Nếu nới lỏng giãn cách, nguy cơ bùng phát trở lại dịch COVID -19
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ngày 13/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, tình hình dịch trên thế giới và trong nước còn rất phức tạp, nguy cơ tiềm ẩn vẫn rất lớn, nếu nới lỏng, dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.
Dịch còn kéo dài, nếu chủ quan, lơi lỏng nguy cơ bùng phát trở lại (Trong ảnh: Người dân Thủ đô đổ ra đường ngày đầu tuần) Ảnh: Như Ý
Thực hiện nghiêm chỉ thị 16
Ban Chỉ đạo thống nhất, Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, tuy nhiên, với những diễn biến phức tạp hiện nay “chúng ta phải chuẩn bị tinh thần là dịch còn kéo dài”. Do đó, cùng với việc kiên trì thực hiện nguyên tắc chống dịch từ ban đầu (ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, điều trị, dập dịch), công tác truy vết ca bệnh kết hợp với các biện pháp cách ly xã hội vẫn là những giải pháp hiệu quả nhất trong phòng, chống COVID-19.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: “Thực tế triển khai việc cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ cho thấy, thời gian đầu đã thực hiện rất tốt nhưng những ngày gần đây có hiện tượng chủ quan, người dân ra đường đông hơn… Đương nhiên việc thực hiện cách ly toàn xã hội sẽ ảnh hưởng nhiều tới người dân, doanh nghiệp, nhưng với quan điểm sức khoẻ là trên hết, còn người còn của, chúng ta cần tiếp tục thực hiện nghiêm quy định này”. Trước hết, cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 (đến ngày 15/4) để tiếp tục ngăn chặn dịch bệnh, tuyên truyền, vận động để người dân thực hiện nghiêm quy định về cách ly xã hội; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Ban Chỉ đạo đã tập trung phân tích và thống nhất, sau khi Chỉ thị 16 hết hiệu lực sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị mới, trong đó quán triệt tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch từ ban đầu, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, củng cố các quy định về truy vết ca bệnh. Đối với việc cách ly, giãn cách xã hội, các ý kiến cho rằng cần kiến nghị các giải pháp cụ thể, chi tiết hơn, có tính đến yếu tố địa phương, nhóm đối tượng, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Đồng thời tăng cường ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin, truyền thông để truy vết, giám sát các ca bệnh; giám sát việc thực hiện cách ly xã hội.
Ban Chỉ đạo yêu cầu tất cả các địa phương có bộ phận cập nhật dữ liệu dịch bệnh thống nhất để hình thành hệ thống dữ liệu trong cả nước, phân nhóm những tỉnh, thành phố có nguy cơ cao, nguy cơ thấp. Tổ chức các tổ truy vết ở cả Trung ương lẫn địa phương luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có ca nhiễm.
Liên quan đến nội dung này, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, VNPT, Viettel cũng đề xuất các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phòng, chống dịch bệnh. Theo đó, triển khai hoạt động giám sát phục vụ yêu cầu giãn cách xã hội theo từng tình huống cụ thể; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt để hạn chế lây nhiễm dịch bệnh qua việc sử dụng tiền mặt trong mua, bán hàng hoá.
Các đại biểu nhất trí với các giải pháp chặn đến cùng tất cả các ca xâm nhập; chưa nới lỏng chính sách nhập cảnh; giám sát chặt nhóm người mắc các bệnh giống cúm (qua những người mua thuốc); triển khai xét nghiệm điểm một số nhóm đối tượng (lao động phổ thông, cộng đồng người nước ngoài sinh sống tập trung); kiểm soát chặt chẽ các địa điểm tập trung đông người (cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; các di tích, danh thắng; khu du lịch, vui chơi, giải trí; chợ đầu mối, chợ dân sinh; làng nghề, bếp ăn tập thể,…).
Video đang HOT
áp ứng đủ nhu cầu trong nước mới xuất khẩu thiết bị bảo hộ
Ban Chỉ đạo cho biết, chúng ta đã sản xuất thành công khẩu trang vải chống thấm (khẩu trang 870), được nhiều nước đánh giá cao, do đó cần đẩy mạnh quảng bá để xuất khẩu sản phẩm này. Về khẩu trang y tế, hiện Việt Nam đã chủ động nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất khẩu trang y tế và quần áo chống dịch. Số lượng này cơ bản đáp ứng được nhu cầu trong nước. Do vậy, các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế, trang thiết bị bảo hộ phải nêu cao trách nhiệm xã hội, chỉ xuất khẩu sau khi đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Đồng thời, Việt Nam chỉ khuyến khích xuất khẩu đối với những doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài. Song song với đó, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để chủ động hơn nữa nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất khẩu trang, trang phục bảo hộ. Ban Chỉ đạo giao Bộ Y tế và Bộ Công an phối hợp rà soát và xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm liên quan đến sản xuất, kinh doanh khẩu trang y tế, trang thiết bị bảo hộ.
