ở các giải đấu liên tục, qua đó các cầu thủ trưởng thành và có tài năng thực sự. Sau đó, những cầu thủ giỏi của bóng đá Việt Nam được HLV Park Hang Seo dẫn dắt để thành công chứ không phải phần lớn do sự may mắn quyết định. Bằng chứng là sau U23 châu Á 2018 thì thế hệ cầu thủ này tiếp tục thành công ở ASIAD 18, AFF Cup, ASIAN Cup và giành HCV SEA Games 30.
HLV Park Hang Seo rất giỏi và am hiểu bóng đá Việt Nam nhưng chỉ trông chờ vào tài năng của ông thì quá khó để nghĩ đến sân chơi World Cup, bởi tuyển Việt Nam có giới hạn nhất định về đẳng cấp.
Ở đó, bầu Đức là người tiên phong trong đào tạo trẻ với Học viện bóng đá HAGL, sau này những nơi khác tiếp bước như PVF, Viettel, Trung tâm đào tạo trẻ của Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội (nơi đào tạo ra những Quang Hải, Duy Mạnh, Đức Huy, Hùng Dũng để cho CLB Hà Nội), CLB Hà Nội (có Đoàn Văn Hậu), SLNA (có Phan Văn Đức, Trọng Hoàng, Xuân Mạnh). Nhờ vậy, bóng đá Việt Nam có được những cầu thủ giỏi để gặt hái thành công dưới thời HLV Park Hang Seo.
Tuy nhiên, con đường hiện tại vẫn chưa phải là những bước đi hoàn chỉnh, vì phụ thuộc vào chính các ông chủ chứ không phải đến từ lộ trình bài bản của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF). Ngay đến câu chuyện HLV thì có một nghịch lý lớn là hai lần thành công của bóng đá Việt Nam thì HLV Calisto do bầu Thắng "tặng", còn HLV Park Hang Seo được bầu Đức mời về. Những HLV ngoại do VFF chọn đều sớm chia tay, hoặc bị sa thải.
Một vấn đề quan trọng khác là sân chơi V.League, nơi được xem là "bộ mặt" của bóng đá Việt Nam đang bị chính thành viên tham gia phản ứng. Có ý kiến là phải thay đổi chuyện một người ngồi nhiều ghế, không thể để VPF với sứ mệnh ra đời là tách bạch khỏi VFF, bây giờ người của VFF nắm giữ cả hai chiếc ghế quan trọng là Chủ tịch và Tổng giám đốc.
Không ai đánh thuế giấc mơ nhưng không có có nghĩa là bóng đá Việt Nam mơ đi World Cup với tài năng của HLV Park Hang Seo, trong khi cả nền bóng đá tồn tại nhiều vấn đề, nhất là câu chuyện xoay quanh sân chơi chuyên nghiệp - nơi đang có chóp đỉnh V.League to hơn phần chân đế. Một ví dụ khác dễ thấy là ngày càng ít doanh nhân tham gia làm bóng đá, trong đó có những người nghỉ chơi vì cho rằng cuộc chơi chưa công bằng.
Muốn đi xa thì bóng đá Việt Nam phải phát triển bài bản với việc quản lý tốt sân chơi chuyên nghiệp và phát triển bóng đá trẻ, phải thu hút được những người đam mê đầu tư cho bóng đá, chứ không thể chờ đợi kỳ tích theo kiểu chuyện cổ tích nhờ tài năng của HLV Park Hang Seo. Vì ông Park muốn thành công thì cần có nhiều cầu thủ giỏi, cần có nhiều sự hỗ trợ khác nhau, tức tập hợp sức mạnh của cả một nền bóng đá.
Ông Park phải thắng ở 2 đấu trường lớn VFF đã giao chỉ tiêu cho HLV Park Hang-seo trong năm nay phải giữ ngôi nhất bảng G, vòng loại thứ hai World Cup 2022 và tiếp tục vô địch AFF Cup 2020. Ông thầy người Hàn Quốc rơi vào thế không thể từ chối bất kỳ mục tiêu nào của bóng đá Việt Nam (VN) trong năm 2020, không chỉ vì những...