Nếu ô tô điện là tương lai, hãy tìm hiểu về cách sạc ngay từ bây giờ
Hầu như ai cũng biết thế giới đang có xu hướng chuyển sang dùng xe chạy điện, nhưng không phải ai cũng biết hệ thống sạc hoạt động như thế nào; bạn cần biết nhiều hơn là chỉ… cắm điện.
Bên cạnh rất nhiều điểm cộng, xe chạy điện bất tiện hơn xe động cơ đốt trong truyền thống là cần nhiều giờ đồng hồ để chuẩn bị năng lượng phục vụ những chuyến đi xa, thay vì chỉ mất chưa đến 5 phút đổ xăng, dầu. Tuy nhiên, với các cải tiến trong công nghệ sạc nhanh và độ phủ của các trạm sạc, việc sạc điện cho xe đang trở nên ngày càng đơn giản, thuận tiện hơn.
Hầu hết các chủ xe chạy điện sẽ phải tính toán để có thể chủ yếu sạc xe tại/gần nhà hoặc chỗ làm. Các trạm sạc công cộng giữa đường thường là giải pháp tình thế, vì thời gian sạc khi đó sẽ trở thành “thời gian chết”, khó tranh thủ làm nhiều việc.
Tại các trạm sạc công cộng, người dùng có thể thanh toán bằng nhiều cách: trả qua thẻ đặc biệt, hay qua ứng dụng trên điện thoại. Ngày càng phát triển các hình thức thanh toán không tiếp xúc.
Mất bao lâu để sạc xe điện?
Thời gian sạc điện phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: dung lượng điện của pin, dòng điện tối đa xe có thể dung nạp và tốc độ của trạm sạc. Dung lượng pin được tính bằng kilowatt/h, hay KWh, và pin có dung lượng càng lớn thì càng trữ được nhiều năng lượng, tương đương với thời gian sạc càng lâu.
Lượng điện trạm sạc cung cấp cho pin được tính bằng kW, theo đó loại phổ biến hiện nay là từ 3-159kW, công suất càng cao thì thời gian sạc càng ngắn. Một cây sạc cơ bản, hay thậm chí là một chiếc Nissan Leaf với dung lượng 40kWh có thể cần tới 12 tiếng để sạc đầy. Ngược lại, với công nghệ sạc nhanh, một trạm sạc công cộng thông thường có thể bổ sung tới 80% dung lượng pin trong vòng 30 phút.
Video đang HOT
Các loại sạc
Có 3 loại sạc phổ biến: sạc chậm, nhanh và siêu tốc. Sạc chậm và sạc siêu nhanh thường được sử dụng tại nhà hoặc các điểm sạc trên phố; còn sạc siêu tốc thường chỉ có ở những điểm sạc chuyên dụng hoặc các trung tâm dịch vụ.
Trạm sạc công cộng có cái sẵn dây cáp, bạn chỉ việc cắm vào xe; nhưng cũng có trạm sạc không có sẵn cáp, tức là bạn luôn phải mang theo dây cáp trong xe phòng khi hết pin.
Sạc chậm
Đây là kiểu sạc giống như cắm điện các thiết bị gia dụng thông thường, sử dụng phích cắm 3 chân. Công suất sạc chỉ 3kW và cũng khá phù hợp với phần lớn các xe điện hiện nay. Tuy nhiên, với sự phát triển và dung lượng pin ngày càng lớn, bạn có thể mất tới 24 tiếng để sạc đầy pin cho chiếc xe điện của mình theo cách này.
Trước kia, các trạm sạc công cộng cũng chỉ có công suất như vậy; nhưng nay đa số đã nâng cấp lên 7kW để rút ngắn thời gian sạc. Và hầu hết các trạm sạc đã chuyển sang sử dụng giắc cắm 2 chân từ năm 2014.
Sạc nhanh
Các trạm sạc nhanh cho công suất sạc từ 7-22kW, được thiết kế giống những chiếc hộp. Người dùng hoàn toàn có thể thuê thợ điện lắp đặt một hộp sạc nhanh trong garage, giúp việc sạc pin trở nên nhanh chóng hơn.
Văn phòng Xe ít phát thải của Anh (OLEV) thậm chí đã cung cấp tới 75% chi phí để xây dựng những hộp sạc nhanh này, với mức giá chỉ khoảng 400 bảng (535 USD) sau khi đã trừ đi phí hỗ trợ. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất có chương trình hỗ trợ lắp đặt thiết bị sạc tại nhà khi người dùng mua xe.