HÀ MINH
Phân bổ kịp thời tiền và hiện vật đến những người ở tuyến đầu chống dịch
Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh khẳng định số tiền và hàng ủng hộ sẽ được phân bổ kịp thời tới các địa điểm cách ly, ngành y tế và các đơn vị liên quan để phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh phát biểu tại cuộc họp.
Chiều ngày 23/3, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh chủ trì cuộc họp với các Ban, Bộ ngành liên quan để bàn về việc phân bổ tiền và hàng hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 được gửi về UBTƯ MTTQ Việt Nam. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Anh Tuấn cùng đại diện lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ.
Công khai, minh bạch trong phân bổ
Được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, ngày 17/3/2020, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đã ra Lời kêu gọi toàn dân tham gia ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19. Qua một tuần phát động, đã có nhiều cơ quan, tổ chức, Tập đoàn, doanh nghiệp và đông đảo các nhà hảo tâm, các tầng lớp nhân dân cùng chung tay ủng hộ phòng, chống Covid-19.
Trước tình hình đó, Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam đề xuất phân bổ kịp thời số tiền và hàng hỗ trợ này đến các cơ sở trực tiếp làm công tác khám, điều trị, các cơ sở cách ly như: hỗ trợ trang thiết bị, máy móc, vật tư y tế, đồ bảo hộ, vật tư ý tế, dung dịch sát khuẩn. Bên cạnh đó cũng phân bổ để hỗ trợ các bác sỹ, y tá, nhân viên y tế, lực lượng quân đội, lực lượng công an trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chống dịch; hỗ trợ những người đang phải cách ly tại các khu cách ly tập trung; hỗ trợ các cá nhân, gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 như: người lao động mất việc làm, giảm thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...
Trước đề xuất của Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam, đại biểu tham dự đã cùng thảo luận với mong muốn việc phân bổ tiền và hàng diễn ra nhanh chóng, kịp thời nhất trong thời điểm này.
Ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chính ủy Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng cho biết, hiện nay, lực lượng quân đội đã sử dụng nguồn dự trữ của Bộ Quốc phòng và nguồn ngân sách của Chính phủ để hỗ trợ 140 điểm cách ly trên cả nước nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho đồng bào ở khu cách ly. Chính vì vậy, việc phân bổ tiền, hàng tới các địa điểm này cần dựa trên số liệu thống kê thực tế và tránh hiện tượng không đồng đều, từ đó tạo thêm nguồn lực để động viên cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm làm nhiệm vụ vượt qua khó khăn, quyết tâm cùng Đảng, Chính phủ ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh tại các khu cách ly.
Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên, Phó Chánh văn phòng Bộ Công an cho hay, đến nay, Bộ Công an đã kiểm soát 1.700.000.000 công dân nhập cảnh vào Việt Nam trong đó có kiều bào ta ở nước ngoài và người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Mới đây, Bộ trưởng Tô Lâm đã có công văn yêu cầu lực lượng Công an trên cả nước tiếp cận toàn bộ số lượng người nhập cảnh vào Việt Nam và tìm ra những người có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Việc rà soát các đối tượng liên quan ở mỗi địa bàn sẽ là cơ sở quan trọng để địa phương đó tiến hành cách ly và hạn chế hiện tượng lây nhiễm chéo trong cộng đồng.
Nhấn mạnh tới chủ trương phân bổ kịp thời tiền và hàng tới những người ở tuyến đầu phòng, chống dịch, Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên cho rằng, việc phân bổ số tiền ủng hộ này phải diễn ra trước khi kinh phí về ngân sách của nhà nước được phân bổ, bởi việc sử dụng tấm lòng của đồng bào sẽ đẩy mạnh hơn nữa sức mạnh của dân tộc, từ đó phát huy tinh thần tương thân tương ái trong nhân dân và ý nghĩa của của những tấm lòng đối với những người đang ngày, đêm chống dịch.
