Nếu ngày mai chiến tranh Nga Mỹ… không xảy ra
Một nguyên tắc nổi tiếng có từ thời chiến tranh lạnh: “Bắn trước thì sẽ chết sau” vẫn còn nguyên giá trị.
Ngày 30/11, Báo Đất Việt đã giới thiệu với bạn đọc nội dung trả lời phỏng vấn của Thượng tướng Leonhid Ivashov qua bài “Nếu ngày mai xảy ra chiến tranh Nga- Mỹ”. Ngày 12/12/2014 , Báo ” Bình luận quân sự độc lập” ( Nga) đã cho đăng bài của Tiến sỹ khoa học chính trị , Phó giám đốc Học viện ngoại giao Bộ ngoại giao LB Nga về một số quan điểm của L.Ivanshov . Xin giới thiệu cùng bạn đọc để tham khảo .
Trong bài trả lời phỏng vấn của mình ” Nếu ngày mai xảy ra chiến tranh. Cái gì có thể chống lại ưu thế của Phương Tây” đăng trên tuần báo ” Bình luận quân sự độc lập” ngày 28/11/2014 , Thượng tướng L.Ivanshov đã đưa ra một số luận điểm gây tranh cãi .
Một nguyên tắc nổi tiếng có từ thời chiến tranh lạnh: “Bắn trước thì sẽ chết sau” vẫn còn nguyên giá trị.
Bảo vệ hòn đảo tự do
“Năm 1962, các đòn tấn công hạt nhân vào Liên Xô được ngăn chặn bởi vì chúng ta đã triển khai các tên lửa hạt nhân và không quân tại CuBa .Người Mỹ bắt đầu triển khai tên lửa tại Thổ Nhĩ Kỳ. Kế hoạch của Mỹ khi thành lập cụm quân tên lửa và không quân như vậy là để ngay lập tức tiến công 300 thành phố của Liên Xô”.
Và nếu như những lực lượng cần thiết đã được triển khai đầy đủ thì không còn nghi ngờ gì nữa, đòn tấn công đã được thực hiện ngay”.
Ngay trong đáng giá một sự kiện lịch sử tối quan trọng như vậy, L.Ivanshov đã đưa ra một tiền đề không chính xác .
Thứ nhất, lý do chủ yếu của việc bố trí tên lửa Xô Viết tại CuBa, mặc dù không phải là duy nhất, đó là sự cần thiết phải bảo vệ tiền đồn của phe Xã hội Chủ nghĩa ở Tây bán cầu trước sự tấn công của Mỹ.
Điều này đã được thể hiện rất rõ qua quyển sách “Chiến tranh lạnh. Bằng chứng của người trong cuộc” của một người trực tiếp tham gia những sự kiện trên là nhà ngoại giao Xô Viết nổi tiếng Georgi Kornhienko.
Trong quyển sách này, ông nhấn mạnh rằng, chính mong muốn không để xảy ra sự phát triển sự kiện như trên (Mỹ tấn công Cuba-ND) là động cơ chủ yếu khiến N.Khrushov quyết định triển khai tên lửa Xô Viết tại CuBa .
Lý do thứ hai là muốn điều chỉnh cán cân chiến lược có lợi cho Liên Xô để có thể có một vị thế tự tin trong quan hệ với Mỹ nói riêng và Phương Tây nói chung.
Thế giới đã tránh được một thảm họa hạt nhân là nhờ các bên ( Liên Xô, Mỹ) đã tìm kiếm được một thỏa hiệp trong tiến trình giải quyết khủng hoảng và sau đó – dần dần thiết lập cán cân cân bằng hạt nhân.
Video đang HOT
Nếu như Mỹ thực sự đặt mục tiêu tiến hành các đòn tấn công hạt nhân Liên Xô vào giai đoạn đó, thì ” hiệu quả ” hơn cả ( nếu có thể sử dụng một khái niệm như vậy) là tiến hành ngay sau khi Liên Xô rút các tên lửa ra khỏi CuBa bằng cách sử dụng tất cả tiềm lực, kể các các tên lửa ở Thổ Nhĩ Kỳ (tên lửa Mỹ rút ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ năm 1963).
Vào thời điểm đó, Mỹ có 5.000 đơn vị vũ khí hạt nhân cùng các phương tiện mang, còn Liên Xô- chỉ có 300 đơn vị vũ khí hạt nhân và một số lượng đơn vị mang rất hạn chế.
Liệu kịch bản khùng hoảng Caribe 2.0 (lần hai-ND) mà tướng Ivanshov đề cập tới có phải là tất yếu? Dĩ nhiên, nó có thể xảy ra, nếu cả hai bên ( Mỹ và Nga-ND) đều muốn nó xảy ra. Có một khái niệm là những lời tiên đoán tự mình được hiện thực hóa .