Sạc siêu tốc
Đúng như tên gọi, đây là phương pháp sạc nhanh nhất. Các trạm sạc siêu tốc thường có công suất dao động tự 43kW đến 150kW, dùng được cho cả 2 dòng điện một chiều (DC) hoặc xoay chiều (AC). Thậm chí, một số xe điện đời mới còn có thể nạp đầy đến 80% chỉ sau 20 phút sạc.
Những trạm sạc này thường được xây dựng tại các đường cao tốc hoặc các trạm ven đường. Đây là trạm sạc ưa thích với những chuyến đi dài.
Thông thường các trạm sạc xoay chiều công suất 43 kW thường sử dụng cáp 2 chân, trong khi sạc một chiều lại sử dụng dây cắm phức hợp. Các trạm sạc một chiều cũng có thể sử dụng dây cắm 2 chân nhưng sẽ sạc với tốc độ chậm. Đa số các trạm sạc một chiều đều sử dụng công suất 50kW nhưng chúng cũng đang được xây dựng hướng đến công suất từ 100 đến 150kW, trong khi Tesla đã đạt đến 250kW.
Tuy nhiên, không phải xe điện nào cũng có thể dung nạp được nguồn điện cao này.
Thẻ RFID
Đây là chiếc thẻ thông hành với đa số các trạm sạc. Theo đó, bạn có thể sử dụng nó để sạc ở các trạm khác nhau, của nhiều nhà cung cấp khác nhau. Tuy nhiên, giờ nhiều nhà sản xuất đang có xu hướng bỏ thẻ RFID để thay bằng các phương thức thanh toán tiện lợi hơn như thẻ tín dụng hoặc app được tích hợp ngay trên điện thoại.
Ngày càng nhiều nước tìm cách tăng trưởng sản xuất xe điện
Hiện ngày càng nhiều nước đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng ngành sản xuất phương tiện chạy điện (EV) thay thế xe chạy xăng và dầu với mục đích giảm bớt sự phụ thuộc và dầu mỏ nhập khẩu.
Lắp ráp ôtô điện Chevrolet Bolt EV tại Orion Township, bang Michigan ngày 4/11. Ảnh: AP/TTXVN
Theo phân tích về xu thế sử dụng phương tiện chạy điện do cơ quan giám sát Carbon Tracker (trụ sở ở London, Anh) thực hiện và công bố, sử dụng ô tô điện sẽ giúp tiết kiệm ngân sách và giảm nhu cầu dầu mỏ.
Bài phân tích Carbon Tracker nêu cụ thể việc các thị trường mới nổi chuyển hướng sang sử dụng phương tiện chạy điện (EV) thay thế xe chạy xăng và dầu có thể giúp các nước này tiết kiệm 250 tỷ USD ngân sách mỗi năm và cũng góp phần cắt giảm mức tăng trưởng về nhu cầu dầu trên toàn thế giới tới 70%.
Lấy Trung Quốc làm ví dụ điển hình, Carbon Tracker cho biết xu thế sử dụng xe điện có thể giúp nước này trong 10 năm tới tiết kiệm 80 tỷ USD/năm. Trên thực tế, hoạt động sản xuất EV tại thị trường lớn nhất thế giới này góp phần giảm mạnh chi phí nhập khẩu dầu, vốn chiếm tới 1,5% GDP của Trung Quốc và 2,6% GDP của Ấn Độ.
Phương tiện giao thông tại các thị trường mới nổi chiếm hơn 80% tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trên toàn thế giới vào năm 2003, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 50%.
Hiện ngày càng nhiều nước như Trung Quốc và Ấn Độ tìm cách thúc đẩy tăng trưởng ngành EV với mục đích giảm bớt sự phụ thuộc và dầu mỏ nhập khẩu với dự báo xe điện sẽ sớm được sản xuất và vận hành rẻ hơn so với các phương tiện vận hành bằng nguyên liệu hóa thạch.
Bài phân tích chỉ ra cuộc cách mạng EV về cơ bản có thể tự tài trợ cho hoạt động đầu tư sản xuất ngành này khi chi phí thành phần giảm theo giảm theo thời gian và khi chính phủ các nước "quay lưng" với các cơ sở hạ tầng nhiên liệu hóa thạch trước sự "lên ngôi" của các phương tiện thân thiện với môi trường./.
Liên tục drift hơn 42 km, Porsche Taycan thiết lập kỷ lục thế giới cho xe điện Với việc ghi tên mình vào kỷ lục thế giới, siêu phẩm xe điện Porsche Taycan chắc chắn sẽ còn được "khao khát" hơn nữa trong tương lai. Cụ thể, Porsche Taycan đã thiết lập kỷ lục thế giới với một pha drift liên tục 42.171 km, dài nhất được thực hiện bởi một chiếc xe điện. Nơi xác lập kỉ lục này...