"Cuộc chiến này cần phải có nguồn lực lâu dài, chính vì vậy Bộ Công an đã chuẩn bị sẵn sàng bệnh viện dã chiến với 200.000 - 300.000 giường trong một thời gian ngắn để phục vụ yêu cầu của quốc gia. Bên cạnh đó, mỗi chiến sĩ công an luôn là những người ở tuyến đầu chống dịch và luôn xác định tâm lý là những người phơi nhiễm đầu tiên nhưng các đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bởi vậy, số tiền ủng hộ cũng cần dành một phần để trang bị đồ bảo hộ cho đội ngũ ở tuyến đầu này", ông Nguyễn Hồng Nguyên nhấn mạnh.
Đề cập đến những giáo sư, những nhà nghiên cứu, nhà khoa học đang ngày đêm cống hiến hết sức mình tại các phòng nghiên cứu để tạo ra các các bộ xét nghiệm nhanh phát hiện người nhiễm Covid-19, ông Nguyễn Hồng Nguyên cho rằng, Mặt trận cần phải khích lệ tinh thần sáng tạo của mỗi nhà khoa học, phải hỗ trợ và động viên kịp thời những người đang ngày đêm âm thầm làm việc này.
Là đơn vị tiếp nhận ủng hộ từ việc nhắn tin qua cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Anh Tuấn chia sẻ, chưa bao giờ việc phát động nhắn tin lại tạo được hiệu ứng lớn trong nhân dân như lần này, chỉ sau 5 ngày phát động, số tiền thu được đã là trên 56 tỷ đồng với hơn 1 triệu lượt người tham gia đóng góp. Con số này thể hiện sự quan tâm lớn của toàn dân đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Khẳng định Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện công khai, minh bạch số tiền thu được từ các nhà mạng, Thứ trưởng Phan Anh Tuấn cho rằng, Bộ sẽ làm việc với nhà mạng để sớm chuyển nguồn tiền này sang UBTƯ MTTQ Việt Nam để phân bổ sớm cho các bệnh nhân, những người đang ở khu cách ly, chi cho việc mua sắm thêm các trang, thiết bị y tế bổ sung cho hoạt động phòng, chống dịch theo cơ chế đặc thù.
Quang cảnh cuộc họp.
Có danh sách và phương án thống kê cụ thể
Tiếp thu ý kiến của đại biểu tham dự cuộc họp, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh cám ơn sự vào cuộc tích cực của các ban, bộ, ngành cùng các cơ quan liên quan trong việc vào cuộc cùng MTTQ Việt Nam ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời khẳng định số tiền và hàng này sẽ được phân bổ kịp thời tới các địa điểm cách ly, ngành y tế và các đơn vị liên quan để phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Đối với việc phân bổ tiền ủng hộ phục vụ việc mua máy móc, vật tư, thiết bị y tế thiết yếu cung cấp cho các cơ sở y tế trực tiếp phục vụ công tác khám, điều trị và các cơ sở cách ly, bà Trương Thị Ngọc Ánh đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cần có văn bản cung cấp danh mục các trang thiết bị cần thiết để UBTƯ MTTQ Việt Nam có kế hoạch phân bổ sớm nhất và kịp thời nhất.
Đối với việc phân bổ hàng hóa, hiện vật, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Y tế cung cấp danh sách các cơ sở cách ly tập trung và các cơ sở y tế trực tiếp khám, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 cùng danh sách bệnh nhân và đội ngũ bác sỹ, y tá, lực lượng công an, quân đội để UBTƯ MTTQ Việt Nam và Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố giới thiệu cho các tổ chức, cá nhân tiến hành hỗ trợ hiện vật, hàng hóa trực tiếp đến các cơ sở này.
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh cũng cảm ơn những tấm lòng và sự vào cuộc tích cực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với việc vận động trong hệ thống ủng hộ và không thu phí giao dịch đối với các cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19. Việc làm này sẽ tạo điều kiện cho bà con trong việc chuyển tiền và tạo nên khí thế, quyết tâm vượt qua dịch bệnh của người Việt Nam trên khắp mọi miền Tổ quốc
Diệp Phượng
Bác sĩ, y tá Bệnh viện Bạch Mai bật khóc khi được gỡ lệnh cách ly Hơn 500 y bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai vỡ oà trong niềm vui sướng khi kết thúc 14 ngày cách ly. Một vài người lại không kìm nén được sự xúc động, họ đã bật khóc. Theo Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Chủ tịch UBND quận Đống Đa (Hà Nội) Võ Nguyên Phong đã ký ban hành...