Nhưng nó có lợi cho chúng ta (Nga) hay không?. Chắc chắn là không. Trước hết là vì trong một cuộc khủng hoảng ở mức độ như vậy, khi mà con người làm việc trong trạng thái quá căng thẳng, cực kỳ khó để có thể tính toán cẩn thận, cân nhắc tất cả các bước đi và phán đoán chính xác các hành động của đối phương .
Phóng thử nghiệm tên lửa đánh chặn, Caliphornia . Ảnh www.army.mil
Ai có thể bảo đảm chắc chắn là các bên thù địch không vượt qua làn ranh đỏ, không mắc sai lầm trong các tính toán của mình và quá tự tin vào chiến thắng tất yếu của mình?
Chúng ta (Nga-ND) không cần một cuộc khủng hoảng (Caribe-ND) mới còn vì một lý do nữa, đó là mối quan hệ giữa chúng ta (Nga- Mỹ-ND) đã xuống đến tận đáy kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh.
Còn xấu vào đâu được nữa? Trong điều kiện những khó khăn kinh tế đang ngày càng gay gắt bên trong đất nước (Nga) và một môi trường địa-chính trị đang ngày càng không rõ ràng xung quanh biên giới nước ta thì một cuộc khủng hoảng tên lửa mới với Mỹ chỉ càng làm xấu hơn tình hình .
Như mọi người đã biết, đường lối chiến lược trong chính sách đối ngoại của Nga là không để mình bị lôi kéo vào các cuộc xung đột.
Thực hiện chính sách châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng Caribe 2.0 nữa không chỉ là một sự lựa chọn không hợp lý mà còn là một hành động rất thiếu suy nghĩ .
Chiếc lá chắn thủng
“….Hệ thống chống tên lửa toàn cầu của Mỹ, căn cứ dù chỉ vào những lần bắn thứ nghiệm mới nhất,- đây là một công cụ cực kỳ hiệu quả ..”
Thật khó nói là Leonhid Ivanshov đã sử dụng những số liệu nào để rút ra kết luận như vậy, nhưng những sự kiện thực tế lại chứng minh điều ngược lại.
Theo các nguồn của Mỹ thì “Hệ thống phòng thủ bố trí trên mặt đất -GDM” được sử dụng để bảo vệ người Mỹ trước mối đe dọa từ các “quốc gia- trục ma quỷ ” như Bắc Triều Tiên và Iran.
Nhưng đã hơn chục năm, kể từ khi hệ thống ngốn 40 tỷ đô này được công bố là đã được đưa vào trực chiến, Mỹ vẫn không thể trông cậy gì nhiều vào lá chắn tên lửa này, kể cả chỉ trong những lần thử nghiệm .
Cơ quan phòng thủ chống tên lửa (Mỹ) đã tiến hành 16 lần thử nghiệm để xác định khả năng của hệ thống đánh chặn các khối tác chiến mô phỏng của đối phương . Theo số liệu của Chính phủ (Mỹ) thì hệ thống này đã không thành công trong 8 trường hợp.
Theo các tính toán của Mỹ, để tiêu diệt được một đầu tác chiến (mô phỏng) của đối phương trong các cuộc thử nghiệm (có nghĩa là trong các điều kiện thuận lợi hơn nhiều so với tác chiến thật) cần từ 3 đến 4 tên lửa đánh chặn. Hiện nay tại căn cứ Vanderberg (Caliphornia) Mỹ bố trí 4 tên lửa, còn tại Greel trên Alaska – 26 tên lửa đánh chặn như vậy .
Thậm chí nếu tính cả các tàu với hệ thống ” Aegis”, thì cũng cần phải có số lượng tên lửa đánh chặn nhiều hơn để chống lại các tên lửa với các đầu tác chiến tự tách mà Nga đang tiếp tục triển khai. Nếu như (Nga) sử dụng các phương tiện tác chiến điện tử, các mục tiêu giả và các bẫy kỹ thuật quân sự khác, thì ( Mỹ) cần phải tăng số lượng tên lửa đánh chặn lên gấp nhiều lần.
Đối với NMD của Mỹ thì nhiệm vụ đánh chặn có hiệu quả các tên lửa chiến lược Nga vẫn là một nhiệm vụ không thể thực hiện được trong một tương lai gần vì các hệ thống tên lửa và các hệ thống khác (của Nga) liên tục được hoàn thiện .
Ngay một chiếc Su-24 không hiện đại lắm khi bay quanh chiếc tàu khu trục “Donald Cook” của Mỹ tháng 4/2014 trên Biển Đen đã làm trục trặc hệ thống vô tuyến điện tử của chiếc tàu này và là một ví dụ rất rõ ràng về những khả năng của Các lực lượng vũ trang chúng ta (Nga).
Xác suất rủi ro rất cao
“Chính vì thế mà có thể hình dung như sau: khoảng vài chục khối tác chiến của Nga sẽ bay đến lãnh thổ nước Mỹ, còn từ Mỹ đến Nga – khoảng 500 “.
Nói đến vấn đề này, có lẽ không thừa nếu như nhắc lại một chi tiết là giới lãnh đạo quân sự- chính trị Mỹ quyết định bắt đầu các hành động trả đũa và kết thúc bằng cuộc khủng hoảng Caribe vì Mỹ ý thức được rằng 26 quả tên lửa chiến dịch- chiến thuật Xô Viết ở Cuba có thể gây ra những tổn thất không thể chịu đựng nổi cho nước Mỹ .
Không lẽ những tổn thất mà mấy chục khối tác chiến (của Nga- như Ivanshov đề cập đến) thì giới lãnh đạo Mỹ lại cho rằng có thể chấp nhận được để đổi lấy một “chiến thắng phải trả bằng một giá quá đắt trước Nga”.
Ai sẽ còn sống sót hoặc muốn sống trên lãnh thổ của nước Mỹ ( lúc ấy sẽ là “cựu nước Mỹ”)? Đơn giản là sẽ không còn một quốc gia nữa.
Vâng, và điều gì sẽ xảy ra với các nước khác trên thế giới trong điều kiện mùa đông hạt nhân và các hậu quả khác sau vụ nổ của “một số chục đầu tác chiến của chúng ta”? Một nguyên tắc nổi tiếng có từ thời chiến tranh lạnh: “Bắn trước thì sẽ chết sau” vẫn còn nguyên giá trị.
Vấn đề Trung Quốc
“Trước hết, trong tình hình quốc tế như hiện nay cần phải thỏa thuận với người Trung Quốc về hợp tác chống lại các hệ thống NMD của nước ngoài .
Trong thỏa thuận đó cần phải có một điều khoản nào đó ghi nhớ là trong trường hợp một trong hai nước bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân hoặc các đòn tấn công phi hạt nhân ồ ạt , thì để đáp trả , chúng ta (Nga và Trung Quốc) sẽ áp dụng một số biện pháp chung nhất định nào đó .
Người Trung Quốc hiện giờ chưa sẵn sàng cho một liên minh quân sự lớn (với Nga-ND), nhưng để thiết lập mối quan hệ đồng minh ở một hướng nhất định nào đó, rất có thể họ sẽ sẵn sàng “.
Những thỏa thuận như vậy khả thi và cần cho chúng ta (Nga) đến mức độ nào?
Thứ nhất, giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ không ký một Liên minh quân sự chính trị nào với Nga , bởi vì đây là lập trường không thay đổi của Trung Quốc, chứ không phải vì hiện nay Trung Quốc chưa sẵn sàng.
Về một số hướng nhất định nào đó thì chúng ta (Nga và Trung Quốc-ND) đang hợp tác (làm việc) trong khuôn khổ Tổ chức hợp tác Thượng Hải. Còn nếu nói về những hành động chung trong trường hợp “một trong hai nước bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân hay bị các đòn tấn công phi hạt nhân ồ ạt”, thì ở đây xuất hiện nhiều dấu hỏi .
Chúng ta (Nga) có thể và cần phải làm gì , nếu Trung Quốc tiến hành một cuộc xung đột vũ trang hạt nhân hoặc phi hạt nhân không thể kiểm soát với sự tham gia của Mỹ, ví dụ như vì Đài Loan, quần đảo Sensaky hoặc các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) chẳng hạn ? Đe dọa (Mỹ) là chúng ta sẽ đánh đòn hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ hoặc sử dụng Hải quân chăng? Điều đó có đáp ứng lợi ích của chúng ta (Nga) không ?
Hoặc là, lấy ví dụ , Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào nếu như tại Châu Âu xảy ra khủng hoảng hạt nhân hoặc xung đột vũ trang giữa Nga và NATO? Trung Quốc sẽ đe dọa Mỹ bằng tiềm lực hạt nhân? Chắc chắn là không.
Trung Quốc sẽ khôn khéo và mưu mẹo hành xử như đã từng làm đối với cuộc khủng hoảng ở Ukraine và Crimea, và sẽ lẩn tránh các cam kết nếu như những lợi ích trực tiếp của Trung Quốc không bị đụng chạm.
Sự ủng hộ của chúng ta (Nga) đối với Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột (của Trung Quốc ) vì Đài Loan và các tranh chấp lãnh thổ khác sẽ là không thừa . Chỉ có điều là có đáng để chúng ta bị lôi kéo vào những vụ sắp xếp lại địa- chính trị ở quá xa biên giới của chúng ta hay không?
Để kết luận, rất muốn kêu gọi tất cả hãy nghe Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ rất từng trải Robert McNamara – người đã rút ra kết luận là không thể dự đoán với một mức độ chắc chắn nào đó về hiệu quả của việc sử dụng sức mạnh quân sự vì có quá nhiều rủi ro do những yếu tố ngẫu nhiên, sai lầm, ngộ nhận và sơ suất .
Như đã biết, trong chính trị và quân sự – đánh giá không đúng tình huống sẽ dẫn tới những quyết định sai lầm và kết thúc bằng những kết quả và hậu quả bi thảm.
Theo Đất Việt